Gia đình Mai Thúc Loan

Một phần của tài liệu Mai Thúc Loan và cuộc khỡi nghĩa Hoan Châu (Trang 40 - 55)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Gia đình Mai Thúc Loan

Trong luận văn này chúng tôi xin tập hợp các tư liệu tìm hiểu về những người thân trong gia đình Mai Hắc Đế là thân phụ, thân mẫu, vợ và các con của Ngài.

Xung quanh gia thế của nhà vua có rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Theo truyền thuyết mẹ Mai Thúc Loan không có

chồng mà vẫn mang thai, bị ruồng bỏ phải rời xứ, lưu lạc đến địa phương khác sinh sống. Sách Thiên Nam Ngũ Lục chép: “...người đàn bà nghèo khó đến xem nấu muối, bị một làn khói ngũ sắc bao lấy mình rồi mang thai “Tự nhiên phải khí dương âm. Nước trăng từ ấy ai cầm chẳng ra”... Bị dân làng cười chê, bà xấu hổ nuốt nước mắt bỏ làng trốn đi và phiêu dạt tới thôn Ngọc Trừng...” [77, 147].

Theo nguồn tư liệu điền giã ở Mai Phụ cũng như một số truyền thuyết dân gian ở huyện Lộc Hà cho rằng có người con gái họ Mai đã giẫm chân mình lên một vết chân lạ, tự nhiên mang thai sinh hạ được người con trai. Mai Mẫu sinh con tại làng Mai Phụ, sau đó do không chịu nổi ách áp bức bóc lột, tàn bạo của bọn Diêm quan nên hai mẹ con đã bỏ làng ra đi. Nhà nghiên cứu Trần Bá Chí trong các bài viết về Mai Thúc Loan cũng đồng quan điểm cho rằng mẹ Mai Hắc Đế đã sinh con theo kiểu “thần kỳ”, “tự nhiên mang thai do thần linh hóa phép, ứng mộng mà thành không phải do một người đàn ông nào khác chung đụng thể xác như quy luật sinh học thông thường” [15, 50- 57].

Theo giáo sư sử học Phan Huy Lê: “Mang thai thần kỳ” là mô típ thường thấy của văn hóa dân gian về nguồn gốc một số nhân vật lịch sử [52,

63]. Nhưng theo truyện Hương lãm Mai Đế ký trong Tân đính hiệu bình Việt điện u linh thì Mai Thúc Loan có cha tên là Mai Sinh và mẹ là Vương Thị. Khi sinh ra Mai Thúc Loan, ông bà Mai Sinh đã căn cứ vào một giấc mộng của bà lúc sắp sinh, “thấy có một thiếu phụ mặc áo đỏ xưng là Xích Y, tay cầm viên ngọc Kê- sơn - bích đưa cho bà và nói “nên dùng nó làm vật báu”. Viên ngọc to giống quả trứng gà có năm sắc lóng lánh. Nhưng khi bà giơ tay đón thì viên ngọc bị hụt rơi xuống đất vỡ tan, rồi bà tỉnh giấc. Sau đó bà sinh Mai Thúc Loan, thấy trên đùi bên trái có vết xanh đen, giống như một đồng tiền. bà đem kể chuyện đó với chồng. Chồng bà nói rằng ngọc bích nhận ở tay bỗng nhiên bị vỡ tan, có tiếng kêu vang, đó là tiếng tăm vang dậy, chấn động

người đời. Nếu là con gà thì đứng đầu loài có cánh, lại thêm năm sắc, dùng để làm vật báu, thì có cái điềm lành của con linh điểu mang năm đức tốt, nên bèn đặt tên con là Phượng, tên tự là Thúc Loan để ghi lại cái điềm được thấy trong giấc mộng” [83, 15].

Đấy là một sự khác biệt trong truyền thuyết giữa các vùng mà sự xác minh không dễ dàng, thậm chí có thể coi như đặc trưng lưu truyền với những biến thái mang tính địa phương của loại hình văn học dân gian”.

Ngày nay, nhân dân xã Vân Diên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An lại truyền tụng nhau: Cha của bà Mai mẫu là trưởng phu đồn điền muối Thạch Hà, bà Mai mẫu lại có thai với phu đồn điền muối nên theo lệ làng bà bị bỏ rọ trôi sông. Vì thương con gái nên cha bà đã bố trí làm một hình nộm, mặc quần áo giống như bà và đưa ra sông thả. Nhưng do sợ dân làng biết được ông đã bí mật đưa bà vào vùng núi non hẻo lánh (xã Vân Diên, Nam Đàn ngày nay) để trú ngụ và sinh con. Chính vì vậy Mai mẫu được nhân dân ở đây gọi bà là bà Trần Thị Rơi [83, 15]. Bia dựng tại mộ Mai mẫu có ghi: “Ngôi mộ linh thiêng của thân mẫu vua Mai tồn tại hơn 1200 nay theo một số câu chuyện lịch sử, một số sách danh nhân và thần phả bằng chữ Hán thì tên thân mẫu vua Mai là Vương Thị, thân phụ vua Mai là Mai Sinh quê gốc có thôn Gò Mơ, làng Mai Lâm, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ông bà lên vùng này kiếm sống và sinh ra Mai Thúc Loan vào cuối thế kỷ thứ VII. Bà mất vào ngày 4/7 (âm lịch) lúc Mai Thúc Loan còn nhỏ, đến tuổi tráng niên Mai Thúc Loan đã giấy nghĩa, lãnh đạo nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Đường xưng đế...”. Gia phả dòng họ Mai ở Mai Phụ, Lộc Hà không ghi rõ tên bố mẹ mà chỉ ghi rằng dòng Mai ở đây đã sinh ra vị anh hùng dân tộc Mai Hắc Đế, người đã dựng cờ khởi nghĩa Hoan Châu.

Gần đây, một số nhà nghiên cứu khi viết về người Chăm cũng đã đề cập đến vấn đề nhân chủng khác biệt của Vua Mai. Chẳng hạn, trong “Lâm

Ấp, Chăm Pa và di sản” hay “Đường về cội nguồn Chăm Pa”, TS. Nguyễn Đức Hiệp cho rằng cha của Mai Thúc Loan là một người Chăm. Còn PGS.TS. Nguyễn Văn Huy trong bài viết “Tìm hiểu cộng đồng người Chăm ở Việt Nam”, tuy không phân tích, lý giải nhưng cũng chủ trương Mai Thúc Loan là người Chăm (loại hình nhân chủng Nam ĐảoMalayo - Polinesien). Ông viết: “Một lấn cấn khó chịu là trong suốt thời Bắc thuộc, đại bộ phận giới quý tộc Lạc Việt (Lạc hầu, Lạc tướng) và người Kinh - bị khuất phục bởi văn minh và văn hoá do người Hán mang lại - đã hợp tác với người Hán trong việc quản lý đất nước, đương nhiên ở những địa vị thấp hơn. Những cuộc nổi dậy chống lại chính sách hà khắc và muốn tách khỏi văn minh và văn hoá của người Hán, phần lớn đều do người Mường (Hai Bà Trưng năm 42 và Bà Triệu năm 248) và người Nam Đảo (Mai Thúc Loan năm 722) khởi xướng”.

Mặt khác, sự hiện diện của người Chăm trên vùng đất ven biển thuộc các huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh là một sự thật lịch sử kéo dài qua nhiều thế kỷ. Dân ven biển kể lại rằng: người Chăm cổ chủ yếu sống bằng nghề đánh cá, cư ngụ ngay trên thuyền và tập trung đông nhất ở vùng Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nay là huyện Lộc Hà). Những tài liệu về lịch sử người Chăm cũng cho thấy một thời gian dài từ thế kỷ IV đến thế kỷ IX, nhất là dưới các triều vua Phạm Văn, Phạm Hồ Đạt (Bhadravarman I), VickrantavarmanI, VickrantavarmanII… Lâm Ấp nhiều lần đem quân đánh chiếm và làm chủ vùng đất từ Cửu Chân trở vào, đòi người Hán cho cai quản cả quận Nhật Nam, phá châu thành của nhà Đường, xây luỹ trên Hoành Sơn. Do vậy sự tập trung của binh lính và cư dân người Chăm ở vùng đất ven biển phía Nam tỉnh Hà Tĩnh là điều tất yếu, [56, 58].

Trong An - Tĩnh cổ lục, học giả H.Le Breton cũng đã đề cập đến ý kiến của cá nhân ông khi viết; “Tôi đã định minh chứng rằng Ngài là gốc người Chămpa [55, 277]. (Ngài- chỉ Mai Hắc Đế)

Với những nguồn tư liệu đó, chúng ta có quyền nghi ngờ về nguồn gốc tộc người của Vua Mai. Phải chăng Mai Thúc Loan không phải là người mang dòng máu thuần Việt? Hoặc bố Mai Thúc Loan là người Chăm, hoặc mẹ Mai Thúc Loan là người Chăm?

Theo hình thức hôn nhân mẫu hệ thì Mai Thúc Loan theo họ mẹ (họ gốc của người Chăm) cũng có thể Mai Thúc Loan theo họ Mai của mẹ là người Việt?.

Trong những nguồn sử liệu có được cho đến ngày nay không đề cập nhiều đến thân thế, số phận, cuộc đời của thân phụ Mai Hắc Đế. Tại khu vực Nam Đàn hiện nay cũng không có phần mộ ông mà hầu hết các tư liệu đều cho rằng “năm Mai Thúc Loan 10 tuổi, mẹ đi hái củi bị hổ giết hại, chẳng bao lâu cha mất” vị vua tương lai rơi vào cảnh mồ côi. Điều may mắn là một “người bạn của cha Mai Thúc Loan là Đinh Thế đã đem Mai Thúc Loan về nuôi, coi ông như con đẻ và sau đó gả con gái Ngọc Tô cho ông” [52, 62].

Theo PGS. TS. Trần Thị Vinh trong bài “Mai Thúc Loan trong bối cảnh đất nước dưới ách đô hộ của nhà Đường ở thế kỷ thứ VIII” đăng trong tập kỷ yếu hội thảo “Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Hoan Châu”. Hai tác giả Đinh Văn Hiến, Đinh Lê Yên trong “Mai Hắc Đế truyền thuyết và lịch sử” đều dẫn nguồn trích dẫn từ Việt điện u linh đã viết về người vợ cả Ngọc Tô: “là người vợ hiền lành, thông minh, vừa giỏi việc nhà, vừa giỏi việc nông tang” cho nên “gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông” Sống trong hoàn cảnh đất nước đang bị dày xéo dưới ách thống trị của phong kiến ngoại bang cùng với những lam lũ trong những năm tháng tuổi thơ đã rèn đúc chí lớn cho ông. Mai Thúc Loan đã nói với Ngọc Tô rằng: “Kẻ nam nhi sinh ra không hợp thời, gặp nhiều vận bĩ, ngày tháng trôi qua, nhanh như bánh xe, thật đáng tiếc vậy. Nay ta vốn có chí bình định thiên hạ, đi khắp hải nội để giao kết với hào kiệt bốn phương cùng lập nghiệp”.

Đáp lời chồng:“Chàng có chí cung tên, có chí kinh doanh bốn cõi để trăm họ được sống những tháng ngày Nghiêu, Thuấn, đất nước Nam được gặp cảnh tượng hải yên hà thanh, đó thực là điều mong mỏi vậy!” [34, 57]. Từ đó, Mai Hắc Đế đã để con cho người vợ hiền trông nom, chăm lo thu xếp công việc, tích trữ lương thảo dùng cho việc lớn, ra đi tìm người cùng chí hướng. “Mai Thúc Loan đã thu dùng được rất nhiều người cùng chí lớn, như Phòng Hậu, Thôi Thặng ở đất Hoa Dương, Phục Khương Thủ, Đàn Du Vân, Mai Hoành, Tùng Thu, Tiết Anh, Hoắc Đan, Khổng Qua, Cam Hề, Sỹ Lâm, Bộ Tân... đều là “những khách đeo kiếm” nghe tiếng tăm của Mai Thúc Loan và hâm mộ sự tín nghĩa mà đến. Và lúc này “thực khách trong nhà ông thường có đến mấy nghìn người” [52, 6]. Từ những dòng tư liệu ít ỏi đó cũng đã cho ta thấy vai trò của bà Ngọc Tô đã cùng chí hướng phụ giúp chồng trong mưu toan đại sự. Trong các nguồn tư liệu được dẫn như tư liệu tại Đền Điều Yêu, câu đối, sắc phong, Đền Vua Mai ở Nam Đàn... Bà Ngọc Tô đã sinh hạ được người con gái đầu là Mai Thị Cầu, cặp song sinh tiếp theo anh là Mai Bảo Sơn, em là Mai Kỳ Sơn. Người con út mệnh yểu, sớm qua đời. Thời gian ngắn sau đó thương con bà sinh bệnh rồi cũng mất sớm. “Nguồn tư liệu vùng Hà Tĩnh do Trần Bá Chí sưu tầm cho rằng Mai Hắc Đế có đến mười người con nhưng không nêu tên chỉ biết có Hoàng tử Cả và Hoàng tử Thứ (sau này cầm quân bảo vệ Tống Bình lúc Dương Tư Húc tái xâm lăng, Hoàng tử cả đã hi sinh trong trận này) [34, 57]. Tuy nhiên, theo hướng tìm hiểu này thì không có nguồn tư liệu nào khả dĩ chứng minh sự tồn tại của năm người con đó.

Theo nguồn tư liệu điền dã tại đền Dục Anh ở Hòa Mục (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), tại Đền Điều Yêu ở An Lão, Hải Phòng cùng việc chắp nối các tư liệu nghiên cứu của một số tác giả khác đã có thể đưa kết luận về người vợ thứ 2 của vua Mai là bà Phạm Thị Uyển.

Bà chính là cháu gái của cụ Phùng Hạp Khanh- Quan lang đạo châu Đường Lâm - cha đẻ của Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh là những lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng sau này. Phạm Thị Uyển “là cô gái có học, có chí khí, giỏi võ nghệ, đẹp người”.ThS. Đặng Như Thường trong bài

“Ảnh hưởng của người thân đối với Mai Thúc Loan” cho rằng: “Để thuận lợi cho mưu đồ việc quốc gia đại sự, đi lại khắp nơi trong nước với mục đích liên kết những người đồng tâm, đồng chí hướng, Mai Thúc Loan lấy người vợ thứ hai ngoài quê hương mình. Có thêm quê thứ hai chẳng những thuận lợi cho việc ngụy trang với quân thù trong việc đi lại hoạt động mà còn giúp cho xây dựng căn cứ địa của nghĩa quân tại nơi ấy” [52, 148]. Do vậy, Đường Lâm (quê bà Phạm Thị Uyển) thực sự là một căn cứ của cuộc khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo” [34, 57].

Mặt khác, cụ Phùng Hạp Khanh là người đã đem quân ứng nghĩa khi cuộc khởi nghĩa Hoan Châu nổ ra là một minh chứng cho sự liên kết kỳ diệu ấy. Mối lương duyên giữa Mai Thúc Loan - Phạm Thị Uyển một phần nhằm thực hiện ý đồ chiến lược xây dựng Đường Lâm và Điều Yêu thành hai căn cứ, tạo thế chân vạc với Hoan Châu. Vị trí chiến lược của Đường Lâm còn thể hiện ở chỗ là căn cứ nằm ngay cạnh nách thành Tống Bình, “đặt căn cứ được ở đây coi như là kề được một mũi giáo gần yết hầu địch khi đại sự bùng nổ”. Đường Lâm trong bản đồ Việt Nam là “vùng đất hai vua” Phùng Hưng, Ngô Quyền, đồng thời còn là quê hương của nhiều danh nhân như bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà Chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng)... Phạm Thị Uyển đồng thời là nữ tướng dưới trướng của chồng, sát cánh bên Mai Đế trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Đường. Theo thần phả Đền Dục Anh và các nguồn tư liệu của nhà nghiên cứu Trần Bá Chí cho biết bà Uyển là nữ tướng chỉ huy đội thủy quân. Nhà Đường sau những thất bại quân sự đã tổ chức lực lượng do viên tướng nổi tiếng tàn bạo

Dương Tư Húc đem 10 vạn tinh binh cùng bại tướng Quan Sở Khách tổ chức lực lượng tái xâm lược nước ta năm 722. Mai Hắc Đế trong thời gian này đang mang trọng bệnh. Mai phu nhân và Hoàng tử Cả Mai Bảo Sơn đã chỉ huy các đạo quân thủy bộ kết hợp đón đánh địch ngăn chặn giặc, chiếm Tống Bình. Tuy nhiên, do thế giặc mạnh, đạo quân bộ thất trận, Hoàng tử Cả anh dũng hi sinh dưới chân núi Cột Cờ. Đạo quân thủy trực tiếp đương đầu với quân của Dương Tư Húc chỉ huy. Sông Tô Lịch là chứng nhân cho các trận huyết chiến này. Vì chênh lệch lực lượng, đạo thủy quân ta tan vỡ, trong thế cùng Phạm phu nhân đã nhảy xuống sông Tô tuẫn tiết tránh bị rơi vào tay giặc. Thi hài của bà đã được nhân dân trang Nhân Mục vớt lên, mai táng, lập đền thờ hương khói để tưởng nhớ đến người có công trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Công đức của bà “Mãi mãi sáng ngời trong cộng đồng dân cư một vùng Hà thành xưa và nay”, lưu danh muôn đời xứng đáng với sự tôn vinh “Đức thủy trường linh” (Công đức của thần thiêng liêng muôn đời) [52, 176]. Trải qua hàng ngàn năm nữ tướng Phạm Thị Uyển cùng các anh hùng, nghĩa liệt trong cuộc khởi nghĩa Hoan Châu đã được nhân dân nhiều vùng đất nước lập đền miếu thờ tự, hương khói tôn nghiêm, thành kính.

Các con của vua Mai là những thiếu niên trẻ tuổi nhưng anh dũng, là những vị tướng chỉ huy các mặt trận trong khởi nghĩa Hoan Châu. Vùng Điều Yêu (xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Hải Phòng) vẫn còn lưu giữ thần tích và một số truyền thuyết về hoạt động của ba người con của Mai Thúc Loan là Mai Thị Cầu, Mai Bảo Sơn, Mai Kỳ Sơn ở vùng duyên hải trọng yếu này. Mai Thúc Loan đã gả cô con gái đầu lòng là Mai Thị Cầu về Điều Yêu làm dâu ông Phạm Ngọc Giao- người bạn tâm giao, đồng sự của Ngài và người con trai Mai Kỳ Sơn cũng theo chân chị về ở rể tại khu vực này. Mai Kỳ Sơn lấy cô Hoàng Thị Đang con gái của bà góa phụ họ Hoàng ở xã Nhu Điều (tức thôn Nhu Kiều ngày nay). Như vậy, có thể thấy, một trong những biện pháp

để liên kết các thủ lĩnh địa phương khác, tập hợp lực lượng, căn cứ quân sự hiểm yếu cho cuộc kháng chiến của Mai Thúc Loan chính là dùng mối giao tình thông gia thân thiết, từ chính bản thân ông cho đến các con trai, con gái của ông. Đánh giá việc Mai Thúc Loan gửi gắm con gái, con trai ra vùng Hải

Một phần của tài liệu Mai Thúc Loan và cuộc khỡi nghĩa Hoan Châu (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w