Hoàng Ngọc Hiến Baudelaire, chủ nghĩa tượng trưng và thơ mới Trong sách: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca Nxb Giáo dục Hà Nội, 1993 Trang 154.

Một phần của tài liệu Ebook thơ trữ tình việt nam 1975 1990 phần 2 (Trang 55 - 56)

Màu sắc, mùi vị như có hồn:Cái mùi hương như thức lại như chờ (Vũ Quần Phương). Tâm trạng mang sắc màu: Có bao giờ và ở đâu, chúng mình còn gặp lại, Cơn say đỏ au ngày ấy của rừng (Bằng Việt). Đặc biệt, sự chuyển đổi, kết hợp các thuộc tính vừa cụ thể, vừa trừu tượng là sự chuyển đổi phức tạp, mới mẻ, nhiều thành công:Chiếc lá rụng xuống hoàng hôn xẹt lửa, Nghe mùa thu xa lắc ngấm trong lòng (Trương Nam Hương); Chiều xanh như nỗi nhớ nhà (Nguyễn Duy), Bài ca đổ bóng lên khát vọng, Khát vọng mang vạm vỡ nỗi buồn (Dương Kiều Minh).

Do chú ý nhiều mặt cảm giác, nên hình ảnh thơ có cái táo bạo, khỏe khoắn, phong phú màu sắc trực giác, tươi mới: Em như cơn gió thổi ngang, Trẻ đến làm đau cả lá vàng (Vân Long);Chân sóng có nỗi buồn, nỗi buồn mọc và đổ (Hoàng Hưng);Tuổi hoa niên hóa thạch giữa rừng già (Trần Hòa Bình); Thời gian đốt đỏ lá bàng, chờ em vẹt cả vầng trăng cuối trời (Hồ Minh Hà).

3.3.3 Sự trở về các hình thức biểu đạt mang dáng dấp dân gian

Để thể hiện cái hồn nhiên dân dã của tình cảm, cái nhìn về “con người tự nhiên”, “cổ sơ”, thiên về cảm xúc, “một khuynh hướng hiện nay là đào sâu vào truyền thống, dùng ngôn ngữ hiện đại để thể hiện ngôn ngữ cổ sơ với sự mô phỏng âm điệu và hình thức dân gian25. Trong số các nhà thơ đương đại, phong cách dân gian này bộc lộ ở Nguyễn Duy, Thu Bồn, Phạm Công Trứ, Lam Luyến, Đỗ Huy Chí... Nguyễn Duy vẫn sử dụng hệ thống hình ảnh với những mô típ dân gian để góp phần khẳng định phong cách đằm thắm, duyên dáng của mình với khúc ca dao làm cầu, bồng bồng cái ngủ, lá rụng về cội, bèo dạt mây trôi, gừng cay muối mặn, muối xát lòng, cầu giải yếm, nón chòng chành, áo qua cầu gió bay, con cò bay lả bay la, con cò lặn lội, sông sâu, đò đầy. Thu Bồn khi nào quay về với thể lục bát thì thơ anh đầy ắp các thành ngữ dân gian:nỗi nông sâu, truân chuyên con nước, thân cò sang sông, chanh chua chuối chát, tấm vải thưa...Phạm Công Trứ diễn đạt những nội dung hiện đại bằng thể lục bát với lối nghĩ, lối cảm quen thuộc, dân dã: Xanh xanh bờ giậu cúc tần, Thoảng hương bồ kết thơm gần thơm xa; Mướp tàn sen đã đi tu, Lá tre đã thả một mùa heo may. Lam Luyến so sánh tình cảm con người trong những hình ảnh rất tự nhiên, có phần suồng sã: Thản nhiên em nhặt bã trầu về têm; Cái giần vục phải cái sàng (vớt vát hạnh phúc),Rượu ngon cũng uống be tròn cũng say (người đàn ông nhiều vui thú),Được lúa, lúa đã gặt bông, Được cải, cải đã chặt ngồng muối dưa (hạnh phúc đến muộn).

Về mặt hình thức, đây là giai đoạn có sự tiếp nối những truyền thống và đổi mới về chất liệu. Những đặc điểm về hình thức, ở cấp độ mĩ học vĩ mô, chưa thể có những thay đổi gì mạnh mẽ, nhưng những quan niệm mĩ học cụ thể, ở cấp độ vi mô có ít nhiều thay đổi, thực chất là sự thay đổi về điểm nhìn, về quan niệm nghệ thuật. Sự xuất hiện và biến mất của một vài thể loại chứng tỏ một cái nhìn về đời sống đã đổi thay. Câu thơ tự do vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối. Có sự phá vỡ câu thơ lục bát. Có sự văn xuôi hóa các yếu tố hình thức ngôn ngữ. Ý nghĩa của một số biểu trưng thay đổi, xuất hiện những nội dung và những biểu trưng mới. Ngôn ngữ bị phá vỡ nhiều, đặc biệt với sự tìm tòi của các bài thơ theo xu hướng hiện đại chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Ebook thơ trữ tình việt nam 1975 1990 phần 2 (Trang 55 - 56)