CHƯƠNG 2 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN VỀ KHOẢNG CÁCH VÀ THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
2.1.2. Tổ chức hoạt động học tập, tích cực trong quá trình học lí thuyết làm cơ sở cho hoạt động giải toán
2.1.2. Tổ chức hoạt động học tập, tích cực trong quá trình học lí thuyết làm cơ sở cho hoạt động giải toán toán
Mục tiêu quan trọng đầu tiên của việc tổ chức các hoạt động học tập là đảm bảo cho học sinh nắm vững một cách vững chắc và có hệ thống các kiến thức chuẩn được quy định trong SGK. Mục tiêu này được thực hiện trong quá trình học lí thuyết, là quá trình giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh tiếp nhận kiến thức chuẩn (khái niệm, định nghĩa, quy tắc, định lí, hệ quả…) và gợi động cơ, hướng học sinh vào hoạt động giải các bài tập cơ bản mang tính chất minh họa cho kiến thức chuẩn và dần định hướng phương pháp giải các dạng bài tập cơ bản. Đảm bảo hiệu quả học tập trong quá trình học lí thuyết sẽ là cơ sở cho hoạt động giải toán nói chung và sự hình thành kĩ năng giải toán của học sinh nói riêng diễn ra thuận lợi.
Dựa trên quan điểm hoạt động định hướng đổi mới phương pháp dạy học, trong quá trình dạy học lí thuyết, giáo viên cần tổ chức những hoạt động học tập đáp ứng được yêu cầu cụ thể như sau:
- Tạo ra được những tình huống hấp dẫn, gợi ra những hoạt động tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học.
- Đảm bảo học sinh hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, có sự trao đổi giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên. Với các bài tập đã có phương pháp giải được trình bày trong SGK, học sinh cần phải tự xác định cách làm. Cụ thể là khi giải, học sinh làm việc độc lập, khi gặp khó khăn, có thể trao đổi với giáo viên để từng bước tìm được lời giải thỏa đáng.
- Giáo viên chủ động trong việc điều tiết hoạt động học tập, giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn bằng cách phân tách hoạt động giải thành những hoạt động thành phần đơn giản hơn, hoặc cung cấp chọ học sinh một số tri thức phương pháp.
- Giáo viên cần giúp học sinh xác nhận những tri thức đã đạt được trong quá trình hoạt động; đưa ra những bình luận cần thiết để học sinh hiểu tri thức đó một cách sâu sắc, đầy đủ hơn.