Thực trạng về thể lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất (Trang 43 - 46)

Lĩnh vực hoạt động của Công ty Thống Nhất là thuộc loại hình công nghiệp nặng, do đó yêu cầu về sức khoẻ của người lao động là rất cao, nó được kiểm soát chặt chẽ qua khâu tuyển dụng lao động (Tất cả đều phải đạt loại A), do đó mặt bằng chung của công ty Thống Nhất là rất tốt, đặc biệt là công nhân làm việc trong phân xưởng. Mặt khác, công tác chăm sóc sức khoẻ của Thống Nhất được thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên, công tác bảo vệ sức khoẻ cho người lao động được đặc biệt quan tâm thêm vào đó người lao động rất có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ bản thân nên dù làm việc trong môi trường nặng nhọc,độc hại song sức khoẻ người lao động vẫn được bảo đảm.

Theo số liệu qua các đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ vào năm 2012 thì tình hình sức khoẻ của CBCNV Công ty là khá tốt.

Bảng 2.4: Tình hình sức khoẻ của CBCNV tại Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất năm 2012

Loại sức khoẻ Loại I Loại II Loại III Loại IV

Nam 107 222 43 3

Nữ 55 86 44 0

Tổng cộng 162 308 87 3

Tỉ lệ % /TS người khám 29% 54% 16% 1%

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

Ghi chú: Loại I : Rất khoẻ; Loại II : Khoẻ; Loại III : Trung bình;

Loại IV : Yếu ; Loại V : Rất yếu. 29% 54% 16% 1% Loại I Loại II Loại III Loại IV

Biểu đồ 2.4: Phân loại sức khoẻ tại Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất năm 2012

Tình hình sức khoẻ của CBCNV Công ty trong đợt kiểm tra sức khoẻ định kì năm 2012: TT Nhóm bệnh Số người mắc bệnh Tỷ lệ (%) 1 Mắt 108 19.28 % 2 Tai Mũi Họng 155 27.67% 3 Răng Hàm Mặt 165 29,46 % 4 Tâm thần kinh 02 0.3 % 5 Tuần hoàn 19 3.4 % 6 Tiêu Hoá 8 1.42 % 7 Ngoại khoa 20 3.57 % 8 Thận tiết niệu 03 0.5 % 9 Da liễu 24 4,2 % 10 Sản phụ khoa 09 1,61 % Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

Dựa vào bảng kết quả khám sức khoẻ định kì năm 2012 ta thấy tình hình sức khoẻ NLĐ tại công ty Thống Nhất khá tốt. Tỷ lệ người lao động đạt sức khoẻ loại II (khoẻ) là cao nhất chiếm 54% tổng số lao động. Tỷ lệ người lao động đạt sức khoẻ loại I (rất khoẻ) là 29% và 1% là tỷ lệ người lao động có sức khoẻ loại V (rất yếu).

Do hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, có nhiều vị trí nặng nhọc, độc hại như sơn, tẩy, đánh bóng kim loại, hàn…nên tỷ lệ nhân viên mắc bệnh nghề nghiệp là không tránh khỏi. Số ca mắc bệnh nghề nghiệp năm 2010 là 25 người (chiếm 5% tổng số CBCNV), tăng đột biến so với năm 2009 (có 15 người, chiếm 3,1% tổng số CBCNV) và do đã được khống chế nên giảm còn

22 người trong năm 2011 (giảm xuống còn 4,1% tổng số CBCNV). Năm 2012, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp giảm xuống còn 4,8% tương đương 27 người. Các bệnh nghề nghiệp mắc phải thường liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi. Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp giảm theo các năm là bởi lãnh đạo Công ty đã kịp thời chỉ đạo bộ phận Y tế, nhân sự có kịp thời tiến hành các biện pháp đặc biệt chăm lo tới sức khỏe của những nhân viên này như: bố trí cho công nhân nghỉ để đi chữa trị bệnh một cách triệt để, chú ý đến công tác bảo hộ và an toàn vệ sinh lao động,... Tuy nhiên, vấn đề hỗ trợ về mặt tài chính cho công nhân bị bệnh nghề nghiệp là không có.

Năm 2010, xảy ra 4 vụ tai nạn lao động trong đó 02 vụ là tai nạn giao thông trên đường đi làm, 01 nhân viên ngã khi đang thực hiện nhiệm vụ trên mái nhà xưởng và 01 nhân viên bị giật điện. Năm 2011, có 5 vụ tai nạn lao động trong đó có 03 vụ là tai nạn giao thông trên đường đi làm, 01 vụ nhân viên bị ngã từ trên cây khi tham gia chặt bớt tán lá để phòng bão và 01 vụ nhân viên bị máy dập dập vào tay. Năm 2012, số vụ tai nạn đã giảm xuống còn 03 vụ trong đó 01 vụ do tai nạn giao thông trên đường đi làm về, 01 nhân viên bị xe nâng đâm và 01 nhân viên bị thiết bị rơi vào chân. Nhìn chung, trong 3 năm qua không có vụ tai nạn lao động nào gây thiệt hại về tính mạng, tần suất tai nạn lao động cũng có xu hướng giảm nhưng tổn thất về ngày công để những nhân viên này điều trị tai nạn cũng gây ảnh hưởng cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Do Công ty vẫn còn chậm trễ trong quá trình hoàn thiện thủ tục thanh toán bảo hiểm cho người lao động nên đã gây tâm lý không tốt cho nhân viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất (Trang 43 - 46)