Tấn Phong Tiếng nói những cây bút trẻ Báo Văn nghệ số 4/1993.

Một phần của tài liệu Ebook thơ trữ tình việt nam 1975 1990 phần 2 (Trang 56 - 59)

1. Cái tôi trữ tình là một khái niệm cơ bản của việc nghiên cứu đặc trưng thể loại trữ tình. Ngoài những khái niệm khác, cần coi khái niệm cái tôi trữ tình như một khái niệm có ý nghĩa then chốt, quan trọng trong cấu trúc thể loại. Ngay cả khi nói đến hình tượng tác giả, hình tượng nhân vật trữ tình, mà không chú ý đến “cái tôi”, cũng chưa thể tiếp cận được bản chất chủ quan của các hình tượng ấy.

2. Cái tôi trữ tình là một phạm trù nghệ thuật, được thể hiện bằng các phương tiện nghệ thuật và tồn tại trong thơ. Nội dung khái niệm không chỉ bao gồm cái riêng tư, cái cá nhân, cái độc đáo, mà còn bao gồm nhiều cung bậc đa dạng khác. Đó là các bình diện xã hội, công dân, cộng đồng, văn hóa, lịch sử, thẩm mĩ... Nếu vẫn giữ một quan niệm hẹp về cái tôi trữ tình sẽ không có một cái nhìn nhất quán, tổng thể để giải thích sự phong phú vô hạn của nội dung thơ ca.

Cái tôi trữ tình còn là một thế giới nghệ thuật đặc thù với những đặc trưng và quy luật tồn tại riêng, phụ thuộc vào lịch sử thời đại và lịch sử cá nhân. Chiếm lĩnh thế giới thơ trữ tình là chiếm lĩnh thế giới này. Trong thế giới ấy, có những giá trị thẩm mĩ là kết tinh các giá trị văn hóa, lịch sử, cổ kim đông tây. Do đó, cái tôi trữ tình có khả năng khái quát được những giá trị tinh thần không phải chỉ một cá nhân mà còn của cả thời đại.

3. Đối với việc nghiên cứu một giai đoạn văn học, cần chú ý đến khái niệm kiểu nhà thơ. Lịch sử văn học đã chứng kiến một số kiểu nhà thơ không chỉ là tổng hợp các cái tôi trữ tình cá nhân với những đặc sắc của riêng nó, mà là sự hiện diện của loại hình một vài kiểu cái tôi trữ tình mang tính phổ biến nhất. Lịch sử phát triển thơ trữ tình diễn ra trên sự kế tục và phát triển các kiểu cái tôi trữ tình này trong sự đóng góp đa dạng của các cái tôi trữ tình cá nhân.

Thơ trữ tình là phương tiện để con người tự khẳng định bản chất tinh thần của mình so với tồn tại vật chất, là phương tiện để tự đồng nhất mình, xây dựng hình tượng về mình, xác định ý chí, chí hướng, lập trường giá trị trước cuộc sống, đồng thời là phương tiện xây dựng thế giới tinh thần muôn hình nghìn vẻ cho con người, do đó, hiện tượng cái tôi trữ tình là hiện tượng khái quát được linh hồn thơ ca mỗi tác giả và mỗi thời đại.

4. Trong thơ trữ tình sau 1975, vẫn còn sự tiếp tục của cái tôi sử thi, cái tôi công dân từng giữ vai trò chủ đạo trong thơ ca cách mạng 1945-1975, với tất cả cái cao đẹp, mạnh mẽ và phong phú của nó trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của cái tôi cộng đồng trong truyền thống văn hóa dân tộc. Nội dung này tập trung thể hiện trong thể loại trường

ca. Tuy nhiên, sự tiếp tục ấy không hoàn toàn nguyên vẹn. Bên cạnh chủ đề sử thi xuất hiện chủ đề thế sự thông qua những cảm nhận về số phận, hiện diện ngay trong thể loại trường ca.

Cái tôi thế sự và đời tư được chú ý trên phương diện cá nhân, trong những khác biệt với ý thức cá nhân các giai đoạn lịch sử trước. Trên những đổi mới của xã hội, vai trò sáng tạo của chủ thể được chú ý. Cái tôi trữ tình lần đầu tiên ý thức mình như một nhà thơ nói những tiếng nói riêng về cuộc đời.

Những vấn đề xã hội, con người, vừa mang màu sắc thời sự vừa vươn tới phạm vi nhân loại. Vấn đề cá nhân, cá tính, được coi như những đòi hỏi bức thiết. Khi ý thức về cá nhân phát triển, kéo theo một loạt các tương quan trong cấu trúc nhân cách thay đổi: con người trở nên phức tạp, được soi sáng dưới nhiều bình diện, một không gian, thời gian tư duy với rất nhiều cung bậc (cao, thấp, hẹp, sâu) trong các chiều tâm linh, vô thức được chú ý, mặt nghĩa vụ, ý chí giảm dần, phần nhân bản được coi trọng... 5. Cùng với sự trỗi dậy của cái tôi cá nhân, hình thức thơ trữ tình sau 1975 có thay đổi,

tìm ròi.

Sự thay đổi đó bắt nguồn từ những điều kiện tâm lí xã hội, dẫn đến cách tư duy nghệ thuật. Những thay đổi ấy diễn ra trên sự phân cực rất rõ.

Giọng điệu là yếu tố thay đổi rõ nhất. Giọng điệu ru gợi, ôm ấp, vỗ về, mềm mại bị phá vỡ, thay vào đó là một giọng điệu lí trí, tỉnh táo, trúc trắc, gần gũi với hiện thực hơn. Xuất hiện cái nhìn đa chiều, phức tạp, tiềm ẩn chất duy lí, đầy chất văn xuôi. Cách tư duy biểu đạt thiên về hai xu hướng rõ rệt. Một xu hướng đi vào truyền thống và đổi mới trên những chất liệu truyền thống. Đó là việc sử dụng những hình ảnh, ngôn ngữ thô sơ, dân dã, giàu chất dân gian, mộc mạc, hồn nhiên, là việc dựa trên cấu trúc câu thơ truyền thống và đổi mới nhịp điệu bằng cách phá vỡ cấu trúc câu, ngắt dòng, ngắt nhịp không theo luật cố định. Một xu hướng đi tới "hiện đại", tách rời truyền thống dân tộc, mang hơi hướng phương Tây rất rõ, từ những thi đề rất xa lạ, đến câu thơ "như thơ dịch", từ những hình ảnh cầu kì, xa lạ đến những từ ngữ đầy chất ấn tượng, vô thức.

Có những yếu tố ngay trong bản thân đã chứa đầy mâu thuẫn, đối lập. Tình cảm vừa được đẩy cao phần duy lí, vừa hạ thấp xuống miền bản năng, vô thức. Từ ngữ vừa duy mĩ, “tân kì”, vừa thô thiển, phàm tục. Hình ảnh vừa tinh tế, đẹp đẽ đầy ấn tượng, vừa nhiều chất liệu thực tế trần trụi. Cách tiếp cận đời sống vừa có xu hướng gần gũi với hiện thực, vừa có xu hướng đi vào miền xa xôi, mờ ảo, tượng trưng. Đây là một giai đoạn thơ chứa rất nhiều mâu thuẫn, nhiều khuynh hướng, giọng điệu.

Những tìm tòi của cái tôi trữ tình hiện nay khá tự do, rất mạnh mẽ, khẩn trương, táo bạo đến mức liều lĩnh, cực đoan. Việc đi sâu vào thế giới cái tôi cùng với sự giải phóng cá tính, đã làm thơ đa dạng chưa từng có, thể hiện trên tất cả cấp độ của thể loại. Nhưng tất cả những thể nghiệm của thơ hiện nay đều chưa định hình và giàu sức thuyết phục. Đã có những cái mới nhưng vẫn chưa thoát khỏi cái cũ. Sự đa dạng ấy vừa chứng tỏ cá tính sáng tạo được giải phóng cũng vừa bộc lộ tình trạng thiếu thống nhất, thiếu sức tập hợp của một nền tảng tư tưởng nghệ thuật mang tính chủ đạo.

thời đại. Một số nhà thơ tuy được giải thưởng nhưng còn được đón chào trong sự cảm nhận đầy tranh luận.

Những hiện tượng thay đổi về hình thức (dù biểu hiện ồ ạt hay lẻ tẻ) đều mang ý nghĩa rất lớn: thơ hiện nay đang đứng trước một yêu cầu đổi mới rất quyết liệt, tiến lên phía trước là con đường tất yếu của thơ. Điều đó khẳng định, một giai đoạn thơ với những kiểu nhà thơ đang vận động, khát khao đổi mới và một hệ hình tư duy chưa bền vững là đặc điểm của thơ sau 1975.

Một phần của tài liệu Ebook thơ trữ tình việt nam 1975 1990 phần 2 (Trang 56 - 59)