Đánh giá về hiệu quả công tác của đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 48 - 53)

6 Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.

2.3.3. Đánh giá về hiệu quả công tác của đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS:

trường THCS:

Trên cơ sở nguồn cung cấp thông tin từ Phòng GD-ĐT Thị xã Bỉm Sơn kết hợp với kết quả khảo sát thực trạng hiệu quả quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá trên đây, chúng tôi rút ra một số đánh giá như sau:

2.3.3.1. Ưu điểm

- Về số lượng: Đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006:

Tổng số Cán bộ quản lý là 16 đồng chí, trong đó có 07 Hiệu trưởng và 09 Phó Hiệu trưởng.

- Về cơ cấu:

Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, 93,7% trên chuẩn.

Trình độ lý luận chính trị: 0,0% cao cấp, 75,0% Trung cấp, 24% Sơ cấp và 100% Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng là Đảng viên.

Độ tuổi bình quân đội ngũ cán bộ quản lý là 48 tuổi, nữ chiếm 62,5 %. - Hàng năm, Phòng GD-ĐT Thị xã Bỉm Sơn đã phối hợp với Phòng Nội vụ tiến hành khảo sát đội ngũ Hiệu trưởng nói riêng và đội ngũ Cán bộ quản lý giáo dục nói chung qua nhiều kênh thông tin: Như lấy phiếu thăm dò tín nhiệm; xin ý kiến của chính quyền ở nơi công tác và ở nơi cư trú; thông qua báo cáo tự đánh giá của Hiệu trưởng; đánh giá của nhà trường, đánh giá của phòng GD-ĐT về mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Phòng GD-ĐT đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, thanh tra trong năm học như: Thanh tra toàn diện, thanh tra quản lý, thanh tra chuyên môn và đánh giá cuối năm để xếp loại, đánh giá hiệu quả công tác của hiệu trưởng.

Phòng GD-ĐT cung cấp đầy đủ hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nước và của ngành về những qui định đối với ngành GD-ĐT, về chế độ chính sách cũng như hướng dẫn, chỉ đạo Hiệu trưởng thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn luôn có lập trường quan điểm vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tinh thần trách nhiệm cao; có năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường; xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình

và xã hội. Chính họ vận hành bộ máy nhà trường hoạt động tốt góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đã tham mưu tích cực cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương không ngừng nâng cao xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội địa phương.

2.3.3.2. Hạn chế, yếu kém

- Đa số Cán bộ quản lý chưa được đào tạo có hệ thống bài bản về công tác quản lý, chủ yếu được đề bạt, bổ nhiệm trực tiếp từ giáo viên đang giảng dạy sang làm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng. Khi làm việc còn dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên tính chuyên nghiệp thấp, điều này ảnh hưởng đến sự điều hành, quản lý.

- Trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ thấp, chủ yếu qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn dẫn tới bất cập trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi công việc. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hiệu quả chưa cao, chưa tiếp cận theo kịp tốc độ phát triển CNTT.

- Một số ít Cán bộ quản lý còn thiếu năng lực sáng tạo, chưa mạnh dạn trong giải quyết công việc, khả năng thuyết phục quần chúng còn hạn chế, phương pháp làm việc chưa khoa học, còn tỏ ra lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

- Còn có Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng chưa thực sự chủ động trong tự học, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, nâng cao trình độ chính trị, bằng lòng với hiện tại nên ảnh hưởng sự phát triển của nhà trường. Cá biệt còn có cán bộ quản lý không đấu tranh với tiêu cực, chưa thực sự chuyên tâm với nghề; còn có biểu hiện chạy theo thành tích.

- Trong điều kiện nguồn kinh phí còn gặp nhiều khó khăn , vì vậy trang bị cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng về điều kiện làm việc còn có nhiều hạn chế, chưa trở thành động lực thúc đẩy, động viên giúp Cán bộ quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.3.3.3 Nguyên nhân

- Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Trước hết là sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành đặc biệt là trong những năm qua, ngành Giáo dục - Đào tạo thị xã Bỉm Sơn luôn được sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD-ĐT Thanh Hóa, của Phòng GD-ĐT Thị xã Bỉm Sơn đối với đội ngũ cán bộ giáo viên nói chung và đối với đội ngũ Cán bộ quản lý nói riêng.

Những năm qua Phòng GD-ĐT Thị xã đã phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu với UBND Thị xã để chỉ đạo, quản lý xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý như: Công tác Quy hoạch, Kế hoạch công tác đào tạo bồi dưỡng; Công tác bổ nhiệm, luân chuyển đúng qui trình, lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý có đầy đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu.

Các chế độ, chính sách sử dụng, đãi ngộ lương, phụ cấp, hỗ trợ nâng cao trình độ được quan tâm giải quyết kịp thời đã khuyến khích động viên lớn đến đội ngũ cán bộ quản lý.

Không ngừng cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường, điều kiện làm việc cho đội ngũ Cán bộ quản lý.

Bản thân mỗi Cán bộ quản lý trường THCS đã biết phát huy vai trò vị trí của mình, tự giác, nhiệt tình, trách nhiệm cao với công việc được giao, có hiệu quả trong công tác đã đóng góp sức lực vào sự phát triển của giáo dục địa phương. Bản thân biết tự học, tự bồi dưỡng hoàn thiện mình.

Bỉm Sơn là Thị xã công nghiệp, có điều kiện phát triển về kinh tế-xã hội, trình độ dân trí cao cũng là điều kiện quan trọng để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý đối với các trường học nói chung và đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS nói riêng.

- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Trong thời gian dài, tư duy về quản lý của các cấp trong ngành giáo dục chậm đổi mới; chưa chú trọng đến việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, đặc biệt với đội ngũ Hiệu trưởng, người đứng đầu trong nhà trường ngang tầm với vị trí, chức năng nhiệm vụ; bên cạnh đó còn có nguyên nhân của bệnh thành tích; việc quản lý của Hiệu trưởng mang tính chủ quan; kinh nghiệm là chính; công tác qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lý có chỗ, có lúc chưa được quan tâm đúng mức, chưa sát với thực tế và với yêu cầu phát triển giáo dục.

Nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Cán bộ quản lý còn nặng về lý thuyết, chưa sát yêu cầu thực tế, chưa trang bị cho người học kỹ năng cụ thể cần thiết để vận dụng vào thực tiễn. Tài liệu bồi dưỡng còn đơn điệu, nghèo nàn, ít có tài liệu tham khảo. Chất lượng các lớp bồi dưỡng chưa cao, đôi lúc còn mang tính hình thức chưa thực sự hấp dẫn, chưa hiệu quả cho người học.

Các qui định về đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ Cán bộ quản lý chưa rõ ràng, chưa có qui định bắt buộc nên có một số cán bộ quản lý tuổi cao chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ; vẫn còn một số đi học chỉ vì để có bằng cấp đạt chuẩn, với mục đích đảm bảo vị trí công tác, hay chuyển ngạch lương, nên không có tác dụng trong nâng cao hiệu quả công tác.

Với cơ chế quản lý cán bộ hiện nay chỉ cần được bổ nhiệm là người Cán bộ quản lý có tư tưởng tâm lý an tâm với cương vị công tác và hầu như

chưa có Cán bộ quản lý nào phải rời khỏi cương vị công tác của mình vì lý do về năng lực quản lý yếu kém; thực tế này đã kìm hãm sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của Cán bộ quản lý.

Việc phân cấp quản lý giáo dục hiện nay chưa thật rõ ràng và thống nhất cao.

Công tác luân chuyển cán bộ quản lý chưa thực sự mạnh dạn, quyết liệt, chưa xác định rõ bước đi, lộ trình và sự đồng thuận của địa phương.

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và xử lý của cấp trên có lúc chưa kịp thời còn nể nang, né tránh, nương nhẹ nên chưa thực sự tác động mạnh đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Cán bộ quản lý.

Trong công tác quản lý, một số Hiệu trưởng chỉ quan tâm nhiều quản lý hành chính, giải quyết sự vụ mà xa rời quản lý dạy học, quản lý giáo dục nên đã rất hạn chế trong việc thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nguồn tài chính mới chỉ đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho hoạt động giáo dục, chưa trở thành điểm mạnh là động lực hỗ trợ thúc đẩy giáo dục phát triển theo yêu cầu xã hội.

Sự quan tâm, đầu tư của phụ huynh cho con em chưa đồng đều và vẫn còn nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng chất lượng học tập.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w