Các tiêu chí đánh giá sự phát triển và phân bố nông nghiệp cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển nông, lâm, thủy sản tỉnh Lai Châu (Trang 28 - 31)

6. Cấu trúc của đề tài

1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển và phân bố nông nghiệp cấp tỉnh

1.1.4.1. Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển và phân bố nông nghiệp theo ngành

a. Giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp)

- GTSX nông nghiệp là tổng giá trị sản xuất và dịch vụ nông nghiệp đƣợc tạo ra trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định.

- Cơ cấu GTSX nông nghiệp: đƣợc hiểu là tƣơng quan về GTSX giữa các bộ

phận (nông, lâm, thủy sản) trong tổng thể hoạt động kinh tế nông nghiệp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lƣợng và chất lƣợng giữa các bộ phận đó với nhau. Các mối quan hệ này đƣợc hình thành trong những điều kiện KT - XH nhất định, luôn luôn vận động và hƣớng vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thƣớc đo về tăng trƣởng (nhƣ GDP, GTSX) phản ánh sự thay đổi về lƣợng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu thể hiện những chuyển biến về chất trong quá trình phát triển của ngành nông nghiệp.

Cơ cấu GTSX nông nghiệp tùy thuộc vào chiến lƣợc phát triển và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên theo xu hƣớng chung, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tăng tỉ trọng ngành thủy sản giảm tỉ trọng của nông nghiệp và lâm nghiệp.

Nhƣ vậy, chỉ tiêu GTSX và cơ cấu GTSX nông nghiệp phân theo ngành vừa phản ánh sự tăng lên về sản lƣợng nông nghiệp vừa thể hiện sự chuyển biến về mặt chất lƣợng của sự phát triển nông nghiệp.

b. Giá trị sản phẩm được tạo ra trên một ha đất nông nghiệp (còn gọi là hiệu quả sử dụng đất)

Công thức tính: G = P/S; Trong đó:

P: Giá trị sản xuất (triệu đồng) S: Diện tích gieo trồng (ha)

G: GTSX/ha đất nông nghiệp (triệu đồng/ha)

Hoặc: GTSX của các phân ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản)/diện tích đất sử dụng của từng phân ngành.

Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, thể hiện khả năng tăng năng suất bằng việc áp dụng các biên pháp KHKT, cải tiến kĩ thuật sản xuất, cải tạo đất. Do vậy, các nƣớc phát triển, tuy diện tích đất nông nghiệp không có nhiều và ngày càng bị thu hẹp nhƣng gía trị mà ngành nông nghiệp tạo ra ngày càng tăng. Đó chính là sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại công nghệ cao.

c. Năng suất lao động trong nông nghiệp

Công thức tính: N= P/L Trong đó:

P: Giá trị sản xuất nông nghiệp (triệu đồng) L: là số lao động nông nghiệp (ngƣời)

N: là năng suất lao động lao động nông nghiệp (triệu đồng/lao động).

Hoặc: GTSX của từng phân ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản)/lao động của mỗi phân ngành (triệu đồng/người)

Năng suất lao động nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động và khả năng áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần nhiều sức lao động của con ngƣời nhƣng giá trị tạo ra lại không cao nên năng suất lao động nông nghiệp thƣờng thấp hơn các ngành kinh tế khác. Mặt khác, tỉ lệ sử dụng thời gian trong lao động nông nghiệp cũng thấp hơn so với trong công nghiệp và dịch vụ do tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Mức độ áp dụng KHKT càng cao thì GTSX đƣợc tạo ra trong nông nghiệp ngày càng tăng trên một số lƣợng lao động ngày càng giảm.

1.1.4.2. Nhóm tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vận dụng cho cấp tỉnh

a. Hộ gia đình

Hộ là một đơn vị KT - XH tự chủ cùng lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể có đƣợc. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết tộc, mỗi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại. Các thành viên trong hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng nhƣ về kinh tế, cùng chung sống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung nguồn thu nhập.

- Tiêu chí cơ bản của hộ gia đình:

+ Về đất đai, quy mô canh tác nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông. Ở Ấn Độ bình quân diện tích đất canh tác < 2ha/hộ, ở Philippin < 3ha/hộ, Ở Việt Nam từ 0,5ha/hộ (ở miền Bắc), đến 0,6 - 1ha/hộ ở đồng bằng Sông Cửu Long. Ở nƣớc ta, hộ gia đình không có quyền sở hữu ruộng đất mà chỉ có quyền sử dụng.

+ Về vốn, đại bộ phận rất ít, quy mô thu nhập nhỏ, khả năng tích lũy thấp làm hạn chế khả năng đầu tƣ tái sản xuất. Vật tƣ đƣợc mua phục vụ cho sản xuất từ tiền bán nông phẩm.

+ Về lao động, chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Sức lao động của nông hộ không phải là hàng hóa, mà là tự phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia đình.

+ Kĩ thuật canh tác và công cụ sản xuất ít biến đổi, mang nặng tính truyền thống. Đối với các nƣớc đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hóa.

b. Hợp tác xã nông nghiệp

HTXNN là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với nguồn vốn hoạt động chính là do họ đóng góp tiền và huy động từ các nguồn khác, nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỉ suất hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi trang trại.

Tiêu chí cơ bản của HTXNN:

+ Là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những nông hộ, trang trại có chung yêu cầu về những dịch vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống của mình mà riêng lẻ từng nông hộ không làm đƣợc hoặc làm nhƣng kém hiệu quả.

+ Hoạt động của HTXNN không chỉ vì lợi nhuận của các thành viên đóng góp vốn vào HTX mà còn nhằm đem lại các dịch vụ tốt nhất để mang lại thu nhập và lợi nhuận cao nhất cho các hộ, các chủ trang trại. Có hai loại hình HTXNN: HTX đơn ngành, phổ biến ở các nƣớc Âu - Mỹ, cung ứng từng loại dịch vụ; HTX đa ngành (hay tổng hợp), phổ biến ở các nƣớc châu Á với nhiều loại dịch vụ.

+ HTX thành lập dựa trên cơ sở các thành viên cùng đóng góp vốn mỗi xã viên đều có quyền bình đẳng theo nguyên tắc mỗi ngƣời một phiếu bầu không phân biệt lƣợng đóng góp ít hay nhiều.

+ HTXNN là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên kết những xã viên thực sự có nhu cầu, có mong muốn không lệ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ liên kết ở những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lí kinh doanh.

Nhƣ vậy bản chất của HTXNN là tổ chức liên kết kinh tế trên cơ sở liên kết các nông hộ và nông trại, mang tính chất vừa tƣơng trợ giúp đỡ vừa kinh doanh.

c. Tiểu vùng nông nghiệp

Tiểu vùng nông nghiệp là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tƣơng đối đồng nhất về các ĐKTN và KT - XH, đƣợc hình thành với mục đích phân bố hợp lí và chuyên môn hoá đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nƣớc cũng nhƣ trong nội bộ từng tiểu vùng.

Tiểu vùng nông nghiệp là một bộ phận lãnh thổ của địa phƣơng (một tỉnh) bao gồm những lãnh thổ có sự tƣơng đồng về: Điều kiện sinh thái nông nghiệp (khí hậu, đất đai, nguồn nƣớc...); Điều kiện KT-XH (số lƣợng, chất lƣợng và sự phân bố dân cƣ, lao động nông nghiệp, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất): Trình độ thâm canh, CSVCKT, chế độ canh tác; Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm chuyên môn hoá.

Một phần của tài liệu Phát triển nông, lâm, thủy sản tỉnh Lai Châu (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)