HS cần nắm được khái niệm thế nào là khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng, khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song, khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau. HS cần
hiểu và vận dụng được định lí về điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, định lí ba đường vuông góc… HS cần nhớ các công thức tính thể tích khối chóp: 1 V .B.h 3 = và thể tích khối lăng trụ V B.h= ; trong đó: B
là diện tích đa giác đáy; h là đường cao của hình chóp, hình lăng trụ.
Như vậy, muốn tính được thể tích một khối đa diện hay khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau chúng ta cần xác định độ dài đoạn thẳng và diện tích đa giác. Thông thường chúng ta gắn các yếu tố cần tính vào tam giác hoặc tứ giác. Do đó chúng ta cần nhớ một số công thức đã học trước đó như:
+ Các hệ thức lượng trong tam giác vuông. + Định lí sin, cosin trong tam giác.
+ Công thức diện tích tam giác:
( ) ( ) ( ) ABC 1 1 S .BC.AH ab sin C p p a p b p c 2 2 ∆ = = = − − −
+ Trong tam giác đều cạnh a thì đường cao có độ dài
a 3 h
2
=
, bán kính
đường tròn ngoại tiếp
a 3 R
3
=
, diện tích tam giác là
2a 3 a 3 S
4
=
Ngoài ra, HS còn cần nhớ các cách xác định góc giữa hai đường thẳng, góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, góc giữa hai mặt phẳng…; các tính chất về quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong chương trình Hình học 11.