* Về kiến thức: Hiểu và trình bày đƣợc những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cƣ và tình hình phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam; Những vấn đề đặt ra đối với cả nƣớc nói chung và các vùng, các địa phƣơng nơi HS đang sinh sống nói riêng.
* Về kĩ năng: Tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng địa lí nhằm phát triển hơn nữa tƣ duy địa lí cho HS, đó là tƣ duy tổng hợp, gắn với lãnh thổ, có liên hệ thƣờng xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất.
Các kĩ năng cụ thể là:
- Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự vật và hiện tƣợng địa lí, vẽ lƣợc đồ, biểu đồ.
- Phân tích, sử dụng bản đồ, biểu đồ, lƣợc đồ, lát cắt và hệ thống SLTK. - Thu thập, xử lí và trình bày các thông tin Địa lí.
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tƣợng, sự vật địa lí và để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
* Về thái độ, tình cảm:
- Làm giàu thêm ở HS tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, tinh thần tự cƣờng dân tộc và niềm tin vào tƣơng lai của đất nƣớc, của nhân dân.
- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các sự vật, hiện tƣợng địa lí.
- Đồng thời củng cố cho HS thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ môi trƣờng, xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội ở quê hƣơng.[4]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.1.2. Về cấu trúc chương trình
Chƣơng trình địa lí đƣợc cấu tạo theo đƣờng và đồng tâm nâng cao, kiến thức địa lí Việt Nam đã đƣợc đề cập hệ thống tuy với thời lƣợng không nhiều ở lớp 8 (23 tiết). Địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam đƣợc dạy cơ bản ở lớp 9 (52 tiết). Nay chƣơng trình địa lí 12 (55 tiết) gồm cả địa lí tự nhiên và kinh tế- xã hội. Do ở nƣớc ta đang tiến tới phổ cập Trung học cơ sở, không phải mọi HS đều có điều kiện hoàn thành giáo dục THPT, nên cấu tạo chƣơng trình là đồng tâm và nâng cao nhƣ hiện nay là hợp lí. Điểm khác biệt quan trọng trong chƣơng trình địa lí 12 là ở tính nâng cao, đòi hỏi HS không chỉ nhận biết, mà còn phải giải thích các hiện tƣợng địa lí tự nhiên và kinh tế- xã hội, là ở việc lựa chọn và trình bày các nội dung dƣới hình thức các vấn đề. Các kĩ năng đƣợc nâng cao nhiều hơn, với những bài tập đòi hỏi phải tổng hợp kiến thức và có nhiều thao tác tƣ duy, trình bày các báo cáo ngắn. Bên cạnh các bài tập cá nhân, các hoạt động theo nhóm đƣợc chú ý nhằm tăng cƣờng khả năng hợp tác của HS.
Địa lí 12 đƣợc cấu tạo theo các đơn vị kiến thức lớn, sắp xếp theo logic của khoa học và phù hợp với logic của quá trình dạy học và nhận thức. Đó là các phần chủ yếu sau:
- Việt Nam trên con đƣờng đổi mới (1 tiết). - Địa lí tự nhiên (14 tiết).
- Địa lí dân cƣ (3 tiết). - Địa lí kinh tế (27 tiết). - Địa lí địa phƣơng (2 tiết). - Ôn tập và kiểm tra (8 tiết).
Bài mở đầu giới thiệu về bối cảnh Quốc tế và trong nƣớc, những thành tự đã đạt đƣợc trong công cuộc đổi mới và những định hƣớng chính để nƣớc ta tiếp tục đổi mới và hội nhập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bản của thiên nhiên Việt Nam, những quy luật phân hoá của tự nhiên, mà còn đánh giá tự nhiên nhƣ là một nguồn lực thƣờng xuyên và cần thiết để phát triển kinh tế-xã hội. Vì thế các kiến thức về địa lí tự nhiên sẽ đƣợc vận dụng và củng cố khi học về địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam.
Phần địa lí dân cƣ đề cập những nét cơ bản về dân cƣ, lao động và việc làm, chất lƣợng cuộc sống và vấn đề đô thị hoá của dân cƣ hiện nay. Phần này không chỉ nhấn mạnh dân cƣ vừa là lực lƣợng sản xuất, vừa là thị trƣờng tiêu thụ, mà còn cho HS thấy rằng việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ là mục tiêu xã hội của công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam.
Phần địa lí các ngành kinh tế đƣợc bắt đầu từ cái nhìn tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên nền tảng của ba khu vực kinh tế lớn: Nông lâm ngƣ nghiệp - Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ, các vấn đề phát triển và phân bố các ngành kinh tế đƣợc lựa chọn để phân tích, tổng hợp. Có thể nói, những kiến thức đƣợc lựa chọn để HS hiểu đƣợc cơ cấu ngành của nền kinh tế là nền tảng để HS nắm đƣợc các vấn đề phát triển kinh tế- xã hội của các vùng.
Phần địa lí kinh tế- xã hội các vùng, chƣơng trình chỉ đề cập đến những vấn đề tiêu biểu, đƣợc lựa chọn từ rất nhiều vấn đề phải giải quyết của các vùng lãnh thổ nƣớc ta. Những vấn đề này có bản chất địa lí rõ nét và có ý nghĩa lâu dài.
2.2. Các vấn đề chung trong biên soạn đề kiểm tra Địa lí
2.2.1. Mục đích của đề kiểm tra Địa lí
- Trong chƣơng trình THPT mới, mục tiêu của môn Địa lí đã có những thay đổi, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc hình thành các năng lực của ngƣời lao động trong tƣơng lai, do đó mục đích của đề kiểm tra không chỉ nhằm vào đánh giá việc lĩnh hội kiến thức mà cần chú ý hơn vào việc đánh giá các kĩ năng, năng lực và thái độ của HS, giúp HS có hứng thú và say mê với môn học Địa lí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.2. Yêu cầu của đề kiểm tra Địa lí
- Phải căn cứ vào mục tiêu đã xác định ở từng bài.Nội dung yêu cầu kiểm tra là những kiến thức trong chƣơng trình học, các kiến thức phải đƣợc cập nhật đặc biệt là kiến thức về kinh tế-xã hội.
- Mức độ nội dung vừa phải, đảm bảo HS trung bình cũng làm đƣợc yêu cầu và phân hóa đƣợc HS giỏi và khá, tạo cơ hội để HS tự bộc lộ sự sánh tạo của mình.
- Kết hợp hài hòa giữa các câu hỏi yêu cầu ghi nhớ, suy luận và rèn luyện cho HS kỹ năng Địa lí.
- Kết quả kiểm tra cung cấp kết luận đáng tin cậy thông qua các chỉ số đánh giá đƣợc thể hiện qua điểm.
- Đảm bảo văn phong ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc. - Hình thức câu hỏi kiểm tra đa dạng.
2.2.3. Các tiêu chí biên soạn đề kiểm tra môn Địa lí cho học sinh miền núi
- Phản ánh đƣợc mục tiêu giáo dục. - Phạm vi kiến thức, kĩ năng:
+ Kiến thức và kĩ năng đƣợc kiểm tra toàn diện; kiến thức và kĩ năng nằm trong chƣơng trình giáo dục phổ thông. Không sử dụng kiến thức, kĩ năng xa lạ để ra đề kiểm tra.
+ Số câu hỏi đủ để bao quát đƣợc các chủ đề đã học, nhƣng đảm bảo phù hợp với thời gian kiểm tra và trình độ của HS miền núi.
- Hình thức kiểm tra:
+ Tự luận là hình thức tối ƣu nhất để KT- ĐG đối với môn Địa lí .
- Đề kiểm tra có tác dụng phân hóa: Có các câu hỏi ở các mức độ nhận thức khác nhau, nên để mức độ nhận thức cao có tỉ lệ điểm số ít hơn các mức độ nhận thức thấp.
- Tính chính xác, khoa học: Không có sai sót, diễn đạt rõ ràng,chặt chẽ, truyền tải hết yêu cầu tới HS, các câu hỏi đảm bảo đơn nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tính khả thi: Câu hỏi phù hợp với trình độ, thời gian làm bài của HS, có tính đến thực tiễn của miền núi.
2.2.4. Tiến trình thi, kiểm tra môn Địa lí lớp 12
Hình 2.1. Sơ đồ tiến trình thi, kiểm tra
2.2.4.1. Kiểm tra 15 phút
- Mục đích:
+ Làm sáng tỏ mức độ đạt đƣợc của HS về kiến thức, kĩ năng, thái độ so với mục tiêu dạy học đề ra;
+ Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của HS; + Có thể phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của chƣơng trình, sách giáo khoa;
+ Điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy của GV.
- Thời gian kiểm tra: 15 phút, vào tuần học thứ 4 của mỗi học kì.
- Dung lƣợng kiến thức: Kiểm tra bài cũ, nội dung thƣờng trƣớc tuần kiểm tra từ 1 đến 2 tuần nên không nhất thiết phải báo trƣớc cho HS.
- Hình thức ra đề: TNKQ hoặc tự luận (trong đó có kĩ năng địa lý: phân tích bảng số liệu, lập biểu đồ, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ).
- Tổ chức kiểm tra:
+ 15 phút đầu giờ, hoặc 15 phút cuối giờ;
+ GV chấm điểm trả bài, chữa bài sau 1 tuần học, quản lý điểm và đánh giá điểm.
2.2.4.2. Kiểm tra 1 tiết
- Mục đích:
* Về kiến thức: Đánh kiến thức HS nắm kiến thức qua 3 mức độ:
KT 1 tiết KT 15 phút KT học kì I KT 15 phút KT 15 phút KT học kì II KT 15 phút KT 1 tiết Một năm học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Mức độ nhận biết (ghi nhớ, tái hiện) nhƣ ghi nhớ các dấu hiệu đặc trƣng của các khái niệm địa lý, ghi nhớ địa danh, số liệu,…;
+ Mức độ hiểu: Giải thích, chứng minh, phân tích đƣợc các mối quan hệ địa lý, các hiện tƣợng, sự vật Địa lí;
+ Mức độ vận dụng: Vận dụng kiến thức đã học vào tình huống mới hoặc để giải thích một vấn đề thƣờng gặp trong thực tiễn (những vấn đề đơn giản) có liên quan đến kiến thức đã học.
* Về kỹ năng: Đánh giá mức độ thuần thục trong sử dụng bản đồ, lƣợc
đồ, các bảng số liệu, tranh ảnh để khai thác, trình bày kiến thức địa lí; trong phân tích các mối quan hệ nhân quả để giải thích các hiện tƣợng, sự vật địa lí.
* Về thái độ: Xem xét mức độ thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên
và các thành quả lao động của cộng đồng, thái độ trƣớc các vấn đề của cộng đồng nhƣ dân số, môi trƣờng và đánh giá mức độ tập trung, tính tích cực, hợp tác trong tham gia giờ lên lớp, nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài kiểm tra của HS.
- Thời gian kiểm tra: 1 tiết, vào tuần học thứ 7 hoặc 8 của mỗi học kì. - Dung lƣợng kiến thức: Kiến thức và kĩ năng đã học trong 6 - 7 tuần trƣớc kiểm tra, có ôn tập và thông báo cho HS 1 tuần trƣớc giờ kiểm tra.
- Hình thức ra đề: TN tự luận hoặc TNKQ (Tuy nhiên với bộ môn Địa lí cần kiểm tra phần kĩ năng lập biểu đồ, phân tích bảng số liệu thống kê nên sử dụng hình thức TN tự luận).
- Tổ chức kiểm tra: + Thời gian 45 phút.
+ GV chấm điểm trả bài, chữa bài sau 1 tuần học, quản lý điểm và đánh giá điểm.
2.2.4.3. Kiểm tra học kì, cuối năm
- Mục đích: Đánh giá cả quá trình học tập của HS, cùng với việc thu thập đầy đủ thông tin về trình độ, khả năng, thái độ học tập của HS trong cả quá trình học tập của một kì học hoặc của một năm học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thời gian kiểm tra: 1 tiết, vào tuần học thứ 17 của của học kì I, và tuần học thứ 35 hoặc 36 của học kì II.
- Dung lƣợng kiến thức: Kiến thức và kĩ năng đã học trong một kì học đối với kiểm tra học kì I, cả năm học với kiểm tra học kì II, vì vậy có tiết ôn tập và thông báo cho HS một tuần trƣớc giờ kiểm tra.
- Hình thức ra đề: TN tự luận hoặc TNKQ (Tuy nhiên với bộ môn Địa lí cần kiểm tra phần kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu thống kê nên sử dụng hình thức TN tự luận).
- Tổ chức kiểm tra: + Thời gian 45 phút.
+ GV chấm điểm trả bài, chữa bài sau 1 tuần học, quản lý điểm và đánh giá điểm.
2.2.5. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra Địa lí
Đánh giá kết quả học tập của HS là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sƣ phạm của GV, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân HS, để HS học tập đạt kết quả tốt hơn.
Đánh giá kết quả học tập của HS cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phƣơng pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ đƣợc dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của HS. Để đảm bảo việc đánh giá kết quả học tập địa lí của HS đƣợc khách quan, đủ độ tin cậy cần thực hiện đúng quy trình đánh giá cũng nhƣ quy trình soạn đề kiểm tra. Quy trình biên soạn đề kiểm tra cần đƣợc thực hiện theo 6 bƣớc sau đây:
Bƣớc 1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Kiểm tra, đánh giá không chỉ giúp cho HS biết mình đạt đƣợc mức nào so với mục tiêu môn học để tiếp tục cố gắng, phấn đấu trong học tập mà còn có tác dụng giúp GV biết đƣợc những điểm đã đạt đƣợc, chƣa đạt đƣợc của hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
động dạy học, giáo dục của mình, từ đó có kế hoạch điều chỉnh hoặc bổ sung cho công tác chuyên môn, hỗ trự HS đạt đƣợc kết quả mong muốn.
- Kiểm tra, đánh giá giúp cho phụ huynh HS trong việc lựa chọn cách giáo dục, chọn hƣớng nghề nghiệp cho con em.
Bƣớc 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Mỗi hình thức đều có ƣu điểm và hạn chế riêng nhƣng theo tác giả thấy hình thức kiển tra tự luận phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trƣng môn Địa lí, là cơ sở để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của HS chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho HS làm bài kiểm tra phần TN khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần TN khách quan trƣớc, thu bài rồi mới cho HS làm phần tự luận.
Bƣớc 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của HS theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Vận dụng ở mức độ cao có thể hiểu là các mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá.
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chƣơng trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lƣợng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lƣợng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lƣợng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Xây dựng ma trận gồm các thao tác:
* Thao tác 1: Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra
Dựa vào chuẩn KT-KN trong chƣơng trình giáo dục phổ thông để liệt kê