Nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển nông, lâm, thủy sản tỉnh Lai Châu (Trang 48)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3. Nhân tố kinh tế xã hội

2.3.1. Dân cư và nguồn lao động

2.3.1.1. Dân cư

Theo số liệu thống kê năm 2013, toàn tỉnh có 404.500 nghìn ngƣời, (nam giới là 212.10 nghìn người, chiếm 51,13% và nữ giới là 202.70 nghìn người, chiếm

48,87%). Trong những năm qua, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đƣợc chú

trọng, thực hiện có hiệu quả, giảm tỷ lệ sinh từ 30,20‰ (năm 2005) xuống còn 30,14‰ (năm 2010). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng từ 22,32‰ (năm 2005) lên 24,74‰ (năm 2010).

Bảng 2.1: Tỷ lệ sinh, chết, tăng tự nhiên qua các năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 - Tỷ lệ sinh (%o) 30,20 31,44 30,87 30,63 30,38 30,14 - Tỷ lệ chết (%o) 7,88 6,57 6,36 5,67 5,79 5,40 - Tỷ lệ tăng tự nhiên (%o) 22,32 24,87 24,51 24,96 24,59 24,74

Nguồn: [2][3]

Với tốc độ thị hóa có xu hƣớng ngày càng cao cùng với việc phát triển và hình thành một cách đồng bộ các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới... thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động.

Dân số Lai Châu sống chủ yếu ở nông thôn là 346.80 ngƣời, chiếm 83,61% dân số, mật độ dân số bình quân 45 ngƣời/km2. Là tỉnh có dân số ít và mật độ dân số thấp nhất cả nƣớc. Trong đó dân số thành thị là 68,00 ngƣời (chiếm 16,39%). Dân số của tỉnh phân bố không đồng đều giữa các vùng, các huyện, thị xã, đa số tập trung tại các khu vực đô thị.

Lai Châu là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống trong đó đông nhất là các dân tộc dân tộc Thái 131.822 ngƣời, chiếm 34%; dân tộc Mông 86.467 ngƣời, chiếm 22,30%; dân tộc Kinh 54.027 ngƣời, chiếm 13,94%; Các dân tộc đều giàu kinh nghiệm trong sản xuất, đoàn kết xây dựng quê hƣơng giàu đẹp. Tuy nhiên, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp , đa số sống ở vùng miền núi , tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao , nhiều phong tục tập quán lạc hậu cũng là những rào cản không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, cùng với âm mƣu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch phức tạp đă ̣t ra những yêu cầu mới đối với chính sách của chính quyền địa phƣơng để giải quyết tốt các vấn đề dân tộc vốn rất nhạy cảm.

Bản đồ 2.3: QUY MÔ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ TỈNH LAI CHÂU NĂM 2013

2.3.1.2. Nguồn lao động

a. Về số lượng nguồn lao động: Mỗi năm tỉnh bổ sung khoảng 200 - 300 lao

động, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng 0,01 %/năm. Đây là động lực quan trọng để phát triển KT - XH, góp phần tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 241,59 nghìn ngƣời, chiếm 58,24% cơ cấu dân số năm 2013. Trong đó, lao động nông thôn là 205,75 nghìn ngƣời chiếm 84,53%. Trong cơ cấu lao động nông thôn, số lao động thất nghiệp và chƣa có việc làm chiếm 0,14% , số lao động đã qua đào tạo là 6,20%.

b. Về chất lượng nguồn lao động: Chất lƣợng nguồn lao động của tỉnh còn thấp,

tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có tăng lên trong những năm gần đây nhƣng nhìn chung còn thấp năm 2010 chiếm 8,8% dấn số đến năm 2013 tăng lên 11,90% tổng số lao động. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đây là một cản trở lớn trong quá trình tiếp thu thành tựu khoa học - kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, một bộ phận đáng kể lao động trẻ của tỉnh chƣa đƣợc đào tạo nghề hoă ̣c nếu đƣợc đào tạo thì còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp , nhất là trong các lĩnh vực KHCN, quản lý doanh nghiệp, chuyên gia kỹ thuật. Điều này cũng làm hạn chế tới việc phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

2.3.2. Cơ sở hạ tầng - vật chất, kĩ thuật

2.3.2.1. Hệ thống giao thông vận tải a. Giao thông vận tải đường bộ

Quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh có 05 tuyến quốc lộ chạy qua là QL 4D, QL 12, QL

32, QL 100 và QL 279 với tổng chiều dài 318,57 km, toàn bộ đều đƣợc thảm bê tông nhựa và láng nhựa.

- QL 4D: là trục giao thông quan trọng nối tỉnh Lai Châu với tỉnh Lào Cai

(điểm đầu là ngã 3 Pa So huyện Phong Thổ và điểm cuối là đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn

huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai) với tổng chiều dài là 89 km, bề rộng nền đƣờng từ 7,5 -

14 m, mặt đƣờng rộng 3,5 - 7 m, toàn bộ mặt đƣờng đƣợc thảm bê tông nhựa.

- QL 12: là trục giao thông quan trọng nối tỉnh Lai Châu với tỉnh Điện Biên (điểm đầu là cửa khẩu Ma Lù Thàng huyện Phong Thổ và điểm cuối là cầu Hang

Tôm thị xã Mường Lay - tỉnh Điện Biên) tổng chiều dài là 91 km, bề rộng nền đƣờng

- QL 32 (điểm đầu là Vách Kim Than Uyên và điểm cuối huyện Tam Đường): có chiều dài 72 km, quy mô cấp IV miền núi, bề rộng nền đƣờng từ 7,5 - 20,5 m, mặt đƣờng rộng 5,5 - 10 m, toàn bộ mặt đƣờng đƣợc láng nhựa, nối liên thông với những tuyến quốc lộ quan trọng nhƣ QL 4D và QL 279.

- QL 100: là trục giao thông nối QL 4D và QL 12 với chiều dài toàn tuyến là 20

km (điểm đầu là ngã 3 Nậm Cáy và kết thúc tại ngã 3 Phong Thổ). Quy mô đƣờng cấp

IV miền núi, nền rộng từ 7 - 7,5 m, mặt đƣờng 5,5 m, toàn bộ mặt đƣờng láng nhựa. - QL 279 (điểm đầu là Khau Co và điểm cuối tại Cáp Na) có chiều dài 46,57 km, quy mô đƣờng cấp VI miền núi, bề rộng nền đƣờng 6 m, mặt đƣờng rộng 3,5 m, toàn bộ mặt đƣờng đƣợc láng nhựa.

Đánh giá: Nhìn chung mạng lƣới giao thông đƣờng bộ của tỉnh đã đƣợc phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhƣng so với cả nƣớc thì chất lƣợng còn rất thấp; số km đƣờng bộ có chất lƣợng kém, chƣa đúng cấp kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn; vẫn còn 01 xã chƣa có đƣờng ô tô đến trung tâm xã (xã Tà Tổng huyện Mường Tè). Mặt khác, do địa hình vùng núi hiểm trở, nhiều đèo dốc nên mạng lƣới đƣờng bộ phân bố không đều, hay bị sụt lở về mùa mƣa. Ở các huyện miền núi còn nhiều vị trí chƣa có cầu hoặc ngầm tràn, gây khó khăn cho các phƣơng tiện đi lại trong mùa mƣa lũ.[8]

b. Giao thông đường thủy

Trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có một tuyến đƣờng thuỷ là Sông Đà (nằm trên địa

bàn huyện Mường Tè) có thể khai thác sử dụng, nhƣng luồng lạch bến bãi còn nguyên

trạng tự nhiên, chƣa có các phao tiêu biển báo. Tuyến đƣờng thuỷ này từ cảng Pô Lếch đi Pắc Ma dài 60 km (tại điểm đầu và điểm cuối có 2 bến đò) nhƣng do vào mùa khô luồng lạch cạn cùng với việc khai thác vàng sa khoáng những năm gần đây đã làm thay đổi dòng chảy cho nên thuyền bè đi lại rất hạn chế. Vào mùa mƣa nƣớc lớn, thuyền bè có thể đi lại nhƣng do lòng sông nhiều thác ghềnh nguy hiểm nên việc đi lại vẫn còn hạn chế. Ngoài ra còn có tuyến đƣờng thuỷ từ Pô Lếch xuôi dòng ra thị xã Mƣờng Lay song nhiều thác ghềnh không đi lại đƣợc.

2.3.2.2. Mạng lưới điện

Mạng lƣới điện ngày càng đƣợc mở rộng trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có 83/98 xã có lƣới điện quốc gia, đạt 85% tổng số xã, phƣờng, thị trấn (mục tiêu là 100%), 75% số hộ đƣợc sử dụng điện (mục tiêu là 80%) với nguồn điện đƣợc cung cấp bằng các nguồn:

- Nguồn điện lƣới Quốc gia: có 02 trạm 110/35/22KV với tổng dung lƣợng là 16MVA tại thành phố Lai Châu và huyện Than Uyên. Trạm cấp điện từ hệ thống lƣới điện miền Bắc bằng tuyến đƣờng dây 110KV Lào Cai - thành phố Lai Châu và nhánh rẽ 110KV Tam Đƣờng - Than Uyên. Ngoài ra nguồn điện năng còn đƣợc hỗ trợ bởi đƣờng dây 35KV từ trạm 110KV Lào Cai khi đƣờng dây 110KV Lai Châu gặp sự cố. [9]

2.3.2.3. Thông tin liên lạc

Thông tin truyền thông tiếp tục đƣợc mở rộng và nâng cao về chất lƣợng, phản ánh kịp thời tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh. Tỷ lệ số hộ nghe đài phát thanh đạt 92%, xem truyền hình đạt 82%

(mục tiêu tương ứng là 90% và 80%).

a. Về bưu chính: mạng đƣờng thƣ cấp I gồm 1 tuyến với chiều dài 100km/lƣợt;

đƣờng thƣ cấp II gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 370 km/lƣợt (trong đó, thị xã Lai Châu - Mường Tè với chiều dài 210 km/lượt; thị xã Lai Châu - Than Uyên với chiều

dài 100 km/lượt; thị xã Lai Châu - Sìn Hồ với chiều dài 60 km/lượt); đƣờng thƣ cấp

III với 55 tuyến với tổng chiều dài là 1.551 km. Toàn tỉnh hiện có 09 bƣu cục (trong

đó có 01 bưu cục cấp I; 05 bưu cục cấp II; 03 bưu cục cấp III); 78 điểm bƣu điện văn

hóa xã (chiếm 80% tổng số xã); 04 đại lý bƣu điện, điểm giao chuyển phát nhanh. Ngoài ra còn có mạng vận chuyển bƣu chính Viettel gồm 01 tuyến cấp I (Lai Châu -

Trung tâm khai thác 1 Hà Nội), 01 bƣu cục đặt tại thị xã Lai Châu, chủ yếu thực hiện

dịch vụ chuyển phát. [9]

b. Về viễn thông: toàn tỉnh có 15 tổng đài vệ tinh và 27 trạm chuyển mạch với

dung lƣợng lắp đặt là trên 70.000 line. Năm 2010 toàn tỉnh có tổng số thuê điện thoại là 211.590 thuê bao (trong đó: thuê bao cố định năm là 48.529 thuê bao; thuê bao di

động là 163.061) tăng 170.122 thuê bao so với năm 2008, số thuê bao điện thoại bình

quân trên 100 dân đạt 55,33. Ngoài ra 100% số huyện thị đều đã có internet băng thông rộng ADSL, xDSL và thuê bao truy nhập gián tiếp Dialup với tổng số thuê bao là 6.338 thuê bao, tăng 3.881 thuê bao so với năm 2008, số thuê bao điện thoại bình quân trên 100 dân đạt 1,66. Tổng số tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh là 02 tuyến; 25 tuyến truyền dẫn mạng nội tỉnh, trong đó có 21 tuyến truyền dẫn là cáp quang, 4 tuyến truyền dẫn Viba.[9]

2.3.2.4. Hệ thống thủy lợi

Tính đến năm 2013 trên địa bàn tỉnh có khoảng 793 công trình thủy lợi (trong

đó có 402 công trình kiên cố, còn lại là công trình tạm); 04 hồ chứa, chủ yếu là các

hồ có dung tích nhỏ; 1.508 km kênh mƣơng (trong đó có 527 km được kiên cố, còn

981 km là kênh đất) phục vụ tƣới cho hơn 5.000 ha vụ đông xuân và 17.000 ha vụ

mùa. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Lai Châu có các khu vực phát triển sản xuất nông nghiệp quan trọng trên địa bàn tỉnh nhƣ: xã Bình Lƣ, xã Sơn Bình, TT Tân Uyên, TT Than Uyên, TT Sìn Hồ nhƣng thiếu nƣớc trầm trọng về mùa khô. Đặc biệt là nhu cầu dùng nƣớc ngày càng tăng cho: trong lúa, tăng vụ, trồng màu, rau, củ, quả, phát triển nuôi trồng thủy sản cá nƣớc lạnh. Nguồn nƣớc về mùa khô đã đƣợc khai thác cạn kiệt, giải pháp cơ bản để bổ sung nƣớc cho mùa khô là xây dựng các hồ trữ nƣớc.

2.3.2.5. Hệ thống bảo vệ thực vật và thú ý

Đƣợc chú trọng, ở tỉnh có Chi cục bảo vệ thực vật, chi cục thú y trực thuộc sở NN&PTNT Lai Châu. Dƣới các huyện thị đều có các trạm bảo vệ thực vật và trạm thú y với nhiệm vụ chính là phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi, ngăn chặn sự lây lan của các loại dịch, bệnh, hƣớng dẫn ngƣời dân các biện pháp trừ các loại dịch bệnh. Tuy nhiên ở các chi cục bảo vệ thực vật của Lai Châu còn thiếu kinh phí trong việc đầu tƣ các loại thuốc bảo vệ thực vật cung cấp đến tận tay ngƣời dân và sử lí các thuốc bảo vệ thực vật đã quá hạn, đây là một trong những vấn đề khó khăn mà chi cục bảo vệ thực vật và chi cục thú y Lai Châu đang gặp phải.

2.3.2.6. Hệ thống khuyến nông

Tỉnh có trung tâm khuyến nông tỉnh, có 7 trạm khuyến nông cấp huyện, ngoài ra còn một số địa phƣơng có khuyến nông cụm xã. Nhiệm vụ chính của công tác khuyến nông là chuyển giao áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, hƣớng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Các cơ sở sản xuất giống: hiện trên toàn tỉnh đã có 12 cơ sở sản xuất giống trong đó có các cơ sở sản xuất giống rau, hoa, cá con và cá đặc sản về cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân trong tỉnh.

- Hệ thống các cơ sở hoạt động sản xuất dịch vụ và cung ứng vật tƣ thiết bị khoa học kĩ thuật: Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đang

đƣợc quan tâm đúng mức. Đây là khâu đột phá để tăng GTSX của ngành. tỉnh tích cực áp dụng KHKT và công nghệ vào trong sản xuất tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu.

2.3.3. Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp

Trên cơ sở những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Lai Châu đã có sự vận dụng để phát triển kinh tế nông thôn phù hợp với thực tế của tỉnh. Đảng bộ tỉnh Lai Châu coi việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là việc làm quan trọng hàng đầu. Chủ trƣơng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới đƣợc đƣa vào Nghị quyết số 12/2011/NQ - HĐND ngày 16/7/2011 của HĐND tỉnh. ban hành chính sách mới thay thế chính sách cũ theo quyết đinh số 29/2013/QĐ - UBND của UBND tỉnh với các nội dung: hỗ trợ giống mới, giống chất lƣợng cao, hỗ trợ chuyển giao công nghệ KHKT, hỗ trợ khai hoang và cải tạo ruộng đồng chƣơng trình 30a, 135, chƣơng trình xóa đói giảm nghèo... Việc thực hiện các chính sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện, tình hình sản xuất nông nghiệp theo từng giai đoạn đã và sẽ giúp cho ngành nông nghiệp Lai Châu phát huy đƣợc những lợi thế sẵn có của mình trong quá trình phát triển.Việc ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng đƣợc coi trọng. Đến nay, hệ thống các trạm kĩ thuật phục vụ nông nghiệp đang dần đƣợc kiện toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất nông nghiệp.

2.3.4. Nguồn vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ

2.3.4.1. Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tƣ cho nông nghiệp nông thôn những năm gần đây không ngừng tăng lên qua các chƣơng trình dự án: Tái định cƣ thủy điện Lai Châu, đầu tƣ cho thủy lợi; Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; chƣơng trình 30a, 135; đầu tƣ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản... Năm 2005 nguồn vốn đầu tƣ cho nông lâm thủy sản theo giá thực tế là 402.375 triệu đồng đến năm 2012 đã tăng lên 5.951.392 triệu đồng tăng 14,7 lần

Tuy vậy đầu tƣ cho nông nghiệp nông thôn Lai Châu vẫn còn thấp, một số chƣơng trình dự án tiến độ còn triển khai chậm. Việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.[9]

2.3.4.2. Thị trường tiêu thụ

Với dân số hơn 400 nghìn ngƣời cộng thêm dân lao động từ các tỉnh khác lên lao động nhu cầu lƣơng thực và thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu khá lớn. Sự phát triển của công nghiệp chế biến cũng đặt ra nhu cầu nguyên liệu khối lƣợng lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh đã đến đƣợc nhiều thị trƣờng trong nƣớc nhƣ chè, gạo, chuối...Tuy nhiên, những yêu cầu về khối lƣợng, chất lƣợng vẫn còn là khó khăn thách thức đối với thị trƣờng Lai Châu nói riêng và thị trƣờng cả nƣớc nói chung.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Những thuận lợi cơ bản

- Lai Châu có ƣu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phát triển một nền

Một phần của tài liệu Phát triển nông, lâm, thủy sản tỉnh Lai Châu (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)