Iu Lôtman Phân tích văn bản thơ ca Nxb Giáo dục Lêningrat, 172 (tiếng Nga).

Một phần của tài liệu Ebook thơ trữ tình việt nam 1975 1990 phần 2 (Trang 39 - 40)

đội 89-90 có 5/7 bài chiếm tỉ lệ 70%. Câu thơ tự do bao trùm tất cả các thể loại khác, dù là trường ca, thơ ngắn hay thơ văn xuôi.

Dòng thơ đang ngắn lại với số chữ trong dòng ở một số tác giả trẻ (Nguyễn Lương Ngọc, Dư Thị Hoàn, Dương Kiều Minh, Hoàng Trần Cương).

Bài thơ ngắn, câu thơ ngắn làm hơi thơ dồn dập, gấp gáp, nhanh chóng đi đến kết luận, ý thơ nhiều bất ngờ, câu sắc, ít lời. Đó là sự diễn tả tốc độ nhanh, ý mạnh, nhịp điệu hối hả, làm bài thơ mang dáng dấp khỏe khoắn:Nếu anh cũng như em, Đòi nhau sự viên mãn, Thì điểm gặp nhau của chúng ta, Còn thảm hại hơn hai hòn bi (Dư Thị Hoàn), Đến rồi đi, Đưa rồi lấy, Cười rồi thôi, Hỏi rồi đứng, Đứng rồi đi, Mặt đối mặt, Tiền đứng giữa, Lời cắt cụp (Chinh Lê).

Câu thơ mạnh về ý, ít được chú ý về từ. Nhà thơ coi trọng kết cấu tiềm ẩn của thơ tạo nên ý, tức chú ý tạo thông tin. Bài thơMười phút với Nguyễn Tuân (Thế Hùng) là một kiểu viết này:Nào Hùng, cậu là họa sĩ? Thưa bác, vâng. Cậu thích vẽ gì? - Thưa Bác, cháu thích vẽ hoa và thiếu nữ. Nhà văn lặng im... năm phút... mười phút... píp thuốc tàn trên tay, “đã bao giờ cậu vẽ người ăn mày?”.

Ưa tốc độ nhanh, khỏe khoắn, mạnh mẽ, chú ý hiệu quả là một trong những mục tiêu mà thơ đang vươn tới. Có thể lấy nhận xét của Hữu Thỉnh nhân giải thưởng thơ báo Văn nghệ 1989-1990 để khái quát “Xu hướng chung của sự chuyển biến mới này là tìm cách biểu cảm hiện đại cho thơ: dồn nén thông tin, ham bày tỏ, ít so sánh trực tiếp, nhiều liên tưởng ngầm, dồn sức cho cốt trục, tăng trực giác, lắm ngẫu nhiên, câu thơ co duỗi tự nhiên, đóng mở linh hoạt, hình ảnh táo bạo, có khi chói gắt, ít vần, tránh dềnh dàng, lao nhanh đến các ý tưởng và khỏe”10.

Tuy nhiên, về bản chất, thơ luôn phải giữ cho mình tính nhạc, dù ở một phương diện nào đó, điệu ngâm có thể bị phá vỡ, việc dùng vần và hòa thanh không theo quy tắc, nhịp điệu lời nói diễn đạt... Nhạc trong thơ thể hiện một quan niệm về một dãy âm thanh đẹp đầy xúc cảm, du dương, hài hòa, ngân vang. Liệu chất nhạc có còn trong thế giới thơ hiện đại, thế giới của thơ tự do và thơ văn xuôi không? Một trong những nguyên nhân từ chối thơ của độc giả, là hơi thơ đã vắng đi chất giai điệu của mình. Người làm thơ nào không chú ý tới chất nhạc làm điểm tựa vật chất cụ thể cho tứ thơ của mình, tự bài thơ, nếu không có ý đặc biệt, sẽ nhanh chóng rơi vào quên lãng. Để cứu vãn số phận của thơ, một số bài thơ Pháp hiện nay phải trốn vào ca khúc.

Tính nhạc bộc lộ qua việc sử dụng hoàn chỉnh mô hình âm nhạc, luật bằng trắc, vần hài hòa, nhịp cân đối.

Hiện nay, sự tìm về với câu thơ 6/8 là một biểu hiện cố giữ chất nhạc trong thơ (dù câu 6/8 đang bị phá vỡ). Một số nhà thơ sử dụng lục bát một cách có ý thức. Họ đặt tên các bài thơ của mình là: Lục bát lỡ nhịp, Lục bát về em, Lục bát khi say, Vần này lục bát, Lục bát về mẹ, Lục bát. Thơ lục bát vốn mang đậm tính chất tâm hồn dân tộc hơn ngũ ngôn, thất ngôn. Lục bát có sức mạnh ở cái hồn, cái duyên trong lời thơ, bài thơ, ở âm điệu ngọt ngào, ở cái ý vị ẩn đằng sau tất cả các câu thơ, dòng thơ.

Có kiểu thơ tự do dựa trên mô hình thơ 6/8, dựa trên cốt trục chính của câu 6/8 về cấu trúc nhạc điệu nên vẫn mang vẻ duyên dáng, mềm mại riêng:

Tháng sáu sinh nhật

Một phần của tài liệu Ebook thơ trữ tình việt nam 1975 1990 phần 2 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)