Mai Thúc Loan xưng Đế, thành lập chính quyền tự chủ, ổn định

Một phần của tài liệu Mai Thúc Loan và cuộc khỡi nghĩa Hoan Châu (Trang 69 - 71)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3. Mai Thúc Loan xưng Đế, thành lập chính quyền tự chủ, ổn định

định nội trị

Quân Đường cố thủ, chờ viện binh, Mai Thúc Loan một mặt vẫn cho quân bao vây chặt An Nam đô hộ phủ, mặt khác, Mai Thúc Loan đưa một số chỉ huy, quân sĩ trở lại đất bản bộ Hoan Châu, thực hiện nghi lễ lên ngôi hoàng đế, để chính thức khẳng định vị thế của mình.

Mai Thúc Loan quyết định lên ngôi vua. Ông tự xưng là Mai Hoàng Đế, tức là ông vua họ Mai, với ý nghĩa là người đứng đầu quản lãnh công việc vùng đất phương Nam không chịu thua kém các vua phong kiến phương Bắc. Ông là người xưng là Hoàng đế thứ hai sau Lý Nam Đế, điều này thể hiện ý thức quốc gia rất mạnh mẽ trong tư tưởng của Mai Thúc Loan. Tiếp theo, Mai Hắc Đế cho lập quốc đô tại vùng Sa Nam, “Mai Thúc Loan tự xưng là Hoàng đế, xây thành trên núi và lấy vùng Sa Nam hiểm yếu làm căn cứ chống giặc” [71, 94]. Mai triều đặt tên quốc hiệu là Vạn An (muôn đời yên lành), thể hiện khát vọng độc lập, hòa bình của một dân tộc luôn yêu chuộng tự do, hòa bình. Có lẽ việc đặt tên quốc đô của Mai Hắc Đế cũng muốn kế thừa truyền thống trước đó hơn 170 năm trước của vua Lý Nam Đế khi đặt tên nước là Vạn Xuân (muôn đời mùa xuân) chăng?

Sau khi lên ngôi, đặt quốc đô, Mai Hoàng Đế tập trung xây dựng và củng cố triều đình họ Mai, ổn định tình hình đất nước. Cho đến hiện tại, chúng ta vẫn chưa có những tư liệu để biết rõ chính quyền Mai triều được

thiết lập theo hệ thống cơ cấu nào? Chỉ biết rằng nhà vua họ Mai khi đó đã ban lời Hịch để kêu gọi toàn thể dân chúng trong các châu, quận, huyện cả nước cùng nhau đoàn kết, góp phần đánh đuổi quân xâm lược triều Đường. Bản Hịch viết: “…Ta nghe ở nơi xa vạn dặm, chẳng nên sợ hãi. Huống hồ nước ta xa nước Đường đến mấy vạn dặm, chẳng lẽ ta ngồi bó tay không tự lập được sao?… Đồng thời, tổ chức bộ máy để giúp Ngài lo toan quốc sự, lập kế hoạch giải phóng toàn bộ lãnh thổ Tổ quốc” [34, 75].

Vương triều họ Mai tiếp tục đưa quân ra bao vây phủ thành và quyết tâm chiếm được An Nam đô hộ phủ. Trong thời gian Mai Thúc Loan tiến hành xưng đế lên ngôi, Quang Sở Khách dò la được tin tức và tranh thủ cơ hội vòng vây của quân khởi nghĩa không thắt chặt như trước, hắn liền bỏ lại nhiệm sở và quân đội trong phủ thành, cùng một số ít thân tín tìm cách thoát thân trốn về phương Bắc. Tình cảnh quân đô hộ ở Giao Châu lúc bấy giờ là “người Đường kẻ nào kẻ nấy dần dần tự bỏ trốn về” [85, 54-56]. Quang Sở Khách dâng tâu lên triều Đường về tình hình khởi nghĩa Hoan Châu của Mai Thúc Loan, đề nghị tăng thêm quân chi viện để trấn áp khởi nghĩa. Tuy vậy, triều Đường không lập tức đưa quân sang An Nam để khôi phục lại quyền thống trị tại đây, vì triều Đường đang phải giải quyết những vấn đề chính sự trong nước. Chiếm được An Nam đô hộ phủ, Mai triều lập tức củng cố, triển khai mở rộng lực lượng, bổ sung thêm quân số, liên kết với những đội quân quanh phủ thành Tống Bình.

Trong quá trình tập hợp lực lượng để chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, Mai Thúc Loan đã được một người bạn đồng chí hướng từng ứng nghĩa trong khởi nghĩa Hoan Châu tên là Phùng Hạp Khanh gả cháu gái là Phạm Thị Uyển làm vợ thứ [52,117-123] theo tấm bia ở đình Quảng Bá (nay thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) cho biết cha Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh đã từng tham gia khởi nghĩa Mai Thúc Loan [52, 43]. Bà Phạm Thị Uyển cùng các anh Phạm Miên và Phạm Huy đã tổ chức vận động, xây

Một phần của tài liệu Mai Thúc Loan và cuộc khỡi nghĩa Hoan Châu (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w