Hà Minh Đức Lời giới thiệu Thơ ca chống Mĩ cứu nước Nxb Giáo dục Hà Nội, 1984 13 Trần Đình Sử.Thi pháp thơ Tố Hữu Nxb Tác phẩm mới Hà Nội, 1987.

Một phần của tài liệu Ebook thơ trữ tình việt nam 1975 1990 phần 2 (Trang 43 - 45)

tro tàn kí ức còn nguyên nỗi buồn Trách gì nhau lắm - lá? - em? - trời rộng thế? - chẳng thể viền niềm đau Mai sau? Mai sau? Kiếp sau?

Làm sao trả được sắc màu Người ơi

(Vu vơ-Cao Tất Tịnh)

Sài Gòn. Nên thế vẫn mưa

Em đi trong ướt, nên vừa qua may Em đi. Trong ướt thân gầy,

Hở lưng. Nên phải che đầy bàn tay. Giọt mưa. Như thể men say

Chạnh lòng Hà Nội. Một ngày nhẹ tênh... Chợt mưa. Chợt nắng. Bồng bênh

Con cò trắng. Mãi lênh đênh giữa đời

(Sài Gòn-Lê Huy Quang)

Ngây thơ đã tít tắp xa Bao nhiêu khờ dại đã qua cuộc đời Tôi

lang thang hết cõi người Cảm hoài tôi lại muốn tôi từ đầu

(Cõi người-Hoàng Trung Thủy)

Thơ trước đây có quá nhiều tiếng ru. Ru dù sao cũng có tác dụng làm dịu êm và nguôi quên. Phong cách ru khó tránh khỏi lạc lõng trước sự đòi hỏi tỉnh táo và nghị lực của tư duy hiện đại. Vì vậy, sự phá vỡ chất ru là một yêu cầu về đổi mới giọng điệu mang tính tất yếu.

Tiếp đến là việc tạo dựng những điểm nhìn khách quan tỉnh táo, trong đối trọng với cái nhìn tạo say đắm, lây lan tình cảm, thuyết phục người đọc bằng cái nhìn “trữ tình”, “đằm thắm”. Nhà thơ cố giấu cái tôi cảm xúc của mình, làm nổi bật ở bình diện chính chất sự kiện. Đây là ngôn ngữ sự kiện với tính chắt lọc và kết tinh cao, dồn nén các chi tiết đời sống chân thực: Đĩa rau lang như tầng núi xám, Che mặt các em con phía bên kia mâm (Hoàng Trần Cương), Em tôi hi sinh khi trong ngực chưa có một bức thư của người con gái (Bùi Việt Phong). Đó là cách định hướng tình cảm và nhận thức người đọc bằng việc để họ trực tiếp va chạm với các hiện tượng đời sống chứ không làm lây lan tình cảm, không thuyết phục với một giọng điệu gần như khách quan: Giữa chiều lạnh, một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ, Vẻ vừa vội vã vừa nhẫn nại, nhẫn nại như thể đó là việc phải làm suốt đời, vội vã như thể đó là lần sau chót, không thở dài, không mỉm cười (Ý Nhi). Cách tiếp nhận này làm người đọc đến với cuộc sống trong thơ trực tiếp hơn, trách nhiệm người đọc tăng lên và họ phải suy nghĩ nhiều hơn.

Giọng triết lí, tranh luận, lí sự, trình bày, suy ngẫm lôgic, nêu vấn đề là tiếng nói nặng về lý trí nên khó dung nạp sự du dương, ngọt ngào. Chế Lan Viên tuyên bố: Xưa tôi hát mà giờ tôi tập nói, Chỉ nói thôi mới nói hết được đời, với hi vọng đưa thơ hòa nhập với đời hơn khi đề cập đến các vấn đề gai góc của cuộc sống. Nguyễn Duy rất sở trường phô diễn sự du dương ngọt ngào của thể lục bát, nhưng khi đụng đến những vấn đề gay cấn, phức tạp, cần lí lẽ, bàn cãi là anh phải sử dụng thể tự do đầy chất văn xuôi. Nguyễn Quang Thiều thì ngược lại, chỗ mạnh của anh là thơ tự do không vần, dồn nén sự kiện, căng thẳng về suy nghĩ, đa nghĩa, nhiều liên tưởng mạnh, chói gắt, nhưng khi nói về những miền yên ả nhất của tâm hồn (tâm sự với cha, với cô hàng xóm, với làng quê) anh lại trở về với thơ lục bát. Việt Phương, Văn Cao, Thanh Thảo, Bằng Việt gần như không hề thử chân vào lục bát vì chất lí trí của những nhà thơ này mạnh hơn cảm xúc. Giọng điệu lí trí này làm mất đi chất men say đắm, mộng mơ, chất êm dịu, quyến rũ, nhưng đã mang đến cho thơ vẻ đẹp mới mẻ, khỏe khoắn và xông xáo. Thực ra đây là một cách diễn đạt có trọng lượng trí tuệ, mà B. Brêch đã nói: Tôi cần ngôn ngữ hùng hồn. Ở đây không chỉ là sự bơi ngược dòng theo các khía cạnh hình thức để phản kháng cái hài hòa trơn tru của truyền thống mà luôn là thể hiện nhằm trình bầy các quan hệ người với người, đầy mâu thuẫn, đầy sức chiến đấu và mạnh mẽ hơn14. Có nghĩa là, để diễn đạt cái không hoàn hảo, cái bất cập, cái chênh vênh, cái khập khiễng, cái bất ổn, cái thiếu hài hòa, tức cái gì đó “chưa được hoàn tất trong con người” (Bakhtin) mà giọng thơ đã trở nên trúc trắc hơn, ngược lại với truyền thống.

Câu thơ mang xu hướng văn xuôi thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ trần thuật khách quan, không nói bằng những từ miêu tả trạng thái biểu cảm (như bâng khuâng, bồn chồn, xao xuyến) mà bằng những lời thông thường, ít ẩn dụ, ít chuyển nghĩa, từ ngữ trung tính, ít ước lệ, pha trộn ngôn ngữ nói và viết (Bài thơ Đi lễ chùa của Dư Thị Hoàn). Trong thành phần câu thơ, ngoài sự kéo dài, câu thơ còn bị ngắt ra, bẻ gẫy, phá vỡ điệu du dương vốn có của thể loại, còn có sự du nhập yếu tố lời nói với tiếng hô, lời chào, câu hỏi, thán từ, hư từ, lời các giọng (lời tâm sự, lời phân trần, lời kể, lời bình luận, lời phán đoán...). Các yếu tố tư liệu, thống kê, liệt kê, vốn là đặc trưng của văn chính luận cũng được sử dụng có ý thức, tăng khả năng lập luận: 0+1=1, 1+1=1, 0+0=1. Hôm nay trong bài học tôi mới hiểu, đây là bản chất trừu tượng của vận động sự thống nhất của thế giới, cái công thức vĩ đại đã sinh

Một phần của tài liệu Ebook thơ trữ tình việt nam 1975 1990 phần 2 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)