6. Cấu trúc của đề tài
4.2.2. Các giải pháp cụ thể cho từng ngành
4.2.2.1.Giải pháp phát triển ngành nông nghiệp
Giải pháp phát triển trồng trọt
Trên cơ sở quy hoạch các vùng trồng trọt, tỉnh tiến hành quy hoạch, lập dự án đầu tƣ xây dựng hệ thống thuỷ lợi để chủ động cấp, thoát nƣớc vào các mùa. Hỗ trợ các hộ nông dân sử dụng giống có chất lƣợng, chuyển đổi giống mới... thông qua các chƣơng trình khuyến nông. Quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây cao su để khai thác có hiệu quả các thế mạnh của các xã, của huyện. Đầu tƣ thâm canh, tăng vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. Đƣa các loại giống mới năng suất cao, chất lƣợng tốt vào sản xuất, cải tạo vƣờn tạp, đất đồi núi để phát triển cây đặc sản, cây ăn quả, cây cao su, chè, mắc ca.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các vùng chuyên canh tập chung nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích, ứng dụng khoa học công nghệ vào bảo quản chế biến. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm và cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hoá, phục vụ nhu cầu dân cƣ, tập chung phát triển mạnh kinh tế đồi rừng, kinh tế hợp tác xã với quy mô sản xuất hàng hoá.
Giải pháp phát triển chăn nuôi
- Quy hoạch, chuyển đổi phƣơng thức chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, trên cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và bảo vệ môi trƣờng. Cải tiến nâng cao chất lƣợng đàn giống, triển khai các chƣơng trình thụ tinh nhân tạo, sinh hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn...
- Đảm bảo thức ăn cho chăn nuôi, phát triển các đồng cỏ, nâng cao năng suất, sản lƣợng các loại cây lƣơng thực và hoa màu để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Bên cạnh đó sử dụng các loại thức ăn chế biến công nghiệp để nâng cao năng suất, chất lƣợng ngành chăn nuôi.
- Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, công tác thú y, phòng chống dịch bệnh thông qua việc tiêm phòng vắc xin, kiểm dịch, giám sát việc vận chuyển và tiêu thụ.
- Công tác khuyến nông, đào tạo, chuyển giao các công nghệ KHKT hiện đại tự xây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn, đầu tƣ xây chuồng trại, mua con giống, chế biến thức ăn trong chăn nuôi.
4.2.2.2. Giải pháp phát triển ngành thủy sản
- Chú trọng đến khâu sản xuất và cung ứng giống. Tăng cƣờng đầu tƣ vốn, nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các trung tâm, trại giống trên địa bàn tỉnh. Thực hiện phƣơng châm xã hội hóa sản xuất giống, tiếp tục hợp tác với các viện, trƣờng để nghiên cứu sản xuất các giống thủy sản mới có năng suất, chất lƣợng cao nhằm chủ động cung cấp giống cho nhu cầu của tỉnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong nuôi trồng, chế biến, đánh bắt và dịch vụ hậu cần thủy sản.
- Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nuôi thủy sản nhằm cung cấp kịp thời nguồn thức ăn cho nuôi trồng, đồng thời tạo thị trƣờng tiêu thụ ổn định cho các loại hàng hóa thủy sản.
- Bố trí hệ thống cấp thoát nƣớc riêng biệt cho các ao nuôi, phải có ao sử lí nƣớc thải và áp dụng xử lí bằng phƣơng pháp vi sinh với chế phẩm sinh học.
- Phát triển ngành khai thác gắn với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cƣờng kiểm tra, hạn chế các phƣơng tiện đánh bắt mang tính hủy diệt, gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc.
- Quy hoạch vùng và không đƣợc khai thác, quy định thời gian không đƣợc khai thác, quy định thời gian khai thác, tránh đánh bắt vào đầu mùa sinh sản nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang có nguy cơ cạn kiệt vì sự phát triển lâu dài của tỉnh.
4.2.2.3. Giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp
- Rà soát, sắp xếp, xây dựng các dự án trồng và bảo vệ rừng, tăng cƣờng công tác phủ xanh đất trống đồi trọc, khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới, giao đất giao rừng đến tay ngƣời dân, đảm bảo diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng tự nhiên. Vận động các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tƣ nâng cao chất lƣợng rừng, chuyển diện tích rừng sản xuất kém chất lƣợng sang trồng rừng mới theo phƣơng thức thâm canh, chất lƣợng cao.
- Nghiên cứu để xác định đúng cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Trồng rừng theo hƣớng thâm canh, khép kín diện tích, đảm bảo giống cây con đạt tiêu chuẩn.
- Đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản tại chỗ. Khai thác rừng hợp lý. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, quản lý để hạn chế tình trạng khai thác bừa bãi và mua bán lâm sản trái phép.
KẾT LUẬN
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đã và đang có những đƣờng lối với những bƣớc đi thích hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua quá trình nghiên cứu thực trạng và sự chuyển dịch tác giả nhận thấy: Ngành nông nghiệp Lai Châu phát triển trong bối cảnh với khá nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Đó là: Tài nguyên đất đa dạng và phú về chủng loại, địa hình đất dốc, tầng đất tƣơng đối dày thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, nhất là chăn nuôi gia súc và trồng cây nông nghiệp. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa xong do ảnh hƣởng của độ cao địa hình nên tính chất á nhiệt đới thể hiện rõ rệt, đặc điểm này tạo ƣu thế cho tỉnh phát triển một cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng nhất là các loài cận nhiệt và ôn đới. Nguồn nƣớc ngọt dồi dào đƣợc cung cấp bởi hệ thống sông, suối tƣơng đối dày đặc nhất là sông Đà. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và đang ngày càng đƣợc nâng cao về trình độ. Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp luôn đƣợc quan tâm và ƣu tiên thực hiện. Trong thời gian tới, khi công trình thủy điện Lai Châu đi vào hoạt động sẽ tạo nên một diện tích mặt nƣớc lớn để nuôi trồng thủy sản nhất là thủy sản nƣớc lạnh.
Trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đã có những bƣớc chuyển dịch phù hợp với xu thế chung giảm tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đặc biệt, trong nội bộ ngành trồng trọt đang đồng thời diễn ra hai sự chuyển dịch: thứ nhất chuyển dịch trong nội bộ nhóm cây lƣơng thực từ việc chuyển cây lúa sang ngô, thứ hai là chuyển dịch từ diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm sang diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đã có những bƣớc chuyển dịch hợp lý chuyển mạnh theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tập trung quy mô lớn.
Sự phân bố ngày càng hợp lí hơn theo hƣớng khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng tiểu vùng trong việc sản xuất các sản phẩm chuyên môn hóa. Hiện tại, ngành nông nghiệp của tỉnh đang phát triển trên 3 tiểu vùng nông nghiệp: vùng kinh tế động lực quốc lộ 32, 4D, vùng cao nguyên Sìn Hồ; vùng kinh tế nông, lâm nghiệp sinh thái
sông Đà trong đó vùng kinh tế động lực quốc lộ 32, 4D có ƣu thế hơn hẳn 2 tiểu vùng còn lại về các điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Các mô hình liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, có hiệu quả cao trong sản xuất ngay càng đƣợc nhân rộng góp phần huy động tốt các nguồn lực và tăng cƣờng tính kế hoạch trong sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với nhu cầu thị trƣờng.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là sự manh mún và nhỏ lẻ trong phân bố đất trồng dẫn đến sự manh mún trong sản xuất nông nghiệp, diện tích đất hoang hóa còn nhiều trong khi khả năng khai hoang còn hạn chế; các hiện tƣợng thời tiết cực đoan diễn ra nhiều; trình độ lao động nông nghiệp nhìn chung còn thấp; tập quán canh tác của nhân dân vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thiếu và chƣa đồng bộ; thị trƣờng tiêu thụ thiếu ổn định dẫn đến sự bấp bênh về giá cả hàng hóa nông phẩm...
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Lai Châu, đề tài đã tìm hiểu những định hƣớng phát triển và phân bố từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện những mục tiêu định hƣớng đã nêu.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng có một số kiến nghị với bộ nông nghiệp và phát triển nông nghiệp nhƣ: Nghiên cứu và bố trí nguồn vốn để triển khai thi công dự án hồ thủy điện và các hồ chứa nƣớc để cung cấp nƣớc cho sản xuất và cho sinh hoạt. Nhanh chóng hoàn thiện các nhà máy khai thác chế biến mủ cao su để cuối năm 2016 có thể đƣa vào hoạt động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo tổng kết năm 2013 triển khai kế hoạch năm 2014 và đề án tái cơ cấu
ngành trồng trọt vùng TDMNPB.
[2]. Cục thống kê Lai Châu (2010). Niên giám thống kê lai ch©u 2005 -2010. Lai Châu 5/2005.
[3]. Cục thống kê Lai Châu (2013). Niên giám thống kê Lai châu 2013. Lai Châu 5/2013.
[4]. Nghị quyết của Bộ chính trị về một số vấn đề nông nghiệp và phát triển nông
thôn. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1998.
[5]. Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Hữu Hùng, Đặng Văn Minh (1999), Giáo trình hệ
thống nông nghiệp. NXB nông nghiệp
[6]. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
[7]. Sở Kế hoạch và Đầu tư Lai Châu :Xây dựng kế hoạch phát triển Nông, Lâm
nghiệp, Thủy sản và kế hoạch vốn đầu tƣ năm 2015
[8]. Sở Kế hoạch và Đầu tư Lai Châu: Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Lai Châu đến 2020.
[9]. Sở nông nghiệp: Báo cáo tổng kết công tác ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai kế hoạch 2015.
[10]. Sở nông nghiệp: Phê duyệt quy hoạch phát triển cây cao su đại điền tỉnh Lai
Châu đến năm 2030. Quyết định số 1109/2011/QĐ- UBND ngày 22/0/2011.
[11]. Sở nông nghiệp: Báo cáo tổng kết đề án phát triển vùng chè trên địa bàn tỉnh
Lai Châu giai đoạn 2011-2014 . Quyết định số 197/BC-UBND tỉnh.
[12]. Sở tài nguyên và môi trƣờng: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và ngân sách Khoa học, Công nghệ và Bảo vệ môi trường năm 2011-2015
[13]. Sở tài nguyên môi trƣờng: Phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011 - 2020
[14]. Sở tài nguyên môi trƣờng: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất 5 năm quý đầu 2011 -2015 tỉnh Lai Châu
[16]. Lê Thông (chủ biên). Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. NXB Đại học Sƣ phạm 2004 [17]. Lê Thông. Địa lí các tỉnh vùng Tây Bắc và BTB. NXB
[18]. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Lê Mỹ Dung
(2011), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nôi.
[19]. Nguyễn Viết Thịnh. Đỗ Thị Minh Đức. Dân số tài nguyên môi trường. NXB giáo dục Hà Nội 2000
[20]. Nguyễn Viết Thịnh. Đỗ Thị Minh Đức. Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt
Nam đại cương). NXB Giáo dục Hà Nội 2003.
[21]. Tổng cục thống kê (2013). Niên giám thống kê Việt Nam 2013. NXB thống kê 5/2013.
[22]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Lê Thông: Địa lí nông, lâm, thủy sản Việt Nam.
NXB ĐHSP Hà Nội.
[23]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê thông (2005), Địa lí kinh
tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
[24]. UBND tỉnh Lai Châu: Báo cáo tình hình tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2014.
[25]. UBND tỉnh Lai Châu: Báo cáo quy hoạch phát triển vùng kinh tế nông, lâm,
sinh thái sông Đà giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[26]. UBND tỉnh Lai Châu: Báo cáo V/v trình số liệu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Lai Châu. (Số: 17 /2012/QĐ-UBND).
[27]. UBND tỉnh Lai Châu: Phê duyệt quy hoạch bảo vệ rừng tỉnh Lai Châu giai
đoạn 2011-2020. Quyết định của UBND tỉnh Lai Châu số 12/2012/QĐ-UBND
[28]. UBND tỉnh Lai Châu: Báo cáo kết quả mười năm sau tách tỉnh Lai Châu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh và định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.
[29]. UBND tỉnh Lai Châu:Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai
Châu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Quyết định sô 1406/ QĐ- UBND tỉnh
PHỤ LỤC
Bảng 1: Kế hoạch phát triển cây lúa giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030 Chỉ tiêu Giai đoạn Định hƣớng 2030 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số (tấn) 127.444 132.514 137.809 142.716 148.897 154.035 Lúa đông xuân
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) sản lƣợng (tấn) 6.250 54,2 33.875 6.550 55,0 36.020 6.900 55,7 38.467 7.250 56,8 41.206 7.600 57,8 43.946 7.650 59,1 45.211 9.000 75,5 51.770 Lúa mùa Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) sản lƣợng (tấn) 19.826 45,1 89.415 20.000 46,6 93.121 20.150 48,1 97.022 20.250 49,5 100.330 20.350 51,3 104.335 20.390 53,4 108.824 21.000 50,8 106.583 Lúa nƣơng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) sản lƣợng (tấn) 3.845 10,8 4.153 3.000 11,2 3.373 2.000 11,6 2.320 1.000 11,8 1.180 500 12,0 599 Nguồn: [29]
Bảng 2: Kế hoạch phát triển cây ngô định hƣớng 2030 Chỉ tiêu ĐVT Giai đoạn 2015 - 2030 Định hƣớng 2030 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Diện tích ngô cả năm Ha 21.633 22.755 23.615 24.730 26.181 27.531 35.040 Năng suất Tạ/ha 28,9 28,7 28,9 29,2 29,6 30,0 50,0
Sản lƣợng (tấn) 62.455 65.414 68.214 72.262 77.556 82.507 175.035
Nguồn: [29]
Bảng 3: Kế hoạch phát triển một số loại cây ăn quả định hƣớng 2030
Đơn vị: ha
Cây trồng Giai đoạn 2015 - 2030 Giai đoạn 2021- 2030 Tổng 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng 1.050 165 165 170 170 190 190 1.500 Cây ngắn ngày 250 35 35 40 40 50 50 300
Chuối, dứa 200 30 30 30 30 40 40 300 Cây Thanh Long 50 5 5 10 10 10 10
Cây nhiệt đới 500 80 80 80 80 90 90 1.000
Cây có múi 300 50 50 50 50 50 50 700 Cây Dừa, Xoài 200 30 30 30 30 40 40 300 Cây ôn đới 300 50 50 50 50 50 50 200 Cây Đào, Lê, Mận, Hồng 300 50 50 50 50 50 50 200
Bảng 4: Kế hoạch phát triển cây cao su, cây chè giai đoạn 2015- 2020
Chỉ tiêu Chia ra các năm
ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Cây cao su Tổng diện tích ha 13.602 14.602 15.602 16.602 18.102 20.102 Trong đó: Diện tích trồng mới ha 1.000 1.000 1.000 1.000 1.500 2.000 DT kinh doanh ha 2.943 5.496 7.986 9.116 10.186 Sản lƣợng khai thác tấn quy khô 4.415 8.244 11.979 13.674 15.279 Cây chè Tổng diện tích ha 3.501 3.671 3.841 4.011 4.181 4.351 Năng suất tạ/ha 72 78 81 84 87 90 Sản lƣợng chè búp tƣơi tấn 22.355 24.940 26.400 28.855 31.545 33.890
Nguồn: [10]
Bảng 5: Kế hoạch trồng mới cây Mắc Ca giai đoạn 2015- 2020 và ƣớc tính 2021- 2030
Đơn vị: ha
Địa điểm
Giai đoạn 2015 - 2030 Giai đoạn
2021-2030 cộng 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Toàn tỉnh 1.000 0 190 190 198 215 215 2.000 H. Tân Uyên 200 40 40 40 40 40 600 H. Tam Đƣờng 300 50 50 50 75 75 700 Tp. Lai Châu 150 H. Phong Thổ 100 20 20 20 20 20 200 H. Sìn Hồ 200 40 40 40 40 40 250 H. Nậm Nhùn 300 40 40 40 40 40 100 Nguồn: [29]
Bảng 6: Kế hoạch KNTS, bảo vệ rừng, trồng rừng