Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUYỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀTỪ KHU DÂN CƯ ĐẾN NƠI SẢN XUẤT TẬP TRUNG Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH (Trang 141 - 144)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

4.2.6Một số giải pháp khác

* Giải pháp thị trường

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm. Tổ chức đa dạng kênh tiêu thụ, mở rộng đại lý, cửa hàng. Cùng với quá trình đô thị hóa, các làng nghề sẽ trở thành phố nghề, khi đó việc xây dựng hệ thống cửa hàng, trung

tâm thương mại, cửa hàng bày bán và giới thiệu sản phẩm như đối với làng nghề mộc mỹ nghệ chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng.

Để đảm bảo quá trình hội nhập hiện nay, các cơ sở cần liên kết lại với nhau xây dựng một trang website để quản bá giới thiệu sản phẩm. Mọi thông tin của cơ sở về địa điểm, mặt hàng, giá cả, mẫu mã …. Đều được cập nhật hàng ngày tương đối chính xác, mở rộng phương thức bán hàng qua mạng, củng cố thị trường trong nước, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, để làm được điều đó thì sản phẩm của làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã, đồng thời phải năng động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội giới thiệu sản phẩm như tham gia hội chợ, triển lãm, xây dựng thương hiệu làng nghề ...

+ Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

Khoa học công nghệ mới là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất được coi là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy làng nghề phát triển. Vì vậy cần khuyến khích các cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa công nghệ truyền thống theo phương châm kết hợp hài hoà giữa công nghệ tiến tiến với công nghệ cổ truyền. Lựa chọn công nghệ phù hợp ở một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và ít ảnh hưởng đến môi trường.

- Đối với làng nghề sản xuất sắt thép: cần xây dựng chương trình nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đầu tư lò luyện thép sử dụng nguyên liệu đầu vào là phôi thép nhập khẩu và phôi thép của các nhà sản xuất thép trong nước thay thế dần nguyên liệu đầu vào là sắt thép phế thải. Nghiên cứu áp dụng chuyển giao công nghệ từ thép cán nóng sang cán nguội nhằm nâng cao chất lượng, tiến tới sản xuất thép tấm và thép chế tạo thay cho việc chỉ sản xuất thép như hiện nay.

- Đối với làng nghề mộc mỹ nghệ: cần nghiên cứu áp dụng công nghệ xử lý nguyên liệu trước và trong khi gia công nhằm khắc phục độ cong vênh do thời tiết, phù hợp với việc xuất khẩu sang các miền khí hậu khác nhau.

- Đối với làng nghề dệt: cần đầu tư, nghiên cứu áp dụng các dây truyền công nghệ dệt mới hiện đại của Nhật, Trung Quốc... thay thế hệ thống công nghệ lạc hậu để tạo ra nhiều loại sản phẩm dệt khác nhau, có thể mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng đối với các làng nghề truyền thống. Nhà nước hỗ trợ dịch vụ tư vấn về quản lý kinh doanh, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, nâng cao năng lực công nghệ nội sinh tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Hàng năm có kế hoạch đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là hỗ trợ vốn, trang bị kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế chế tạo cải tiến mẫu mã sản phẩm truyền thống.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUYỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀTỪ KHU DÂN CƯ ĐẾN NƠI SẢN XUẤT TẬP TRUNG Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH (Trang 141 - 144)