2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀ TỪ KHU
2.1.3 Tất yếu khách quan phải chuyển ngành nghề sản xuất phân tán trong khu dân cư ra khu tập trung
khu dân cư ra khu tập trung.
Việc chuyển ngành nghề sản xuất trong khu dân cư ra khu sản xuất tập trung được cụ thể như sau:
Từ sản xuất quy mô nhỏ, phân tán trong các khu dân cư không có khả năng cung cấp các hợp đồng sản phẩm với khối lượng lớn và khó thành lập các nhóm liên kết trong khâu thu mua nguyên liệu, bán sản phẩm,... đứng trước nhiều thách thức về chi phí trong quản lí, tổ chức sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,... đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải mở rộng sản xuất với mức cao nhất có thể nên từng đối tượng họ đã đầu tư mặt bằng, máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ, ...Có nghĩa là họ đã chuyên sâu vào sản xuất ngành nghề của họ, nhiều hộ gia đình bỏ sản xuất nông nghiệp để có điều kiện tập trung nhân lực và vốn liếng vào sản xuất. Đồng thời họ cũng thấy được hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống có thể sử dụng các nguồn nguyên vật liệu dự trữ lâu ngày hoặc nguồn nguyên liêu cung cấp thường xuyên. Công việc của các nghề thủ công có thể làm được trong nhà, ít ảnh hưởng của thời tiết. Do đó các hoạt động ngành nghề có thể hoạt động được suốt 4 mùa. Như vậy các ngành nghề thủ công không những ít chịu ảnh hưởng của tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp mà còn hạn chế tính thời vụ.
Với tất cả các yếu tố trên các ngành nghề thích hợp với việc thu hút người lao động đang còn dư thừa trong khu vực nông thôn, công việc làm thường xuyên, ổn định hơn so với sản xuất nông nghiệp nên thu nhập bình quân của thợ làng nghề thường cao hơn các vùng thuần nông.
b) Ngành nghề sản xuất trong khu dân cư bị bó hẹp bởi mặt bằng sản xuất
Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của các ngành nghề trong nông thôn thường có quy mô nhỏ, phân tán tại các hộ gia đình, sử dụng lao động gia đình là chính. Trong quá trình phát triển, các ngành nghề phát triển vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của quá trình sản xuất hàng hóa. Sản xuất tại khu dân cư không đáp ứng được về mặt diện tích nên đòi hỏi phải chuyển sản xuất ra khu vực sản xuất tập trung nhằm khắc phục về mặt bằng sản xuất và những tồn tại do chính sản xuất trong hộ gây ra. Đặc biệt đối với những mặt hàng
được thị trường chấp nhận yêu cầu về mở rộng sản xuất do chính thị trường đặt ra và có tác động rất mạnh nên đã thúc đẩy quá trình chuyển sản xuất ngành nghề từ trong khu dân cư ra khu sản xuất tập trung.
Yêu cầu về nguyên vật liệu của sản xuất và sản phẩm được tạo ra bao nhiêu chủ hộ tự lo thu gom và tiêu thụ sản phẩm. Thường mỗi hộ có vài ba lao động và có hộ thuê thêm lao động nhưng số lượng không nhiều. Vốn đầu tư bình quân trên 1 lao động nhỏ được coi như một lợi thế khi phát triển nghề thủ công. Dần dần do sản xuất phát triển, một số ngành nghề đã mở rộng được thị trường cả trong nước và ngoài nước, điển hình như đồ mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, nghề làm sắt thép ở Châu Khê, nghề gốm ở Bát Tràng,.... Yêu cầu của các bạn hàng về số lượng hàng giao dịch ngày càng lớn nên các cơ sở sản xuất đã tính đến các phương án mở rộng diện tích sản xuất. Đây là biện pháp giảm chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Sản xuất trong khu dân cư, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào và chuyển sản phẩm đầu ra bị gia tăng rất lớn, ngoài ra khó sản xuất ra khối lượng hàng đáp ứng các khách hàng có nhu cầu cao về số lượng. Do vậy, diện tích sản xuất manh mún trong khu dân cư dần không còn phù hợp và nhu cầu của các cơ sở sản xuất về diện tích mặt bằng ngày càng lớn. Do đó, các CCN ra đời là một hướng đi phù hợp và đã từng bước đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất và khắc phục một số tồn tại do sản xuất trong khu dân cư gây ra.
c) Tác hại, hậu quả của cơ sở sản xuất lẫn trong khu dân cư
Thực tế sản xuất ngành nghề phân tán ở nông thôn là ngành sản xuất sinh ra nhiều khói bụi, tiếng ồn, và nước thải, chất thải rắn,…. gây tác động xấu tới môi trường đất, nước, không khí, tác động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan, môi trường lao động và đặc biệt là sức khoẻ của cộng đồng lại rất khó kiểm soát và khó quy hoạch. Có thể nói rằng các hoạt động sản xuất của các ngành nghề gây ra ô nhiễm môi trường mang đậm nét của ngành
nghề và loại hình sản phẩm. Theo các kết quả quan trắc, trong thời gian gần đây, mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà có xu hướng ra tăng nên chất lượng môi trường tại hầu hết các khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn, thậm chí cao hơn gấp nhiều lần cho phép [19]. Báo cáo mới nhất của Tổng cục Bảo vệ môi trường về ô nhiễm môi trường làng nghề cho thấy đang có ba loại hình ô nhiễm và đều ở mức trầm trọng, đó là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước (cả nước mặt và nước ngầm) và ô nhiễm đất đai bởi chất thải rắn. Tình trạng này diễn ra hầu như ở tất cả các làng nghề: gốm sứ, vật liệu xây dựng, tái chế kim loại, nhựa, chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ...
Kiểm tra mẫu không khí tại ngành nghề nung vôi ở Kiện Khê, Hà Nam, kết quả lượng bụi cao gấp tám lần mức cho phép. Khí NO2 ở làng nghề gạch Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam cao gấp 1.500 lần mức cho phép. Ở các làng nghề gốm sứ, gạch ngói Bình Dương, Thanh Hóa, Hưng Yên, Quảng Nam... cũng đều bụi bẩn gấp năm lần trở lên. Đặc biệt, tại các làng nghề tái chế kim loại, ngoài các loại khí ô nhiễm do đốt nhiên liệu thì hơi axit, kiềm, ôxít kim loại và khí nóng còn nguy hại gấp nhiều lần. Làng nghề đúc đồng Phước Kiều có hàm lượng bụi lên đến 12mg/m3, gấp 40 lần tiêu chuẩn cho phép [9].
Đối với các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm thì không khí bị ô nhiễm không chỉ vì sử dụng nhiên liệu mà còn có sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong nước thải, chất thải rắn. Có lẽ không có làng nghề nào đến nay còn có thể giữ được sự trong sạch môi trường nước.
Tại làng nghề làm giấy Phong Khê, Bắc Ninh, ai vào cũng thấy những con mương, đường cống rãnh ngày đêm ồng ộc chảy với những thứ màu và mùi vô cùng khó tả. Nguồn thải đáng sợ này chảy thẳng xuống sông Ngũ Huyện Khê làm nguồn nước trên địa phận làng giấy đều có chỉ số các chất ô nhiễm cao hơn tiêu chuẩn, độ màu tương đối lớn, hàm lượng dầu mỡ vượt 2,1-5,6 lần [21].
Theo khảo sát của Tổng cục Bảo vệ môi trường, làng nghề ngành dệt nhuộm xả nước thải nguy hại hơn cả. Các loại hóa chất là xút, axit, thuốc tẩy giặt, các chất trợ... đã biến các nguồn nước xung quanh thành những dòng nước chết.
Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe người dân làng nghề. Nhưng thực tế ở các làng nghề có tình trạng ô nhiễm nặng, người dân thường có rất nhiều thứ bệnh, tuổi thọ thấp và tỉ lệ tử vong cao.
Bệnh về đường hô hấp: xẩy ra nhiều đối với người già và trẻ em; bệnh viêm da: xẩy ra ở các lứa tuổi bệnh đau mắt: cũng xẩy ra ở các lứa tuổi; bệnh về đường tiêu hóa: cũng xẩy ra ở các lứa tuổi, … và cũng từ những ô nhiễm này gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Năng suất lúa và hoa màu giảm sút nghiêm trọng.
Ta thấy rằng cũng còn có nhiều doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là những người ở nơi khác đến làm đều chưa hiểu và quan tâm đến việc cần xử lý vấn đề ô nhiễm, chưa thấy hết hậu quả các bệnh gây ra từ ô nhiễm,…. vấn đề ONMT cần phải được giải quyết càng sớm càng tốt để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng và giảm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Khi cùng thảo luận về vấn đề này họ cũng nhận ra đây là nguyên nhân đưa đến cần phải di chuyển sản xuất ngành nghề từ trong khu dân cư ra khu sản xuất tập trung và chỉ khi làm được việc này một cách triệt để thì áp dụng các biện pháp khắc phục ONMT trên quy mô rộng mới có thể cải thiện được tình trạng ô nhiễm hiện nay.[22]
d) Khu sản xuất tập trung giúp hạn chế tác hại do cơ sở sản xuất trong khu dân cư gây ra
* Khu sản xuất tập trung xử lý chất thải giảm thiểu ô nhiễm
Khi sản xuất ngành nghề được tổ chức tập trung tại các khu SXTT thì khi đó mới có đầu tư về cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lí trên phạm vi rộng. Do
vậy đi đôi với chuyển ngành nghề sản xuất ra khu tập trung vấn đề quan tâm phải thực hiện là xây dựng khu xử lý chất thải rắn và khu xử lý nước thải. Việc quy hoạch nhà máy hoặc khu xử lý chất thải phải dựa trên cơ sở tính toán khoảng cách giữa cụm, khu dân cư và các cụm lân cận. Khoảng cách giữa cụm công nghiệp (CCN) và nhà máy xử lý không quá xa để đảm bảo giảm bớt chi phí vận chuyển xong không được gần khu dân cư đểm đảm bảo môi trường vệ sinh. Nên tận dụng khoảng cách giữa các CCN khác liền kề để xây dựng nhà máy xử lý chất thải một các hợp lý trên cơ sở lượng hóa được lượng chất thải của cả cụm hoặc các cụm lân cận trong ngày, từ đó thiết kế quy mô, xây dựng nhà máy đảm bảo công suất hoạt động trong hiện tại và tính toán khả năng trong tương lai. Làm tốt được các việc này thì mới xử lí giảm thiểu được ô nhiễm môi trường do sản xuất của các ngành nghề gây ra.
* Thực hiện các giải pháp giảm thiểu triệt để ô nhiễm môi trường
Trên thực tế, chưa có tiến bộ và thay đổi đáng kể trong giải quyết ô nhiễm môi trường ở các làng nghề khi thành lập CCNLN, bởi vì: một mặt, người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề chưa nhận thức đầy đủ tác hại của ô nhiễm môi trường trong phát triển sản xuất các làng nghề tới chất lượng đời sống dân cư, mặt khác; thiếu kinh phí và về mặt pháp lý, thiếu cơ chế quản lý Nhà nước để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phát triển các làng nghề gây ra [11].
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề và các CCNLN cần có giải pháp đồng bộ về: Quy hoạch, lựa chọn công nghệ sản xuất và xử lý môi trường cũng như chính sách có trọng tâm, trọng điểm để đảm bảo tài chính cho bảo vệ môi trường.
- Về quy hoạch: thành lập và phát triển các CCNLN để tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực dân cư để tạo điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất. Trong mỗi CCNLN, cần giành một diện tích đất đai nhất định trồng cây xanh.
- Về công nghệ sản xuất: cần thay đổi và đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường, ví dụ áp dụng: lò gas thay lò hộp trong các làng và các cụm công nghiệp sản xuất gốm sứ.
- Về xử lý ô nhiễm: tại các CCNLN có thể thành lập các xí nghiệp xử lý chất thải và áp dụng các phương tiện xử lý chất thải. Cần có các giải pháp để nâng cao ý thức và trách nihệm của mỗi người dân nói chung và người lao động nói riêng đối với bảo vệ môi trường. Đối với mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần có giải pháp xử lý tập trung phế thải ở CCNLN. Nguồn kinh phí để xử lý phế thải có thể dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước một phần, phần còn lại huy động sự đóng góp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm.