Đổi mới bằng kiểm tra, đánh giá theo quá trình

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống đề kiểm tra, đánh giá môn Địa lí lớp 12 theo hƣớng phát triển năng lực học sinh ở trƣờng Trung học phổ thông miền núi phía Bắc (Trang 44 - 45)

Kiểm tra, đánh giá quá trình trong dạy học có vai trò to lớn không chỉ giúp GV thu đƣợc những thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy mà còn giúp HS có thể lấp đƣợc những lỗ hổng kiến thức ngay trong quá trình học tập mà không cần đợi đến khi môn học kết thúc, từ đó có thể nâng cao kết quả học tập cuối cùng của HS. Đồng thời đánh giá quá trình còn làm thay đổi thái độ học tập của HS, làm cho HS tự giác học tập. Có thể nói đánh giá quá trình là đánh giá cho học tập. Do đó, đánh giá quá trình sẽ kết hợp với đánh giá tổng kết để quá trình học tập và giảng dạy luôn luôn có những thay đổi để đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.

“Đánh giá quá trình là loại đánh giá được sử dụng trong suốt quá trình

giảng dạy, thường gắn với lớp học, mục đích là để xem xét mức độ thành công của việc dạy và học, nhận ra những điểm cần khắc phục đối với cả GV và HS để từ đó có những thay đổi kịp thời”. [7]

Đặc trưng của đánh giá quá trình

- Đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục và song song với quá trình giảng dạy.

- Công cụ đánh giá đa dạng, GV có thể sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau trong một tiết dạy.

- Cung cấp thông tin phản hồi cho cả quá trình giảng dạy lẫn học tập. - Thông tin phản hồi đƣợc chia sẻ nhanh chóng, thƣờng xuyên và liên tục.

Bảng 1.3. So sánh KT-ĐG quá trình và KT-ĐG tổng kết

KT-ĐG quá trình KT-ĐG tổng kết

Sử dụng trong suốt quá trình dạy học, thƣờng gắn với lớp học, mục đích là để xem xét mức độ thành công của việc dạy và học, nhận ra những điểm cần khắc

Xem xét kết quả học tập của HS sau một giai đoạn nhất định theo quy định chung (sau một học kì, một năm học, cấp học)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KT-ĐG quá trình KT-ĐG tổng kết

phục

Có thể cho điểm số hoặc không Có điểm số - Hỗ trợ cho việc học của HS ngay trong

tiết học: chỉnh sửa thông tin sai lệch, củng cố, định hƣớng kiến thức,…

- Điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy hoặc mục tiêu trong quá trình giảng dạy của GV

- Tìm hiểu nhu cầu của HS

- Xem xét cho điểm để xếp loại và xét lên lớp

- Điều chỉnh, xem xét chƣơng trình học

- Không tìm hiểu nhu cầu HS Thông tin phản hồi đƣợc cung cấp thƣờng

xuyên, kịp thời và liên tục

Cung cấp thông tin phản hồi muộn và không có nhiều ý nghĩa cho sự tiến bộ của HS

Đánh giá vì sự tiến bộ của ngƣời học Thông báo kết quả học tập sau một khoảng thời gian nhất định

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống đề kiểm tra, đánh giá môn Địa lí lớp 12 theo hƣớng phát triển năng lực học sinh ở trƣờng Trung học phổ thông miền núi phía Bắc (Trang 44 - 45)