Các hình thức thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam 1975-

Một phần của tài liệu Ebook thơ trữ tình việt nam 1975 1990 phần 2 (Trang 31 - 32)

Nam 1975-1990

Hình thức thơ bao gồm thể thơ, câu thơ, lời thơ (từ ngữ), giọng điệu, nhịp, vần, hình ảnh và các hình thức tổ chức của chúng. Các yếu tố hình thức này vốn mang tính truyền thống, bền vững, khó biến đổi và có thể mô hình hóa được, vì thế đã được nghiên cứu nhiều, kĩ lưỡng (Phan Kế Bính, Bùi Kỷ, Dương Quảng Hàm, Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức, Võ Bình, Lê Anh Hiền, Bùi Công Hùng, Lạc Nam, Nguyễn Phan Cảnh, Đinh Trọng Lạc, Hoàng Trinh).

Hình thức thơ còn là một cảm quan nghệ thuật, một hệ thống bộc lộ điểm nhìn mang tính mỹ học về mối quan hệ thơ và đời sống của một cái tôi trữ tình cụ thể. Do đó, cần mở rộng phạm vi nghiên cứu hình thức thơ ở cấp độ này, cái cấp độ rất linh hoạt, năng động, dễ biến đổi cho nên cũng khó mô hình hóa. Đã có một số nhà nghiên cứu chú ý phương diện này của hình thức thơ (Phan Ngọc, Trần Đình Sử). Tìm hiểu sự vận động của cái tôi trữ tình thông qua các yếu tố hình thức, thực chất là chỉ ra được sự vận động của hình thức ở cấp độ này, có nghĩa là phải nêu được những tiêu chí (hoặc những quan niệm) quy định hình thức của một giai đoạn, một kiểu nhà thơ. Khi nghiên cứu sự phát triển của thơ trữ tình tiếng Việt từ cổ điển sang hiện đại, từ những truyền thống cũ sang những truyền thống mới, Trần Đình Sử đã xác định ba tiêu chí ở cấp độ mĩ học:

1. Nhãn quan mới về ngôn ngữ thơ: dùng ngữ điệu tự nhiên để thể hiện thơ, dẫn đến câu thơ luật bị phá vỡ trên tất cả các cấp độ: từ giọng điệu, nhạc điệu, cách tổ chức câu. 2. Nhãn quan mới về điểm nhìn, cái tôi cá nhân như một góc nhìn mới về thế giới và con

người.

3. Nhãn quan mới về tạo hình: xây dựng một thế giới hữu hình với mọi màu sắc, âm thanh, hình khối, không gian, thời gian cụ thể, xác định.

Đó là những quan niệm nghệ thuật ở cấp độ thi pháp tức cấp độ mĩ học bên trong thi ca và đã định hướng sự thay đổi cả một nền thơ1.

Có thể nói, một số vấn đề cơ bản về hình thức thơ hiện đại đã được giải quyết từ những năm ba mươi của thế kỉ với sự xuất hiện thơ mới (khái niệm thơ hiện đại dùng trong đối lập với thơ truyền thống, thơ cũ và ở thời điểm ấy, do có đối sánh với thơ cũ nên nó có tên là thơ mới). Trên phương diện hình thức nói chung, thơ trữ tình Việt Nam, kể từ thơ mới, dù phát triển theo hướng lãng mạn, tượng trưng trước 1945 hay theo hướng cách mạng mở đầu từ Tố Hữu, với các kiểu nhà thơ tương ứng, thực chất đều là sự phát triển sâu sắc hơn, nhiều vẻ hơn những khả năng nghệ thuật của thơ mới.

Trên nền mĩ học hiện đại mở ra từ thơ mới, thơ cách mạng cũng đã mở ra những khả năng mới cho sự biểu đạt của hình thức thơ ca lấy chính trị làm thước đo cao nhất, mà tiếng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu là hình thức nhuần nhị nhất.

Thơ trữ tình sau năm 1975 là sản phẩm của những kiểu nhà thơ không hoàn toàn như trước. Nó đang tìm đường, thử sức, dù chưa định hình, nhưng tràn đầy những dấu hiệu thay đổi. Trên một nền hình thức chung tương đối cố định (mang cả những truyền thống thơ cũ và thơ mới) cần xác định những dấu hiệu thuộc về những quan niệm mĩ học linh hoạt đã chi phối những hình thức thơ cụ thể của cái tôi trữ tình sau năm 1975, bởi vì “có những yếu tố lặp lại mang tính loại hình bền vững thể hiện khả năng giao tiếp của thơ ca trong các thời đại khác nhau trong cấu trúc lời nói nghệ thuật” (V. Vinôgrađôp)2.

3.1 Thể loại

Thể loại là một giới hạn về phạm vi đời sống được đề cập với những nguyên tắc thẩm mĩ riêng. Trong quan hệ với cái tôi trữ tình, thể loại thể hiện một góc nhìn, một trường quan sát, một quan niệm đối với đời sống. Thơ luật là kết quả của một cái nhìn cân đối, chặt chẽ, nghiêm trang, mực thước. Ý thức dân gian không chịu khuôn mình vào những công thức đã định, nên thơ dân gian đa phần là biến hóa các kiểu thơ chính thể. Theo Phan Ngọc, thơ đường luật bát cú là loại thơ dùng để nói về cái bất biến: bất biến của quy luật tự nhiên trước quy luật đời sống con người3, thơ song thất lục bát lúc nào cũng mang một mô hình nội dung thi pháp nhất định: Thu dạ lữ hoài ngâm4.

Vì chưa có điều kiện, ở đây, chúng tôi chỉ lưu ý tới một vài thể loại có ý nghĩa với sự nhận diện đặc thù của cái tôi trữ tình giai đoạn 1975-1990.

3.1.1 Trường ca

Sự xuất hiện một loạt trường ca vào những năm 1975-1985: Ba dan khát, Căm pu chia hi vọng, Quê hương mặt trời vàng, Người vắt sữa bầu trời (Thu Bồn), Những ngọn sóng mặt trời, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Trẻ con ở Sơn Mĩ, Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đường tới thành phố, Sức bền của đất (Hữu Thỉnh),Sóng Côn Đảo (Anh Ngọc), Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu), Đất nước hình tia chớp, Mặt trời trong lòng đất (Trần Mạnh

Một phần của tài liệu Ebook thơ trữ tình việt nam 1975 1990 phần 2 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)