Đặc điểm chuyển cơ sở sản xuất ngành nghề từ khu dân cư đến nơi sản xuất tập trung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUYỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀTỪ KHU DÂN CƯ ĐẾN NƠI SẢN XUẤT TẬP TRUNG Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH (Trang 25 - 26)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀ TỪ KHU

2.1.2 Đặc điểm chuyển cơ sở sản xuất ngành nghề từ khu dân cư đến nơi sản xuất tập trung

xuất tập trung

a) Ngành nghề nông thôn sản xuất gắn liền với nơi ở, tận dụng lao động gia đình.

Ngành nghề nông thôn Việt Nam là giai đoạn phát triển của các làng nghề. Các làng nghề truyền thống Việt Nam đã có từ hàng trăm năm nay, gắn liền với bản sắc văn hóa, dân tộc. Các sản phẩm của làng nghề được sản xuất trực tiếp từ các hộ gia đình. Mỗi hộ thường có 2 - 3 lao động chính, ngoài ra có thêm lao động phụ là người già hoặc trẻ chưa đến tuổi lao động. Một số công việc trong quá trình sản xuất không nhất thiết đòi hỏi lao động chính, ví dụ như đánh giấy giáp của đồ gỗ mỹ nghệ, đan của ngành mây tre đan, phơi bánh tráng của nghề chế biến sản phẩm, hoặc khâu đóng gói sản phẩm,.. Các công việc đó mang tính chất tận dụng lao động phụ, hoặc làm vào lúc nông nhàn [1]. Nguồn thu từ các ngành nghề nông thôn đã góp phần xãa đói, giảm nghèo, gia tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Trong nhiều năm qua, sản phẩm của nhiều ngành nghề nông thôn không chỉ đáp ứng nhu cầu nội tiêu mà đã có mặt trên nhiều thị trường ngoài nước. Tuy nhiên, ngày nay, đáp ứng yêu cầu hội nhập, tại một số làng nghề, quá trình sản xuất được chuyên môn hóa chặt chẽ, lao động chuyên môn được lựa chọn kỹ càng và khâu tổ chức sản xuất cũng cần được chuẩn hóa nên rất cần có sự quản lí tập trung trên quy mô lớn, khoa học mới đạt hiệu quả kinh tế cao.

b) Ngành nghề nông thôn sản xuất thường mang tính chất phường hội

Những ngành nghề nông thôn được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ được truyền trong phạm vi từng làng. Mỗi nghề bao giờ cũng có ông tổ của nghề được dân làng ghi công ơn và thờ phụng từ đời này qua đời khác. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, từng nhóm họ thành lập với nhau theo phường, hội, có ông trùm, có ông phó cả, cùng một số thợ phó nhỏ, cùng chuyên tâm với quy trình công nghệ nhất định. “Sinh ư nghệ, tử ư nghệ”,

“nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” sống chủ yếu bằng nghề đó thông qua việc sản xuất ra các sản phẩm thủ công.

Thực tế cho thấy ban đầu “làng nghề” là một tập hợp các hộ trong một không gian, vùng quê nông thôn, ở đó cơ những hộ thuộc các dòng tộc nhất định sinh sống. Trong cá làng nghề tồn tại đan xen nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội rất phong phú và phức tạp. Dựa theo các tài liệu đã công bố, chúng tôi hiểu rằng “Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi 2 yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế xã hội và văn hóa”.

c) Nhu cầu về mặt bằng cho sản xuất ngành nghề

Ngành nghề sản xuất trong khu dân cư phát triển thì quy mô mặt bằng chỗ ở trở lên chặt hẹp không còn phù hợp. Trước đây, sản xuất ngành nghề phân tán trong khu dân cư, nhà nào có diện tích đến đâu thì sản xuất đến đó. Việc sản suất nghành nghề tiểu thủ công nghiệp yêu cầu vừa phải có mặt bằng sản suất, kho hàng, và khu bán hàng. Tuy nhiên hiện nay cùng với sự phát triển của làng nghề quy mô chặt hẹp trong khu dân cư từ 150-350 m2 bao gồm các khâu sản xuất kho bãi và bán hàng, lẫn sinh hoạt trong gia đình. Xét về nhu cầu sinh hoạt ta thấy với diện tích trên chỉ đảm bảo cho sinh hoạt của gia đình. Thêm vào đó việc sản xuất trong dân đã gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn nên việc mở rộng sản xuất trong khu dân cư là không thể đáp ứng với thực tiễn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUYỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀTỪ KHU DÂN CƯ ĐẾN NƠI SẢN XUẤT TẬP TRUNG Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w