Nội dung chuyển ngành nghề sản xuất phân tán ra khu SXTT

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUYỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀTỪ KHU DÂN CƯ ĐẾN NƠI SẢN XUẤT TẬP TRUNG Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH (Trang 32 - 45)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀ TỪ KHU

2.1.4 Nội dung chuyển ngành nghề sản xuất phân tán ra khu SXTT

Từ những vấn đề trên có thể thấy, việc các cơ sở sản xuất phân tán trong khu dân cư đang gây ra những vấn đề về môi trường rất lớn. Tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ xảy ra ở một vài nơi mà hầu hết các làng nghề trong cả nước, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Việc chuyển các cơ sở sản xuất phân tán trong khu dân cư ra khu SXTT là một hệ quả tất yếu, và thực tế đã chứng minh đây là một giải pháp hữu hiệu giảm tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, bên cạnh đó còn giúp các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, do tập quán sản xuất lâu đời, cũng như những yếu tố khách quan, chủ quan mang lại mà không thể chuyển toàn bộ các cơ sở sản xuất phân tán trong khu dân cư tới khu SXTT mà việc chuyển cần xem xét đối tượng, cũng như xem xét khâu nào, mắt xích nào trong dây chuyển sản xuất cần phải ưu tiên chuyển ra trước.

a) Đối tượng di chuyển

Theo chủ trương của địa phương, đối tượng di chuyển là toàn bộ các cơ sở sản xuất có nhu cầu. Ở đây có thể là các HTX, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hộ gia đình,... có nhu cầu thuê diện tích mặt bằng trong CCN để tổ chức sản xuất, kinh doanh. Dựa vào mặt bằng của từng cơ sở sẵn có trong khu dân cư, khả năng và nhu cầu của từng cơ sở nhằm xem xét tiêu chí đánh giá được chuyển ra và mức độ chuyển ra.

b) Nội dung di chuyển:

Căn vào quỹ đất và quy hoạch tổng thể, sau khi xét việc các hộ, các cơ sở sản xuất. Ban quản lý khu công nghiệm hoặc CCN, các cơ sở sản xuất nhận diện tích của mình sau đó tiến hành xây dựng và bố trí xắp đặt sao cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Tùy theo từng ngành nghề mà có sự xây dựng, bố trí sắp xếp cụ thể khác nhau. Chẳng hạn với ngành nghề sản xuất sắt thép sẽ cần nhiều diện tích mặt bằng cho sản xuất, bố trì hệ thống khung lặp đặt các máy tời phục vụ di chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, lò nung,... và cần cả diện tích mặt bằng để tập hợp sản phẩm không cần xây dựng nhiều; Với nghề mộc, nên bố trí khu vực sản xuất và khu trưng bầy sản phẩm tách biệt sẽ tránh được bụi và hạn chế được cả “mất bí quyết” hoặc đôi khi tận dụng diện tích trưng bày làm các công việc như hoàn thiện sản phẩm. Do vậy theo quy định, Ban quản lý CCN yêu cầu các cơ sở di chuyển những hạng mục phục vụ sản xuất và kinh doanh sản phẩm đã đăng ký.

c) Phân loại sự di chuyển:

Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay ở hầu hết các khu sản xuất tập trung trong địa bàn trong và ngoài tỉnh cho thấy. Phân loại di chuyển có 3 loại chính sau:

Thứ nhất, loại chuyển toàn bộ nghề

phần công việc ra khu sản sất tập trung. Bao gồm diện tích nhà xưởng, kho bãi, bán hàng đều được các cơ sở sử dụng đúng mục đích sản xuất, kinh doanh của ngành nghề. Các cơ sở sau khi chuyển toàn bộ các công đoạn ra khu sản xuất tập trung sẽ giúp cải thiện tốt hơn tình hình sinh hoạt gia đình trong khu dân cư sinh sống, giảm tiếng ồn, bụi bậm và không khi trong gia đình. Đối với loại di chuyển này ta thấy rõ nhất và nhiều nhất ở các ngành nghề sản suất sắt thép, các ngành nghề mang tính công nghệ hiện đại, sử dụng máy móc là chính. Loại hình này ta thường gặp ở các cơ sở sản xuất lớn có diện tích trong khu tập trung tương đối rộng đảm bảo cho việc sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, loại chuyển phần nhiều

Loại này là ở khu sản xuất tập trung được các cơ sở chuyển một số các công đoạn của việc sản xuất, một số công đoạn vẫn được sản xuất ngay trong khu dân cư sinh sống. Tình trạng ô nhiễm trong khu dân cư vẫn tồn tại như tiếng ồn, bụi bậm, nguồn nước, không khí. Tại khu sản xuất tập trung vẫn diễn ra một số công đoạn hoàn thiện và đặc biệt là khâu quảng cáo và tiêu thụ sản phẩm. Đối với loại di chuyển này ta thấy hay gặp ở các ngành nghề mang tính kỹ nghệ cao, chủ yếu là sử dụng lao động tay chân. Lý do các cơ sở chưa chuyển hết nghề ra cũng có rất nhiều nguyên nhân; đó là bí quyết công nghệ làng nghề, thêm vào đó là tận dụng được lao động nhàn rỗi trong gia đình. Loại hình này ta gặp thấy chủ yếu ở các cơ sở sản xuất có quy mộ vừa và nhỏ.

Thứ ba, loại chuyển ít

Loại này là ở trong khu dân cư vẫn diễn ra hầu hết các hoạt động sản xuất từ khâu bắt đầu đến khâu kết thúc hoàn thành sản phẩm, loại hình này là việc người dân vẫn tận dụng toàn bộ diện tích ở trong khu dân cư, hiện tượng ô nhiễm nặng nề tiếp tục gia đình và cộng đồng phải gánh chịu. Mặc dù các hộ được chuyển ra khu tập trung tuy nhiên việc chuyển ra không đúng theo

mục đích quy hoạch của các cấp. Ngược lại diện tích ngoài khu sản xuất tập trung lại là khu dân cư sinh sống của hộ. Có chăng ngoài khu tập trung là nơi để một số sản phẩm mang ra để làm kho bày bán. Hiện tượng trên ta thấy rõ nét ở làng nghề gỗ mỹ nghệ. Các cơ sở này đa phần là các cơ sở có ý thức chấp hành chưa cao, quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu tận dụng lao động gia đình hoặc một số có diện tích trong khu dân cư tương đối hoặc một số cơ sở chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực thương mại.

Từ sự phân loại trên cho thấy, thực tế hiện nay ở thị xã Từ Sơn việc chuyển các cơ sở sản xuất phân tán trong dân cư ra khu sản xuất tập trung còn gặp nhiều khó khăn do diện tích quy hoạch không đủ, một số cơ sở không đủ kinh phí để tiến hành chuyển toàn bộ cơ sở,... nên trong quy hoạch chuyển các cở sở sản xuất ra khu SXTT Từ Sơn đã xác định việc chuyển sẽ tiến hành theo thứ tự ưu tiên những cơ sở sản xuất gây ô nhiệm lớn, những khâu sản xuất gây ô nhiễm nhiều sẽ chuyển ra trước. Từ ưu tiên trên, trong quy hoạch cụ thể cho từng làng nghề đã xác định:

- Đối với làng nghề sản xuất thép Châu Khê: sẽ tiến hành chuyển toàn bộ các cơ sở sản xuất ra khu SXTT.

- Đối với làng nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ Đông Kỵ: Tiến hành chuyển từng khâu ra khu SXTT, một số khâu có thể sản xuất bên trong khu dân cư.

Với việc xác định ưu tiên trên, trong những năm qua thị xã Từ Sơn đã có những hướng dẫn, chỉ đạo chuyển các cơ sở sản xuất tới khu SXTT, nhưng do nhiều nhân tố ảnh hưởng mà thực tế việc chuyển các cơ sở sản xuất phân tán trong khu dân cư ra khu SXTT vẫn tồn tại nhiều bất cập.

2.1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển ngành nghề sản xuất phân tán ra khu sản xuất tập trung

a) Quy hoạch đất đai cho khu sản xuất tập trung

Khi chúng ta vào WTO thì trình độ hội nhập sẽ có bước phát triển mới. Điều đó đòi hỏi các cụm công nghiệp làng nghề phải phát triển, đổi mới và nâng cao được trình độ sản xuất, kinh doanh hơn hiện nay.

Nhìn tổng thể, thực hiện các chủ trương của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, các khu sản xuất tập trung được gọi là cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN) được hình thành phát triển trên cơ sở quy hoạch của địa phương. Các quy hoạch phát triển CNNLN nhìn chung còn một số tồn tại, hạn chế như [11].

- Chưa gắn quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề với chiến lược quy hoạch dài hạn phát triển ngành nghề.

- Chưa kết hợp tốt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề với quy hoạch phát triển khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.

- Chưa tính toán đầy đủ nhu cầu, nên một số CCNLN vừa mới xây dựng xong đã xin bổ sung thêm diện tích.

Vì vậy, phải coi trọng công tác quy hoạch phát triển của CCNLN, khâu này phải đi trước và nó ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâu dài của cụm. Nhận thức tư tưởng cần quán triệt trong quy hoạch là: phải tính toán mục tiêu và hiệu quả của thành lập CCNLN. Mục tiêu của thành lập CCNLN là phát huy tối đa nội lực, sử dụng tốt lợi thế so sánh và lợi thế nhờ quy mô gắn chặt với giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó cần nhấn mạnh trước hết đến môi trường.

Những ngành nào, sản phẩm nào nếu sản xuất phân tán ở làng nghề cũ làm môi trường bị ảnh hưởng thì kiên quyết thành lập CCNLN để tách khu vực sản xuất ra khỏi khu dân cư. Cần tránh tình trạng biến CCNLN thành một khu dân cư mới và nhân rộng ô nhiễm môi trường ra khu vực mới.

Quy hoạch phát triển CCNLN cần chú ý gắn với: i) Quy hoạch phát triển ngành nghề trong chiến lược lâu dài; ii) Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

của địa phương; iii) Quy hoạch sử dụng tối ưu đất đai của tỉnh; iiii) Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh gắn với dự báo xu hướng phát triển trong tương lai.

Chuyển sản xuất ngành nghề ra khu sản xuất tập trung tách khỏi khu dân cư là một chủ trương đúng nhằmcải thiện đời sống trong khu dân cư, mở rộng quy mô sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhưng việc phát triển gành nghề TTCN không thể áp dụng một cách dập khuân, máy móc và tùy tiện ở mọi nơi mà cần phải có định hướng đúng, có lộ trình và bước đi phù hợp, quy hoạch cho từng vùng, từng địa phương, bởi mỗi một ngành nghề cú một đặc thù riêng, mỗi một địa phương cú một điều kiện về quỹ đất khác nhau. Do đó việc hoạch định các khu vực để bố trí các khu sản xuất tập trung phải tính đến sự phù hợp của hiện tại và tương lai sau này không chỉ ở địa phương đó mà còn tính đến có ảnh hưởng đến các công trình nào của Quốc gia hay không, nếu không sẽ gây ra hết sức tốn kém không chỉ của Nhà nước mà của cả dân đồng thời sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục những bất cặp này.[3]

Mục đích chuyển ra khu sản xuất tập trung là việc di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư sinh sống vì vậy việc quy hoạch đất đai phải tính toán đến cự ly và khoảng cách giữa khu dân cư và khu sản xuất tập trung đảm bảo tối thiểu ảnh hưởng về môi trường đất, nước, không khí đến khu dân cư.

Đất đai là vấn đề hết sức nhạy cảm trong thời kỳ kinh tế thị trường, đất chặt người đông. Chính vì vậy việc quy hoạch đất đai đi liền với kế hoạch chi trả tiền bồi thường đất cho người có đất thuộc diện quy hoạch. Giá cả đền bù phải đảm bảo tối thiểu theo đúng quy định của Nhà nước và sự thỏa thuận của dân. Thực tế cho thấy trong thời gian qua đối với các dự án khu công nghiệp mang tầm quản lý của cấp quốc gia việc thu hồi đất khá thuận lợi, tuy nhiên một số địa phương gặp không ít khó khăn tuy nhiên công tác giải phóng mặt

bằng của khu công nghiệp được các cấp, các ngành làm mạnh và quyết liệt có những nơi cưỡng chế và cuối cùng cũng đạt được mục đích.

Tuy nhiên đất trong cụm công nghiệp làng nghề lại có những đặc điểm khác rõ nét so với đất trong khu công nghiệp chế suất bởi; Nhu cầu về đất của chính những người dân trong diện mất đất về mặt bằng sản xuất kinh doanh là rất lớn, họ là những hộ dân có vốn, có trình độ và hiểu biết về kinh tế, kinh doanh thương mại. Nên số tiền đền bù của dự án chi trả không đáng là bao nhiêu so với tiền lực kinh tế của họ nếu đó là giá đất do Nhà nước ấn định theo giá đất hiện hành. Chính vì vậy hiện tượng hiện nay phổ biến là tình trạng thu hồi đất gặp khó găn trong khâu thỏa thuận giá đất với người dân có đất trong cụm. Hiện tượng cưỡng chế là hãn hữu, vấn đề phổ biến hiện nay. Nếu đất do Nhà nước đứng lên giải phóng rất khó khăn, kéo dài trong nhiều năm không giải quyết. Thực tế cho thấy hiện nay, nhiều địa phương đã kêu gọi chủ đầu tư và các công ty ngoài quốc doanh bên ngoài vào làm chủ đầu tư quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thấy rằng mức giá thỏa thuận giữa các chủ đầu tư và các hộ mất đất có thể cao gấp 2-3 lần so với giá của Nhà nước. Chính vì vậy công tác giải phóng mặt bằng phải đi liền với quy hoạch đất đai.

Việc quy hoạch phải thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu thực sự cần thiết về mặt bằng sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất, từ đó việc quy hoạch phải đảm bảo theo tính chất của từng ngành nghề sản xuất khác nhau: ví dụ đối với nghề sản xuất sắt thép cần có diện tích nhà xưởng để sản xuất lớn nhất, kho và bến bãi thứ hai tiếp đến là diện tích bán hàng. Tuy nhiên đối với mỗi cơ sở lại có nhu cầu khác nhau; như đối với các cơ sở có quy mô lớn dưới dạng công ty, doanh nghiệp tư nhân là những cơ sở có vốn lớn, quy mô sản suất rộng và có khả năng mở rộng thị trường cao nên loại hình tổ chức này cần có quy hoạch diện tích tương đối đảm bảo. Với loại hình tổ chức dưới dạng hộ cá thể việc sản xuất nhỏ, thị trường hẹp nên nhu diện tích đất không

cao. Chính vì vậy, khi quy hoạch ta cần phải xét duyệt các cơ sở tương đối chính xác về nhu cầu đất của từng loại tổ chức mà có phương án chia đất cho phù hợp, tránh tình trạng sau khi chuyển ra khu sản xuất tập trung diện tích quá rộng khả năng vốn, tài chính hạn hẹp không phát triển sản xuất mà nhượng lại tài sản cho các cơ sở khác hoặc đất được sử dụng làm đất dân cư không đúng mục đích quy hoạch của cụm.

b) Vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh và sự di chuyển sản xuất

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã ra đời và phát triển, các cơ sở sản xuất rất cần vốn, do đó phường, họ ra đời để tập trung vốn. Sản phẩm của các ngành nghề cần phải trao đổi nên hình thành các chợ làng, giao lưu kinh tế đòi hỏi quy định, an ninh trật tự, phú quý sinh lễ nghĩa, từ đó xuất hiện nhu cầu tôn vinh tổ nghề, lập nhà thờ tổ, thực hành các hình thức sinh hoạt tập thể như: giỗ tổ, thi tài, nhân những cuộc này bàn về những vấn đề cấp bách của làng nghề như hợp tác sản xuất, cải tiến kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ, huy động vốn vào sản xuất, mỏ rộng sản xuất, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm .

Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển TTCN nông thôn là hết sức cần thiết, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng: vốn đầu tư cho phát triển TTCN nông thôn còn thiếu, đầu tư nhỏ giọt, cá biệt lại có những đơn vị vốn đầu tư tương đối lớn (hàng chục tỷ đồng) chủ yếu là ở các doanh nghiệp, các công ty. Đây là

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUYỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀTỪ KHU DÂN CƯ ĐẾN NƠI SẢN XUẤT TẬP TRUNG Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH (Trang 32 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w