Thực trạng giáo dục THCS Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 32 - 34)

Hóa

2.2.2.1. Qui mô mạng lưới trường, lớp, học sinh

Năm học 2012-2013 Thị xã Bỉm Sơn có 07 trường THCS công lập với 72 lớp và 2469 học sinh.

Trong đó có: Trường hạng 1: 0; Trường hạng 2: 0 ; Trường hạng 3: 07 Khối 6: 641 học sinh/19 lớp

Khối 7: 644 học sinh/19 lớp Khối 8: 588 học sinh/16 lớp Khối 9: 596 học sinh/18 lớp

Mạng lưới trường, lớp phân bố đều cho 07 phường, xã. Mỗi phường, xã, có 1 trường THCS, (xã Quang Trung chưa có trường THCS) riêng trường THCS Lê Quý Đôn (trên địa bàn phường Lam Sơn) được tuyển sinh học sinh trong toàn Thị xã.

Bảng 2.3. Số trường, lớp, học sinh - Đội ngũ CBGV các trường THCS Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa năm học 2012-2013.

TT Trường THCS Số HS Số lớp CBQL - GV - NV Tổng GV CB QL NV 1 Ba Đình 604 16 46 41 3 2 100% 80% 3 2 Ngọc Trạo 262 9 24 20 2 2 100% 83% 3 3 Xi Măng 355 11 27 22 3 2 100% 74% 3 4 Bắc Sơn 239 8 24 20 2 2 100% 82% 3

6 Hà Lan 199 6 19 15 2 2 100% 65% 3

7 Quang Trung 310 10 29 25 2 2 100% 55% 3

Tổng: 2469 72 205 175 16 14

(Nguồn: Phòng GD-ĐT thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá)

Trong 5 năm qua mạng lưới trường, lớp, học sinh về cơ bản là ổn định, số lượng học sinh tuy có giảm nhẹ, song vẫn đảm bảo về quy mô trường lớp nên thuận lợi cho việc lập kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm.

Bảng 2.4. Qui mô phát triển giáo dục THCS Bỉm Sơn, Thanh Hoá trong 3 năm (2010-2013) Năm học Số trường Số lớp Số HS Số CBGV Số CBQL Tỉ lệ TN 2010-2011 7 78 2574 215 17 100% 2011-2012 7 76 2442 207 16 99,8% 2012-2013 7 72 2469 205 16 99,8%

(Nguồn: Phòng GD-ĐT thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá)

2.2.2.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên

Trong những năm qua đội ngũ cán bộ giáo viên THCS Thị xã Bỉm Sơn Thanh Hoá nhìn chung đủ về số lượng, nhưng chưa đồng bộ về mặt cơ cấu, còn có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu: Thừa giáo viên các môn Văn, Toán trong khi đó thiếu giáo viên các môn: Công nghệ, Giáo dục công dân, Tin học, Sinh, Hoá, Lý; thiếu nhân viên thư viện, thiết bị thí nghiệm, y tế. Vì vậy ở một số trường THCS tình trạng giáo viên phải dạy môn không được đào tạo chính ngành vẫn còn xảy ra.

Trình độ đào tạo chuyên môn của giáo viên đến nay 100% đạt chuẩn và 59,5% trên chuẩn. Hầu hết đội ngũ giáo viên yêu nghề, nhiệt tình, đời sống tạm đủ để an tâm công tác, có trách nhiệm với công việc, với nghề. Do được đào tạo chuyên ngành và thường xuyên tham dự bồi dưỡng, tập huấn hàng năm nên nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giảng dạy của giáo viên được đảm bảo đáp ứng đổi mới dạy học và yêu cầu phát triển giáo

dục. Việc bồi dưỡng, học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị được giáo viên quan tâm và tham gia tích cực.

Hàng năm giáo viên tích cực tham gia các chương trình bồi dưỡng giáo viên, hội thảo về phương pháp giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm. Các hoạt động này giúp đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ vững vàng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy vậy còn có giáo viên tiếp cận, sử dụng các phương tiện hiện đại, đặc biệt việc sử dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy chưa được phát huy như soạn bài trên các phần mềm chuyên ngành, giảng bài có sử dụng máy chiếu đa năng, sử dụng phần mềm vi tính để cộng điểm, xếp loại và thông báo kết quả trên mạng để học sinh, phụ huynh nắm bắt còn chưa hiệu quả do đó đã làm chậm đổi mới phương pháp dạy học và chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển giáo dục và yêu cầu xã hội.

Bảng 2.5. Đội ngũ cán bộ giáo viên THCS Bỉm Sơn, Thanh Hoá

Năm học

Tổng số CB GV

Đạt chuẩn Trên chuẩn “GVdạy giỏi”Danh hiệu được xếp loạiSKKN đã

SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ(%) Thị Tỉnh Thị Tỉnh 2010-2011 215 215 100% 91 42,2% 32 6 220 15 2011-2012 207 207 100% 124 60% 31 4 216 11 2012-2013 205 205 100% 154 75% Không thi Không thi 221 22

(Nguồn: Phòng GD-ĐT thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Trang 32 - 34)