Giải phóng Hoan Châu, tiến hành truy kích quân Đường ra Tống

Một phần của tài liệu Mai Thúc Loan và cuộc khỡi nghĩa Hoan Châu (Trang 67 - 69)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Giải phóng Hoan Châu, tiến hành truy kích quân Đường ra Tống

Tống Bình

Thư tịch cổ Trung Quốc đã chép khá rõ về thời điểm nổ ra khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo. Cựu Đường thư cho biết: “Năm đầu niên hiệu Khai Nguyên [vua Đường Huyền Tông], thủ lĩnh An Nam là Mai Huyền

Thành làm phản, tự xưng là [Mai] Hắc Đế, cùng thông mưu với các nước Lâm Ấp và Chân Lạp vây hãm phủ [Đô hộ] An Nam” [88, 134, tờ 2a],

Tân Đường thư cũng chép với nội dung tương tự: “Năm đầu niên hiệu Khai Nguyên (Đường Huyền Tông), thủ lĩnh man An Nam là Mai Thúc Loan làm phản, xưng là Hắc Đế tập hợp dân chúng 32 châu, bên ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân chiếm cứ vùng Hải Nam, số lượng đông tới 40 vạn người”. Nhận được sự hưởng ứng từ khắp nơi trong vùng, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ tình thế, tiến đánh một bộ phận chính quyền đô hộ đóng tại châu lỵ Hoan Châu ở Sa Nam, tiếp theo nghĩa quân lại bao vây và phá vỡ châu lỵ Diễn Châu. Sách Cựu Đường thư

chép về tình hình khởi nghĩa Hoan Châu những năm niên hiệu Khai Nguyên của Đường Huyền Tông như sau: Năm thứ 10 niên hiệu Khai Nguyên (Đường Huyền Tông - năm 722), tháng 8 Bính Tuất, Bùi Trục Tiên là Án sát sứ Lĩnh Nam dâng thư viết: “Cầm đầu giặc An Nam là bọn Mai Thúc Loan tiến công vây châu huyện” [88, tờ 10b]. Sách Tư trị thông giám cũng chép với nội dung tương tự nhưng lại chỉ biết thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa tên là Mai Thúc Yên: “Năm thứ 10 niên hiệu Khai Nguyên (Đường Huyền Tông, Nhâm Tuất, năm 722 sau Công nguyên)... cầm đầu giặc An Nam là bọn Mai Thúc Yên tấn công bao vây châu huyện” [89, q. 212, Đường kỷ 28].

Trước khí thế áp đảo mạnh mẽ của quân khởi nghĩa, bọn quan lại cùng tay sai tại các châu, huyện sợ hãi xin hàng, một số bỏ chạy về phủ trị An Nam Đô hộ phủ đóng tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay) báo tin thất trận cho viên Đô hộ đương thời là Quang Sở Khách.

Quân khởi nghĩa tiếp tục truy đuổi bọn tàn quân và trên đường tiến quân ra Tống Bình, kết hợp với lực lượng khởi nghĩa tại chỗ của các địa phương đã liên tiếp đánh hạ được nhiều căn cứ quân sự của bọn đô hộ nhà Đường đóng tại

Ái Châu và dọc ven biển miền Trung nước ta. Thư tịch Trung Quốc gọi đó là vùng Hải Nam (chỉ những vùng ven biển phía Nam): “Thủ lĩnh bọn man là Mai Thúc Loan, phản loạn chiếm cứ vùng Hải Nam” [90, 232].

Đô hộ Quang Sở Khách nghe tin quân khởi nghĩa tiến đánh ra Tống Bình, vội vàng cho quân đóng giữ chặt cửa thành, cố thủ không ra chiến đấu, mặt khác phái người về cầu cứu viện binh từ các vùng Quế Châu, Quảng Châu.

Một phần của tài liệu Mai Thúc Loan và cuộc khỡi nghĩa Hoan Châu (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w