4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4.1.3 Hiệu quả của chuyển ngành nghề sản xuất ra khu tập trung
4.1.3.1 Hiệu quả kinh tế
Làng nghề có vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết việc làm tại chỗ, xoá đói giảm nghèo, khai thác được tiềm năng cũng như phát huy được lợi thế so sánh, lợi thế nhờ qui mô ở từng vùng, từng địa phương. Qua đó góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Với nhận thức đó, thị xã Từ Sơn đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển các làng nghề. Một trong những giải pháp quan trọng được thị xã Từ Sơn thực hiện là xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất phân tán trong dân chuyển sang sản xuất theo hình thức tập trung. Những năm qua, hoạt động trên bước đầu đã thu được nhiều kết quả:
* Diện tích sản xuất của các cơ sở sản xuất có sự thay đổi
Nhằm phục vụ cho sự phát triển sản xuất của mình, sau khi chuyển ra các khu sản xuất tập trung hầu hết các cơ sở sản xuất đều có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. Kết quả khảo sát về diện tích sản xuất về sự thay đổi diện tích sản xuất thu được kết quả trong bảng 4.8.
Việc chuyển ra các khu sản xuất tập trung giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất như bung ra khỏi cái “vỏ bọc” kìm hãm sự phát triển lâu nay của mình do thiếu diện tích sản xuất. Do đó, kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các cơ sở sản xuất đều có xu hướng mở rộng diện tích sản xuất.
Bảng 4.8 Sự thay đổi quy mô diện tích sản xuất, kinh doanh của các ngành nghề
(Tính bình quân/cơ sở sản xuất kinh doanh)
(ĐVT: m2)
Chỉ tiêu Trước khi chuyển Sau khi chuyển Chênh lệch
DN HTX Hộ DN HTX Hộ DN HTX Hộ 1. Nghề sản xuất thép 604.2 329.7 251 803.5 510 365.8 199.3 180.3 114.8 - Nhà xưởng sản xuất 387.4 246.5 176.6 497.5 356.7 225.8 110.1 110.2 49.2 - Cửa hàng 20.3 30.7 37.9 90 90 90 69.7 59.3 52.1 - Kho bãi 196.5 52.5 36.5 216 63.3 50 19.5 10.8 13.5 2. Nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ 470.97 293.1 111.9 675.9 467.2 180 204.91 174.1 68.1 - Nhà xưởng sản xuất 284.5 183.7 50.6 336.7 226.5 90 52.2 42.8 39.4 - Cửa hàng 135.6 65.6 40.5 257.9 180 65 122.3 114.4 24.5 - Kho bãi 50.87 43.8 20.8 81.28 60.7 25 30.41 16.9 4.2
- Các cơ sở sản xuất thép:
Diện tích của các cơ sở SX thép trước và sau khi chuyển ra khu SXTT tăng lên rõ rệt. Bình quân so với trước khi chuyển ra khu SXTT tổng diện tích doanh nghiệp, HTX và các hộ sản xuất có mức tăng lên là: 530.5 m2, 290 m2, 256.8 m2 với tỷ lệ tăng 194,32%, 131,82% và 235,60%. Điều dễ nhận thấy là so với trước khi chuyển ra khu SXTT các cơ sở sản xuất thép đã có diện tích để xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình ngay gần cơ sở sản xuất đây là điều kiện hết sức thuận lợi để giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng. Nhìn chung trong cơ cấu diện tích thì diện tích mặt bằng nhà xưởng vẫn chiếm tỷ lệ cao, trên 61% , còn diện tích nhà xưởng, kho bãi chỉ chiếm xấp xỉ 30%, như vậy có thể thấy các cơ sở sản xuất thép ở Từ Sơn vẫn nhỏ, sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều.
- Cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ
Diện tích của các cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ trước và sau khi chuyển ra khu sản xuất tập trung cũng có sự tăng lên, nhưng tăng thấp hơn so với các cơ sở sản xuất thép. Bình quân so với trước khi chuyển ra khu sản xuất chung tổng diện tích doanh nghiệp sản xuất, HTX và các hộ sản xuất có mức tăng lên là: 404.9 m2, 264.2 m2, 65 m2 với tỷ lệ tăng 149.49%, 130.15% và 56.52%. Cũng giống như các cơ sở sản xuất thép, diện tích cửa hàng giới thiệu sản phẩm tăng lên rõ rệt, đặc biệt là các Doanh nghiệp diện tích cửa hàng tăng lên 322,79% tức tăng 196,9 m2 so với trước, các HTX tăng 350% với 140 m2. Với đặc điểm đặc biệt của mình, trong cơ cấu diện tích, các cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ luôn dành phần lớn diện tích xây dựng khu cửa hàng trưng bày sản phẩm, đối với các cơ sở sản xuất ở Đông Kỵ, diện tích cửa hàng chiếm xấp xỉ 38% tổng diện tích của cơ sở.
Như vậy, nhìn chung việc chuyển từ sản xuất phân tán trong dân cư ra khu sản xuất tập trung giúp cho các cơ sở sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, tăng cơ hội giao lưu hàng hoá thông qua việc phát triển hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Đồng thời hệ thống kho bãi được hoàn thiện hơn, đảm
bảo bảo quản sản phẩm tốt hơn.
* Đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh
Việc đánh giá đúng thực trạng về kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gặp nhiều khó khăn và không chính xác do các doanh nghiệp bảo mật thông tin kinh doanh. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ để tài cũng chỉ nhằm xem xét về sự thay đổi trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của của các cơ sở sản xuất trước và sau khi chuyển ra khu sản xuất tập trung. Do đó, nhằm so sánh kết quả sản/hiệu quả sản xuất của các cơ sở trước và sau khi chuyển ra sản xuất tập trung ở các cụm CNLN, trong đề tài này, chúng tôi đánh giá bằng phương pháp định tính thông qua phỏng vấn, hỏi trực tiếp các chủ cơ sở sản xuất về xu hướng thay đổi chi phí, doanh thu, và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Kết quả khảo sát thu được bảng 4.9.
Bảng 4.9 Đánh giá về kết quả, hiệu quả sản xuất trước và sau khi chuyển của các cơ sở sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu Đơn
vị
Cụm Châu Khê Cụm Đồng Kỵ Chung
SL (%)CC SL (%)CC SL (%)CC
Tổng số 60 100 60 100 120 100
1. Chi phí 60 100 60 100 120 100
Lớn hơn cơ sở 5 8,3 8 13,3 13 10,8
Không đổi cơ sở 5 8,3 7 11,6 12 10,0 Nhỏ hơn cơ sở 50 83,3 45 75,0 95 79,1
2. Doanh thu 60 60
Lớn hơn cơ sở 52 86,6 45 75,0 97 80,8 Không đổi cơ sở 8 13,3 12 20,0 20 16,6
Nhỏ hơn cơ sở 3 5,0 3 2,5
3. Lợi nhuận 60 100 60 100 120 100
Lớn hơn 55 91,6 46 76,6 101 84 Không đổi cơ sở 4 6,7 11 18,3 15 12,5 Nhỏ hơn cơ sở 1 1,7 3 5,0 4 3,5
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
giúp mang lại lợi nhuận cao hơn cho các cơ sở sản xuất. Theo đó, 91,67% doanh nghiệp sản xuất thép đánh giá, nhờ chuyển sang khu sản xuất chung, doanh nghiệp có cơ hội được giới thiệu nhiều hơn sản phẩm của mình đến khách hàng. Việc chuyển ra khu sản xuất chung giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí giới thiệu sản phẩm, chi phí vận chuyển từ đó giúp 83,33% doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản trong quá trình sản xuất, tiêu thụ. Cùng với nó là việc khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn nhờ lợi thế về vị trí địa lý, và được chính quyền địa phương tao điều kiện xúc tiến thương mại thông qua hội chợ, triễn lãm,… nên doanh số của 86,67% cơ sở sản xuất thép tăng lên. Từ đó, lợi nhuận của 91,67% cơ sở sản xuất tăng cao hơn so với khi còn sản xuất phân tán trong khu dân cư.
Khảo sát các chỉ tiêu tương tự đối với các cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ chúng tôi thấy, số cơ sở sản xuất giảm được chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm so với trước khi chuyển sang khu sản xuất tập trung chiếm khoảng 75% số doanh nghiệp khảo sát, chỉ 13,33% doanh nghiệp có chi phí tăng cao hơn, trong khi 11,67% có mức chi phí tương đương trước. Nhờ lợi thế so sánh về vị trí địa lý và những hỗ trợ cần thiết của chính quyền địa phương trong nỗ lực xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ giúp cho doanh thu của 75% cơ sở sản xuất tăng lên, từ đó góp phần mang lại lợi nhuận lớn hơn cho 76,67% cơ sở sản xuất được khảo sát.
Tính chung về hiệu quả sản xuất mang lại cho các doanh nghiệp ở Từ Sơn từ trước và sau khi chuyên ra khu sản xuất chung cho thấy:
- 79,17% cơ sở sản xuất giảm được chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó, những chi phí giảm đáng kể nhất là chi phí vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá, chi phí quảng bá và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm.
- 80,83% cơ sở sản xuất tăng doanh thu bán hàng nhờ vào lợi thế so sánh về vị trí địa lý, có hệ thống trưng bày và bán sản phẩm phù hợp cũng như những hỗ trợ xúc tiến thương mại của chính quyền địa phương.
tăng lợi nhuận so với trước khi chuyển ra khu sản xuất tập trung.
4.1.3.2 Hiệu quả về xã hội
Ở các khu sản xuất tập trung, nhờ mở rộng quy mô sản xuất và kết hợp giữa sản xuất tập trung và phân tán nên đã cho phép thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm thúc đẩy phân công lao động ở nông thôn và thu nhập của người lao động được nâng cao. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp làng nghề ngoài việc làm cho lao động tại chỗ còn thu hút khoảng 2/3 lao động từ các địa phương khác tới.
Việc chuyển cơ sở sản xuất giúp cho doanh nghiệp có cơ hội thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi cơ cấu lao động. Kết quả nghiên cứu về quy mô sản xuất đã cho thấy hầu hết các cơ sở sau khi chuyển ra khu sản xuất tập trung đề có xu hướng tăng lên.
Với việc tăng về quy mô sản xuất, số lượng lao động trong các cơ sở sản xuất cũng có xu hướng tăng lên, điều đó chứng tỏ việc đưa các ngành nghề sản xuất phân tán trong khu dân cư ra khu tập trung đã góp phần tăng việc làm và giảm tình trạng thấp nghiệp.
Bảng 4.10 Gia tăng việc làm và thu nhập cho người lao động sau khi chuyển ra khu SXTT Chỉ tiêu ĐVT Trước khi chuyển Sau khi chuyển Mức tăng SL Tỷ lệ tăng (%) 1. Số lao động BQ/Cơ sở SX KD Nghề sản xuất thép LĐ 23,8 28,5 4,7 19,8 Nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ LĐ 14,7 17,4 2,7 18,7 2. Thu nhập BQ/lao động Nghề sản xuất thép Tr.đ 2,9 4,2 1,3 43,2 Nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ Tr.đ 3,4 4,5 1,2 34,1
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010
trên một cơ sở sản xuất thép tăng lên 4,72 lao động tức tăng 15,87%. Trong khi đó, nhờ vào việc chuyển ra khu SXTT với việc có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất giúp cho các cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ thu hút thêm 2,74 lao động trên một cơ sở tăng 18,68% so với khi đang sản xuất phân tán trong khu dân cư.
Bên cạnh sự tăng lên về số lượng lao động, việc làm việc chuyển ra khu SXTT giúp cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất tăng lên. Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng trên là thể hiện qua thu nhập bình quân trên lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất. Kết quả cho thấy, bình quân mỗi lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất thép tăng 1,26 triệu đồng/tháng, trong khi mức thu nhập bình quân của lao động sản xuất gỗ mỹ nghệ tăng 1,15 triệu đồng/tháng.
Như vậy có thể thấy, việc chuyển ra các khu SXTT vừa mang lại hiệu quả sản xuất cho các cơ sở sản xuất, đồng thời góp phần giải quyết được vấn đề xã hội thông qua việc tạo thêm cơ hội việc làm, thu hút lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động.
4.1.3.3 Hiệu quả về môi trường
Nhờ vào cụm công nghiệp làng nghề nên đã có điều kiện để áp dụng các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường như: gia tăng tỷ lệ diện tích trồng cây xanh trong cụm, xây dựng hệ thống xử lý chất thải và áp dụng các biện pháp khác để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Bức xúc trước thực trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi sinh ra ở làng nghề sắt thép Đa Hội, sau thời gian nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng, đầu năm 2008, anh Trần Văn Ngọc, nguyên Trưởng thôn Đa Hội, Châu Khê vốn là thành viên trong tổ tự nguyện nằm
nữ, trẻ em và người lao động” do Trung tâm Phát triển và hội nhập CDI tài trợ, cùng cộng sự đã thiết kế và triển khai lắp đặt một hệ thống xử lý khói bụi áp dụng cho máy đúc thép tại cơ sở sản xuất Hải Lương (KCN Châu Khê). Đây là thiết bị áp dụng theo phương pháp tuần hoàn tự nhiên, lợi dụng sự chênh lệch áp suất giữa lò luyện thép và độ cao cột khói, có hệ thống quạt khói và nước tạo dàn mưa để làm sạch khói bụi trước khi thải ra môi trường. Mô hình này đã được Sở Lao động- TB và XH, Sở TN&MT thẩm định và đề nghị được áp dụng vào thực tiễn. Sau hơn 6 tháng thực hiện cho thấy kết quả khả quan, mức độ ô nhiễm giảm đáng kể. Ông Hà Minh Hoạ, Chi cục Trưởng Chi cục BVMT cho biết: “Khí thải sau khi đi qua hệ thống xử lý khói bụi có màu nhạt hơn, khí nhẹ và bay cao hơn, các bụi kim loại, tạp chất cơ bản được giữ lại trong bể lắng. Nếu tất các lò đúc thép trong xã cùng lắp đặt hệ thống xử lý khói bụi này thì các chất ô nhiễm trong không khí sẽ giảm khoảng 70-80%”. Còn theo anh Trần Văn Ngọc, một trong những tác giả của hệ thống xử lý thì việc lắp đặt chỉ mất khoảng gần 30 triệu đồng, chi phí này không phải lớn đối với một cơ sở sản xuất thép và điều quan trọng là có thể đặt mua ngay tại địa phương.
Nhờ những cố gắng của các cá nhân chủ doanh nghiệp, cũng như việc xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, rác thải tập trung ở các khu SXTT nên nhìn chung môi trường nước, không khí trong khu tập trung ít ô nhiễm hơn so với khu dân cư. Biểu hiện cụ thể là các các chất khí gây ô nhiễm môi trường như CO2, CO, SO2, các chất gây ô nhiễm nguồn nước như: Hàm lượng Fe2+, Fe3+, COD, BOD,… ở trong SXTT ít hơn so với khu dân cư. Kết quả quan trắc về các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, chất thải rắn được tổng hợp cụ thể qua bảng 4.11.
cư và trong khu SXTT Chỉ tiêu ĐVT Châu Khê Đồng Kỵ Trong khu dân cư Trong khu sản xuất tập trung Trong khu dân cư Trong khu sản xuất tập trung Khí thải Bụi mg/Nm3 115-166,8 115 – 125,7 115-192,1 115-192,1 - C02 mg/Nm3 275 122,9 320 142 - CO mg/Nm3 200 123,5 423 283 - S02 mg/Nm3 200 105,7 276 121,6 Nước thải Hàm lượng Amoni(*) mg/l 45,9 6,4 38,4 13,9 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+) mg/l 17,5 5,6 17,5 16,3 Chỉ số Pecmanganat mg/l 49,6 21,7 COD mg/l 6900 323 3720 12,4 BOD mg/l 170 59 171,5 10,3 Chất rắn BOD5 (20 oC) mg/l 250 117,5 290 127,5 COD mg/l 1320 543,8 1670 8627,7
Nguồn: Tổng hợp kết quả trạm quan trắc sở tài nguyên môi trường, năm 2009