2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀ TỪ KHU
2.2.1 Trên thế giới
* Trung Quốc: Nghề thủ công của Trung Quốc có từ lâu đời và nổi tiếng như gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim và nghề làm giấy... Sang đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã có khoảng 10 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên làm việc trong các hộ gia đình, trong các phường nghề và các làng nghề. Đến năm 1954, các ngành nghề TTCN được tổ chức vào các HTX, sau này trở thành các xí nghiệp Hương Trấn và cho đến nay vẫn tồn tại một số làng nghề [7].
Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung các xí nghiệp công thương nghiệp, xây dựng và hoạt động ở khu vực nông thôn. Nó bắt đầu xuất hiện vào năm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa. Xí nghiệp Hương Trấn phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Vào những năm 1980 các xí nghiệp cá thể và làng nghề đã phát triển nhanh, góp phần tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn.
* Nhật Bản: Ngành nghề TTCN của Nhật Bản bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như chế biến lương thực, thực phẩm, nghề đan lát, nghề dệt chiếu, nghề thủ công mỹ nghệ... Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tuy tốc độ CNH và phát triển nhanh, song một số làng nghề vẫn tồn tại và các nghề thủ công vẫn được mở mang. Họ rất quan tâm chú trọng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ ở nông thôn để làm vệ tinh cho các xí nghiệp lớn ở đô thị.
Nhật Bản còn chủ trương nghiên cứu các chính sách, ban hành các luật lệ, thành lập các viện nghiên cứu, viện mỹ thuật và thành lập nhiều văn phòng cố vấn khác. Nhờ đó các hoạt động phi nông nghiệp hoạt động một cách tích cực, thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp chiếm tới 85% tổng thu nhập của các hộ. Năm 1993 các nghề thủ công và các làng nghề đạt giá trị sản lượng tới 8,1 tỷ đô la.
* Hàn Quốc: Sau chiến tranh kết thúc, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến CNH nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống. Đây là một chiến lược quan trọng để phát triển nông thôn. Các mặt hàng được tập trung chủ yếu là: hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu, ngành nghề TCN và sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền.
Chương trình phát triển các ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạo thêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ năm 1997. Chương trình này tập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất quy mô nhỏ khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp, ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển ngành nghề thủ công truyền thống được triển khai từ những năm 1970-1980 đã có 908 xưởng thủ công dân tộc, chiếm 2,9% các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23 nghìn lao động theo hình thức sản xuất tại gia đình là chính với 79,4% là dựa vào các hộ gia đình riêng biệt và sử dụng nguyên liệu địa phương và bí quyết truyền thống.
* Đài Loan: Nhà nước khuyến khích lập các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nhẹ như ngành sợi, dệt, đồ chơi trẻ em, chế biến nông sản thực phẩm nằm phân tán ở các huyện lỵ, thị trấn ở các vùng nông thôn, gần nơi có nguồn nguyên liệu,... xây dựng các cơ sở công nghiệp nhỏ sản xuất hàng tiêu dùng
và chế biến thực phẩm trong nông thôn. Ngoài ra các làng xã vẫn phát triển các nghề cổ truyền, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phục vụ du lịch và xuất khẩu. Do CNH nông thôn và ngành nghề truyền thống phát triển mà số hộ nông dân chuyên làm ruộng đến nay chỉ còn trên dưới 9%, trong đó cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân thu nhập từ hoạt động ngoài nông nghiệp chiếm 60 - 62%.
* Thái Lan: Đây là nước có nhiều ngành nghề TTCN và làng nghề truyền thống. Các nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ như chế tác vàng, bạc, đá quý và đồ trang sức được duy trì và phát triển tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu, đứng vào hàng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên Thái Lan chỉ phát triển ở những vùng thuận lợi, ven các đô thị lớn. Ở nông thôn, phần lớn các xí nghiệp công nghiệp làm chế biến nông, lâm sản và bán tại chỗ. Thái Lan có phong trào với tên gọi “One tambon, one product” (mỗi làng, một sản phẩm) được phát động từ năm 1999 sau khi Thủ tướng Thái Lan đi thăm cửa hàng “Một làng nghề, một sản phẩm - one village, one product” tại Nhật Bản [8].
Vùng gốm truyền thống ở Chiềng Mai đang được xây dựng thành trung tâm gốm quốc gia với 3 mặt hàng: gốm truyền thống, gốm công nghiệp và gốm mới, được sản xuất tại 21 xí nghiệp chính và 72 xí nghiệp vệ tinh. Cho đến nay 95% hàng hoá xuất khẩu của Thái Lan là đồ dùng trang trí nội thất và quà lưu niệm. Bên cạnh đó, nghề kim hoàn, chế tác ngọc, chế tác gỗ vẫn tiếp tục phát triển đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.
* Ấn Độ: Phát triển các xí nghiệp nhỏ với các ngành thủ công nghiệp ở nông thôn, đó là các ngành cần ít vốn nhưng lại có sẵn nguyên liệu, lao động và không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp. Là nước có nền văn hoá, văn minh rất lâu đời được thể hiện rất rõ trên các sản phẩm thủ công truyền thống. Bên cạnh nghề nông, hàng triệu người dân sinh sống bằng các nghề TTCN với doanh thu hàng năm gần 1.000 tỷ rupi. Chính phủ còn khuyến khích các
ngành công nghiệp cổ truyền và TTCN cùng phát triển [8].
Kinh nghiệm rút ra từ sự chuyển ngành nghề sản xuất phân tán trong dân cư ra sản xuất tập trung của các nước trên thế giới đối với Việt Nam:
Từ yêu cầu mới trong phát triển làng nghề và từ khi có quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ, chủ trương “đối với địa phương có nhiều cơ sở làng nghề nông thôn, UBND cấp tỉnh giao cho UBND cấp huyện hoặc cấp xã quy hoạch đất đai, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở ngành nghề nông thôn thuê đất đầu tư xây dựng có cơ sở sản xuất “, các địa phương đã triển khai khá mạnh mẽ việc xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề. Qua điều tra điển hình ở 4 Thành phố và tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Nam Định chúng tôi nhận thấy các địa phương này đã kịp thời đề ra nghị quyết của tỉnh uỷ, UBND tỉnh và đến tháng 5/2005 đã xây dựng được nhiều cụm công nghiệp làng nghề.
Bảng 2.1 Tình hình quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề ở Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Nam Định đến năm 2010
Tỉnh nghề củaSố làng tỉnh Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề đến năm 2010 Diện tích (ha) Số cụm công nghiệp làng nghề đã xây dựng Diện tích (ha) Hà Nội 30 8 3 96,1 Hà Tây 201 184 1197 47 Bắc Ninh 62 21 460,87 15 Nam Định 86 17 15 202,69
Nguồn:Bộ NN&PTNT (2005). Chương trình mỗi làng một nghề giai đoạn 2006 – 1010
Các cụm công nghiệp làng nghề được hình thành và phát triển bằng hai con đường chính: i) Hình thành tự phát từ một cụm sản xuất do các hộ tự xây dựng, sau đó phát triển thành cụm công nghiệp làng nghề; ii) xây dựng mới
cụm công nghiệp làng nghề.
Từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh sau gần 5 năm thành lập đến nay của các cụm công nghiệp làng nghề, chúng ta thấy cụm công nghiệp làng nghề có ưu điểm và lợi ích rõ rệt sau đây:
- Tạo mặt bằng cho mở rộng và tăng quy mô sản xuất của nhiều làng nghề. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tạo điều kiện thúc đẩy tiến bộ khoa học-công nghệ trong sản xuất, kinh doanh của các làng nghề.
- Giải quyết được nhiều việc làm hơn cho lao động ở nông thôn.
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Khi chúng ta vào WTO thì trình độ hội nhập sẽ có bước phát triển mới. Điều đó đòi hỏi các cụm công nghiệp làng nghề phải phát triển, đổi mới và nâng cao được trình độ sản xuất, kinh doanh hơn hiện nay [11].
1. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp làng nghề
Nhìn tổng thể, thực hiện các chủ trương của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, các cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN) được hình thành phát triển trên cơ sở quy hoạch của địa phương.
Các quy hoạch phát triển CNNLN nhìn chung còn một số tồn tại, hạn chế như:
- Chưa gắn quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề với chiến lược quy hoạch dài hạn phát triển ngành nghề.
- Chưa kết hợp tốt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề với quy hoạch phát triển khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.
- Chưa tính toán đầy đủ nhu cầu, nên một số CCNLN vừa mới xây dựng xong đã xin bổ sung thêm diện tích.
này phải đi trước và nó ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâu dài của cụm. Nhận thức tư tưởng cần quán triệt trong quy hoạch là: phải tính toán mục tiêu và hiệu quả của thành lập CCNLN. Mục tiêu của thành lập CCNLN là phát huy tối đa nội lực, sử dụng tốt lợi thế so sánh và lợi thế nhờ quy mô gắn chặt với giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó cần nhấn mạnh trước hết đến môi trường.
Những ngành nào, sản phẩm nào nếu sản xuất phân tán ở làng nghề cũ làm môi trường bị ảnh hưởng thì kiên quyết thành lập CCNLN để tách khu vực sản xuất ra khỏi khu dân cư. Cần tránh tình trạng biến CCNLN thành một khu dân cư mới và nhân rộng ô nhiễm môi trường ra khu vực mới.
Quy hoạch phát triển CCNLN cần chú ý gắn với: i) Quy hoạch phát triển ngành nghề trong chiến lược lâu dài; ii) Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; iii) Quy hoạch sử dụng tối ưu đất đai của tỉnh; iiii) Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh gắn với dự báo xu hướng phát triển trong tương lai.[10]
2. Thực hiện các giải pháp giảm thiểu triệt để ô nhiễm môi trường
Trên thực tế, chưa có tiến bộ và thay đổi đáng kể trong giải quyết ô nhiễm môi trường ở các làng nghề khi thành lập CCNLN, bởi vì: một mặt, người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề chưa nhận thức đầy đủ tác hại của ô nhiễm môi trường trong phát triển sản xuất các làng nghề tới chất lượng đời sống dân cư, mặt khác; thiếu kinh phí và về mặt pháp lý, thiếu cơ chế quản lý Nhà nước để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phát triển các làng nghề gây ra.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề và các CCNLN cần có giải pháp đồng bộ về: Quy hoạch, lựa chọn công nghệ sản xuất và xử lý môi trường cũng như chính sách có trọng tâm, trọng điểm để đảm bảo tài chính cho bảo vệ môi trường.
- Về quy hoạch: thành lập và phát triển các CCNLN để tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực dân cư để tạo điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất. Trong mỗi CCNLN, cần giành một diện tích đất đai nhất định để trồng cây xanh.
- Về công nghệ sản xuất: cần thay đổi và đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường, ví dụ áp dụng: lò gas thay lò hộp trong các làng và các cụm công nghiệp sản xuất gốm sứ.
- Về xử lý ô nhiễm: tại các CCNLN có thể thành lập các xí nghiệp xử lý chất thải và áp dụng các phương tiện xử lý chất thải. Cần có các giải pháp để nâng cao ý thức và trách nihệm của mỗi người dân nói chung và người lao động nói riêng đối với bảo vệ môi trường. Đối với mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần có giải pháp xử lý tập trung phế thải ở CCNLN. Nguồn kinh phí để xử lý phế thải có thể dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước một phần, phần còn lại huy động sự đóng góp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm.
3. Tổ chức bộ máy quản lý đối với CCNLN
Để quản lý CCNLN hiệu quả cao vấn đề mấu chốt là phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý nội bộ cụm.
Bộ máy chính quyền các cấp (tỉnh, huyện, xã) với cơ quan giúp việc là các sở, ban, ngành của tỉnh và các phòng, ban của huyện, là cơ quan quản lý Nhà nước đối với các CCNLN. Nhà nước chịu trách nhiệm về định hướng xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, ban hành, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các quy định, có tính pháp quy về xây dựng và phát triển CCNLN.
Ban Quản lý dự án CCNLN ở các huyện là ban chuyên môn do chính quyền cấp tỉnh hoặc huyện tổ chức ra để lo việc: đầu tư, triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và đưa CCNLN vào hoạt động.
Ban Điều hành hoạt động CCNLN (thực chất là ban quản lý nội bộ cụm) là một tổ chức do CCNLN thành lập sau khi công tác xây dựng kết cấu
hạ tầng kỹ thuật của cụm về cơ bản hoàn thành. Ban này hoạt động như một đơn vị giám sát và cấp giấy chứng nhận về đảm bảo môi trường sinh thái cho quy trình sản xuất, kinh doanh và thực hiện theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, hoặc một đơn vị thực hiện hạch toán kinh tế.
4. Kiện toàn thể chế cho phát triển và quản lý các CCNLN
Sau khi có Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, nhiều địa phương (tỉnh, huyện) đã ban hành các văn bản pháp quy để tiến hành xây dựng và phát triển CCNLN. Các văn bản pháp quy này đã tạo cơ sở pháp lý để triển khai khá nhanh các công việc liên quan đến hình thành, phát triển các cụm. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề cần có quy định thống nhất của Nhà nước để tạo môi trường thể chế cho quản lý, hoạt động, phát triển các CCNLN, đó là:
- Cần ban hành các tiêu chí đánh giá làng nghề và cụm công nghiệp làng nghề. Nên thống nhất khái niệm: cụm công nghiệp làng nghề.
- Xây dựng cơ chế cho việc thành lập, phát triển, quản lý các CCNLN. - Nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước đối với hình thành và phát triển CCNLN. Chẳng hạn, Nhà nước hỗ trợ việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, cấp điện, nước đến CCNLN, hỗ trợ 30% kinh phí giải phóng mặt bằng trong hàng rào, hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết CCNLN, hỗ trợ công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ…
5. Phát triển các hoạt động dịch vụ và Nhà nước hỗ trợ phát triển các hoạt động dịch vụ
Các hoạt động dịch vụ như: nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tư vấn chất lượng, xúc tiến thương mại, tài chính ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với đẩy nhanh sự phát triển, nâng cao hiệu quả sự phát triển các CCNLN.
Trên thực tế, các hoạt động dịch vụ trên còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được