Thực tiễn phát triển nông, lâm, thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nông, lâm, thủy sản tỉnh Lai Châu (Trang 31 - 36)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.1. Thực tiễn phát triển nông, lâm, thủy sản Việt Nam

1.2.1.1. Những thành tựu nổi bật

a. Ngành nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định và đạt được tốc độ tăng trưởng vững chắc

Do thực hiện công cuộc đổi mới, nền nông nghiệp nƣớc ta đã phát triển khá ổn định. GTSX nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2008 tăng 194,025 tỉ đồng và giai đoạn 2009 - 2012 tăng 316,253 tỉ đồng. Tuy vẫn thấp so với công nghiệp song tƣơng đối bền vững. So với tốc độ tăng trƣởng chung của nông, lâm, thủy sản, tốc độ tăng trƣởng của nông nghiệp thấp hơn. Trong các phân ngành, ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trƣởng cao nhất (từ 24,6% năm 2005 lên 26,3% năm 2012, ngành dịch vụ nông nghiệp có tốc độ tăng trƣởng thấp nhất (từ 1,8% năm 2005 lên 2,2% năm 2012).

Mặc dù tỉ trọng ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm trong cơ cấu nông, lâm, thủy sản, nhƣng GTSX vẫn tăng vững chắc (từ 2005 - 2012 tăng gấp 3,9 lần), điều này chứng tỏ nông nghiệp đang có xu hƣớng chuyển dịch theo xu thế thời đại.

* Sản xuất lương thực tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường

Năm 2012, sản lƣợng lƣơng thực có hạt cả nƣớc đạt hơn 48,7126 triệu tấn (trong đó lúa 43,737 triệu tấn), tăng gấp 1,23 lần so với năm 2005, là mức tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc tới nay, nâng mức lƣơng thực có hạt bình quân đầu ngƣời từ 480,9 kg năm 2000 lên 548,7 kg năm 2012. Đây là một tiêu chí quan trọng để phát triển đảm bảo an ninh lƣơng thực và đẩy mạnh CNH thực sự. Trong vòng 8 năm, từ năm 2005 - 2012, sản lƣợng lƣơng thực tăng 10 triệu tấn, nhƣng tốc độ tăng trƣởng đã chậm lại, chỉ khoảng 2,8%/ năm. Do đó an ninh lƣơng thực quốc gia đã đƣợc đảm bảo. Lƣợng gạo xuất khẩu tăng đạt gần 6 triệu tấn, tăng 33% so với năm 2008. Sản xuất rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả tiếp tục phát triển và tăng trƣởng khá. Sản lƣợng cà phê nhân vƣợt 1 triệu tấn, cao su không mủ đạt trên 700 tấn... Một số cây trồng có lợi thế cạnh tranh cao: lúa gạo, cà phê, cao su, tiêu và điều.

* Chăn nuôi phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa

Từ năm 2005 đến nay ngành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trƣởng khá, phát triển toàn diện. Số lƣợng đàn trâu lớn nhất thuộc về khu vực trung du miền núi phía Bắc. Năm 2013, đạt 1.424 nghìn con và chiếm khoảng 54,7% tổng đàn trâu cả nƣớc. Đáng chú ý là việc chăn nuôi bò sữa theo quy mô gia đình đang đƣợc phát triển ở ngoại thành các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Đàn lợn năm 2013 đạt trên 2.6261,4 nghìn con với sản lƣợng lợn xuất chuồng trên 3 nghìn tấn tăng gấp 1,4 lần so với năm 2005. Dẫn đầu cả nƣớc về nghề nuôi lợn là đồng bằng sông Hồng với gần 6.759,6 nghìn con (chiếm 25% cả nƣớc), sau đó là vùng TDMNBB, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Chăn nuôi gia cầm lấy thịt, trứng phát triển khá nhanh trong năm 2005 là 219.911 nghìn con con thì tới năm 2013 tăng lên 314.755 nghìn con. Vùng Đồng bằng sông Hồng có đàn gia cầm lớn nhất cả nƣớc với 87.885 nghìn con (2013) chiếm 27,9% đàn gia cầm cả nƣớc. Vùng Đồng bằng sông cửu Long có đàn gia cầm với số lƣợng 58.703 nghìn con (2013), bằng 18,7% tổng đàn gia cầm.

* Ngành lâm nghiệp phát triển và đạt được một số thành tựu

Năm 2009 tốc độ tăng trƣởng lâm nghiệp đạt 3,8%, với thành tựu nổi bật là bảo tồn và phát triển đƣợc vốn rừng. Nếu nhƣ độ che phủ rừng năm 1990 là 27,7% thì đến năm 2000 đã tăng lên 33,2% (tăng 5,5%) và đến năm 2005 đạt 37,3% năm 2013 là 40,7% (tăng 3,4 % so với năm 2005). Từ năm 2005 đến nay bình quân hàng năm trồng mới khoảng dƣới 200 ngàn ha rừng, năm cao nhất đạt 398,4 nghìn ha (năm 2013) năm thấp nhất cũng đạt 181 ngàn ha (năm 2001). Việc khai thác và chế biến lâm sản: Trong những năm qua, sản lƣợng gỗ khai thác tăng chậm, nhƣng thành tựu đáng ghi nhận là sản lƣợng gỗ khai thác đã tăng lên, từ 2.996,4 m3

gỗ 2005 tăng lên năm 2013 5.608,0 m3 gỗ và đạt cao hơn trong những năm gần đây.

* Thủy sản ngày càng thể hiện là ngành mũi nhọn trong nông, lâm, thủy sản

Trong 5 năm qua, ngành thủy sản phát triển vững chắc với tốc độ tăng trƣởng khá cao. Đến năm 2013, sản lƣợng thủy sản cả nƣớc đạt hơn 6.019,7 nghìn tấn, tăng hơn gấp đôi sản lƣợng đạt năm 2005 (3.466,8 nghìn tấn). So với năm 2005, đến năm 2013 diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 93,8 nghìn ha (2013 1.046,4 nghìn ha) và tăng gấp hơn 21 lần về sản lƣợng nuôi trồng (3.215,9 nghìn tấn so với 1.478.9 nghìn tấn). Các phong trào nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi cá nƣớc ngọt và nƣớc lợ phát triển rộng khắp, nhất là ở các tỉnh vùng ven biển và đồng bằng sông Cửu Long. Yếu tố quyết định của việc tăng trƣởng nuôi trồng thủy sản với tốc độ cao trong những năm qua là việc mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Thành quả về mở rộng thị trƣờng có công sức đóng góp của nhiều Bộ, ngành, nhƣng riêng đối với Bộ Thủy sản thì đóng góp lớn nhất là những thành công trong việc đảm bảo tăng cƣờng vệ sinh và an toàn chất lƣợng sản phẩm nuôi trồng.

b. Nông, lâm, thủy sản đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo xu hướng mở rộng nền kinh tế hàng hóa

Đối với nƣớc ta, nông nghiệp luôn giữ vị trí rất quan trọng, việc chuyển đổi cơ cấu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp thiết.

Trong phạm vi toàn ngành, cơ cấu nông nghiệp và nông thôn bƣớc đầu có sự chuyển dịch đúng hƣớng và hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt. hƣớng sản xuất hàng hóa, mở mang ngành nghề, dịch vụ... đang đƣợc coi trọng. Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt quan tâm tới việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, gắn với công nghiệp chế biến, phát triển mạnh ngành nghề, nhất là nghề truyền thống, mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển toàn diện.

Bảng 1.1: GTSX nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 Năm GTSX

(tỉ đồng)

Chia ra

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

2005 183.213,6 134.754,5 45.096 3.362,3 2006 197.700,7 145.807,7 4.833,1 3.559,9 2007 236.750,0 175007,0 57.618,4 4.125,0 2008 377.238,6 269.337,6 102.200,9 5.700,1 2009 430.221,6 306.648,4 116.576,7 6.996,5 2010 540.162,8 396.733,6 135.137,2 8.292,0 2011 787.196,6 577.749,0 199.171,8 10.275,8 2012 746.479,9 533.189,1 200.849,8 12.441,0 Nguồn: [3]

Trong nông nghiệp, trồng trọt đã và đang giữ vai trò chủ đạo, chiếm hơn 3/4 giá trị toàn ngành. Trong nội bộ từng phân ngành cũng đang diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng sản xuất sản hóa, tỉ trọng cây lƣơng thực giảm dần và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây rau đậu,... trong chăn nuôi tăng tỉ trọng của chăn nuôi gia súc và sản phẩm không qua giết thịt, giảm tỉ trọng của ngành chăn nuôi gia cầm.

c. Nông nghiệp đã hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hóa rõ rệt

Về lƣơng thực, thực phẩm, hình thành hai vùng chuyên canh lớn là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lƣơng thực, thực phẩm số một của nƣớc ta. Ở đây tập trung tới 51% diện tích lúa cả nƣớc, và trên 50% sản lƣợng lúa toàn quốc. Ngoài ra đây còn là vùng dẫn đầu cả nƣớc về sản xuất đỗ tƣơng, mía, cây ăn quả. Vùng biển tiếp cận có các ngƣ trƣờng lớn, triển vọng lớn về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

- Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm thứ hai về lƣơng thực, thực phẩm với 14,2% diện tích và 18% sản lƣợng lúa cả năm của nƣớc ta. Thế mạnh của vùng, ngoài lúa còn có rau quả, lợn và gia cầm.

Về cây công nghiệp, xây dựng ba vùng chuyên canh quy mô lớn là Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh

công nghiệp lớn nhất cả nƣớc. Nơi đây có nhiều thế mạnh về tự nhiên lẫn kinh tế. Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn thứ hai về quy mô với sản phẩm chính là cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm. Ở trung du miền núi phía Bắc, các vùng chuyên canh chè tạo thành một dải ở hầu khắp các khu vực đồi trung du và cao nguyên: lạc và thuốc lá, hồi...

Ngoài ra còn có các vùng chăn nuôi đại gia súc (trung du và miền núi phía Bắc) gia cầm (các đồng bằng), vùng nông nghiệp thực phẩm (vành đai xanh ven các đô thị)...

1.2.1.2. Khó khăn, hạn chế

- Sự biến động phức tạp, thất thƣờng của tự nhiên, làm giảm năng suất cũng nhƣ chất lƣợng của các mặt hàng nông sản.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu đẩy mạnh CNH - HĐH

- Mặc dù đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học về lai tạo giống nhƣng vẫn còn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu về giống cũng nhƣ tạo ra đƣợc những giống cây, con cao sản, chƣa có mối liên kết sâu rộng giữa các trung tâm nghiên cứu khoa học với ngƣời nông dân.

- Công nghệ chế biến và bảo quản nông sản của Việt Nam còn lạc hậu, chƣa đảm bảo chất lƣợng theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ. Mặt khác kết cấu hạ tầng thƣơng mại, lƣu thông hàng nông sản chậm đƣợc phát triển. Hệ thống chợ buôn bán nông sản, kho cảng còn thiếu và yếu, bộc lộ nhiều bất cập. Kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hoá, nhất là hàng tƣơi sống yếu kém nên giá thành sản phẩm và chi phí gián tiếp khác tăng nhanh.

- Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại, nhƣ khâu marketing, dự báo thị trƣờng. Mối liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế... chƣa thiết lập đƣợc một cách vững chắc đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trƣờng.

- Nhận thức của ngƣời nông dân về hội nhập quốc tế còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hƣởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản về chất lƣợng, mẫu mã và giá thành sản phẩm cũng nhƣ ý thức của ngƣời sản xuất, đầu mối trung gian trong các hợp đồng kinh tế liên quốc gia.

- Luật kinh tế quốc tế dƣờng nhƣ còn xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Những vụ kiện bán phá giá các mặt hàng nông sản, các sản phẩm không đảm bảo chỉ tiêu vệ sinh, y tế đã gây thất thoát và thua lỗ cho nhà nƣớc.

Thƣơng hiệu nông sản Việt Nam còn quá manh mún, ít ỏi. Các mặt hàng xuất khẩu phần lớn phải qua các nƣớc trung gian (cao su Malaixia, Thái lan…), bởi vậy lợi nhuận bị giảm sút, đồng thời lệ thuộc quá lớn vào các nƣớc này.

Một phần của tài liệu Phát triển nông, lâm, thủy sản tỉnh Lai Châu (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)