6. Cấu trúc của đề tài
3.3.3. Phát triển nông nghiệp theo vùng
- Vùng kinh tế động lực dọc quốc lộ 32, 4D
Trong vùng đã hình thành các cánh đồng mẫu lớn, sản xuất tập trung với 18.384 ha lúa, sản lƣợng 86.568 tấn (bằng 61,7% diện tích, 68,1% sản lƣợng toàn tỉnh) 12.551 ha ngô, sản lƣợng 45.297 tấn (bằng 57,4% diện tích, 711% sản lƣợng toàn tỉnh). Tập trung quy hoạch, khôi phục phát triển vùng nguyên liệu chè bằng các giống mới có năng suất, chất lƣợng cao trên địa bàn Tân Uyên, Tam Đƣờng và thành phố Lai Châu với 3.222 ha chè, sản lƣợng 21.875 tấn (bằng 100% diện tích, sản lƣợng chè toàn tỉnh), gắn kết ngƣời dân với doanh nghiệp trồng chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè, hình thành nên một số thƣơng hiệu chè của tỉnh. Tiếp tục phát triển chăn nuôi gia súc theo hƣớng trang trại, đến năm 2015 tổng đàn gia súc trong vùng ƣớc tính đạt 199.550 con (bằng 62,5% toàn tỉnh). Tiếp tục phát triển chăn nuôi cá nƣớc lạnh ở huyện Tam Đƣờng và Phong Thổ với thể tích nuôi đạt trên 30 nghìn m3, sản lƣợng đến năm 2015 đạt 506 tấn, đang triển khai dự án nuôi cá tầm lấy trứng. Tiếp tục trồng rừng và phát triển cao su đại điền, cây ăn quả và một số cây trồng có giá trị kinh tế cao (2015 trồng rừng với 1.200ha; 500 ha cao su; 100 ha cây ăn quả ôn đới).
- Vùng kinh tế nông - lâm nghiệp sinh thái sông Đà.
Tập trung khai thác lợi thế vùng gắn với quy hoạch sắp sếp tái định cƣ thủy điện Sơn La, Lai Châu. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh lƣơng thực tại chỗ, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, tích cực khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ, thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. Năm 2015, vùng có 8.438 ha lúa, sản lƣợng 29.763 tấn (bằng 28,4% diện tích, 23% sản lƣợng toàn tỉnh). Hình thành vùng trồng cây cao su đại điền ở vùng thấp Sìn Hồ, Nậm Nhùn, đến năm 2015 tổng diện tích cây cao su trong vùng ƣớc đạt 12.080 ha, trong đó trồng mới 350 ha, góp phần giải quyết việc làm cho 2.670 lao động thƣờng xuyên và nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Triển khai xây dựng công trình thủy điện Lai Châu, dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2016. Bên canh đó, một số cơ sở khai thác, sản xuất vật liệu đƣợc hình thành, đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
- Vùng kinh tế cao nguyên Sìn Hồ (9 xã vùng cao huyện Sìn Hồ)
Từng bƣớc thực hiện đầu tƣ kết cấu hạ tầng du lịch tại thị trấn huyện Sìn Hồ, đầu tƣ và nâng cấp tuyến đƣờng Tp Lai Châu - thị trấn Sìn Hồ và một số đƣờng đến trung tâm xã vùng cao. Việc phát triển cây dƣợc liệu, cây hoa quả ôn đới đã đƣợc quy hoạch nhƣng chƣa hình thành rõ nét.
3.4. Đánh giá chung
3.4.1. Những kết quả đã đạt được.
Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất tăng mạnh, an ninh lƣơng thực đƣợc
đảm bảo, năng suất, sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt tăng cao
Đảm bảo an ninh lương thực:
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2014 theo giá 2010 ƣớc đạt 2.313 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng so với năm 2013 (tăng 5,4%), trong đó: Trồng trọt 1.159 tỷ đồng; chăn nuôi - thủy sản 555 tỷ đồng; lâm nghiệp 599 tỷ đồng. Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.
Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt 188 nghìn tấn (tăng 5 ngìn tấn so với năm 2013), đạt 101,6% so với kế hoạch. Kết quả đã đảm bảo an ninh lƣơng thực trong tỉnh góp phần xóa đói, giảm nghèo và dần hƣớng tới thị trƣờng, cụ thể đối với từng cây trồng:
Lúa đông xuân: Diện tích đạt 6.223 ha đạt 102,2% kế hoạch (tăng 155 ha so với vụ Đông xuân năm 2013), năng suất ƣớc 54,2 tạ/ha, sản lƣợng ƣớc đạt 33.745 tấn, tăng 1.495 tấn so với năm 2013.
Lúa mùa: Diện tích đạt 19.520 ha, đạt 99,5% kế hoạch, năng suất ƣớc 45,2
tạ/ha, sản lƣợng đạt 88.138 tấn, tăng 188 tấn so với năm 2013. Lúa nƣơng: Diện tích đạt 4.656 ha (tăng 696 ha so với KH), năng suất ƣớc 10,3 tạ/ha, sản lƣợng ƣớc đạt 4.800 tấn.
Cây ngô: Tổng diện tích ƣớc đạt 22.146 ha, đạt 104,3% KH (tăng 994 ha so
với năm 2013) năng suất ƣớc 27,7 tạ/ha, sản lƣợng đạt 61.320 tấn tăng 3.980 tấn so với năm 2013.
Cây chè: Diện tích chè hiện có tiếp tục đƣợc duy trì, phát triển thành vùng tập trung chất lƣợng cao. Đến nay sau khi thống kê lại diện tích chè toàn tỉnh, tổng diện tích chè hiện có đạt 3.072 ha. Mọi điều kiện để phục vụ cho công tác trồng mới đƣợc chuẩn bị tốt ngay từ đầu năm nhƣ: chuẩn bị giống, làm đất; kết quả năm 2014 diện tích trồng mới đạt 137 ha (đạt 161% KH), sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 20.620 tấn tăng 647 tấn so với năm 2013.
Cây cao su: Tổng diện tích đạt 12.594 ha, trong đó diện trồng mới năm 2014
đạt 1.557 ha, đạt 77,8% KH (do năm 2014 tiếp tục là năm kinh tế chƣa hồi phục sau lạm phát, các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tƣ sản xuất nên diện tích trồng mới không đạt kế hoạch đề ra).
Chăn nuôi: Tốc độ tăng đàn gia súc đạt trên 5%, tổng đàn gia súc đạt trên 302.950 con, đạt 100% KH (đàn trâu 95.340 con, đàn bò 15.810 con, đàn lợn 191.800 con); đàn gia cầm 1.084 nghìn con. Tổng sản lƣợng thịt hơi các loại đạt 10.800 tấn, đạt 100% KH.
Thuỷ sản: Tổng sản lƣợng thuỷ sản đạt 2.160 tấn (đạt 102,6% KH), trong đó:
Diện tích ao nuôi trồng 744 ha, sản lƣợng 1.695 tấn; sản lƣợng khai thác 205 tấn; Số cơ sở nuôi cá nƣớc lạnh 07 cơ sở, tổng số thể tích nuôi khoảng 30.000 m3, sản lƣợng 140 tấn. Riêng đối với sản phẩm cá nƣớc lạnh đã dần có đƣợc đầu mối tiêu thụ cố định, thƣờng xuyên trên thị trƣờng ngoại tỉnh (chủ yếu là thành phố Hà Nội) với tổng khối lƣợng cá tầm, cá hồi đã cung ứng khoảng 130 tấn (năm 2014), điều này giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ công nghệ, trang thiết bị nuôi hiện đại vào sản xuất để mở rộng cơ sở và nâng cao sản lƣợng trong những năm tới.
Trong năm 2014 Công ty cổ phần thuỷ điện Chu Va đã thực hiện dự án khoa học “Nuôi thử nghiệm cá Tầm thƣơng phẩm và trứng cá Tầm Carviar trên hồ chứa Bản Chát - huyện Than Uyên; đã cho ấp mở thành công trứng cá tầm và đƣa cá tầm ra nuôi tại hồ thủy điện Bản Chát, hiện nay đã tiến hành thực hiện hạ thủy lắp đặt đƣợc 57 lồng với tổng thể tích 2.052m3. Bƣớc đầu cho thấy cá Tầm sinh trƣởng và phát triển tốt.
Sản xuất lâm nghiệp: Công tác phát triển lâm nghiệp tuy có nhiều khó khăn,
do các doanh nghiệp thiếu vốn và phần lớn đã bị rút giấy phép đầu tƣ nhƣng ngành đã tăng cƣờng đôn đốc, chỉ đạo các Ban quản lý rừng phòng hộ, các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị đủ vật tƣ, lựa chọn giống có chất lƣợng để phục vụ trồng rừng mới năm 2014 đạt hiệu quả và đúng thời vụ; 415.040 ha (rừng tự nhiên 383.662 ha; rừng trồng 18.784 ha; cao su 12.954 ha); độ che phủ của rừng đạt 44,3%; trồng rừng mới tập trung 1.079 ha đạt 72% KH (rừng phòng hộ đạt 638 ha; rừng sản xuất 441 ha).
Thực hiện tốt công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, tổng diện tích giao khoán khoanh nuôi và bảo vệ rừng 435,963 nghìn ha, bao gồm cả trạng thái Ic (khoán khoanh nuôi tái sinh rừng đƣợc trên 87,906 nghìn ha); số tiền chi trả trong năm là 257,929 tỷ đồng (trong đó chuyển tiếp từ năm 2013 là 92 tỷ); chi trả cho chủ rừng, tổ chức đƣợc giao trách nhiệm quản lý rừng: 73,017 tỷ đồng.
Công tác thủy lợi: Thực hiện tốt công tác duy tu bảo dƣỡng, sửa chữa, nạo
vét kênh mƣơng, đảm bảo cung cấp nƣớc tƣới phục vụ sản xuất. Hiện nay trên toàn tỉnh có tổng số 856 công trình thuỷ lợi. Riêng trong năm đã xây mới 10 công trình đầu mối kiên cố; nâng cấp 15 đầu mối tạm lên kiên cố; số km kênh mƣơng kiên cố tăng thêm là 40 km (xây mới 20 km; nâng cấp từ kênh đất lên kiên cố 20 km). Diện tích tƣới tăng thêm là 561 ha (lúa mùa 203 ha; lúa chiêm 122 ha; hoa màu 200 ha; thủy sản 36 ha.
Các hình thức nông nghiệp của tỉnh: Toàn tỉnh hiện có 33 HTX nông nghiệp
đang hoạt động (có 01 HTX thành lập mới). Tổng vốn điều lệ 42.663 triệu đồng thu hút và tạo việc làm cho 297 xã viên và 198 lao động mùa vụ. Tổng doanh thu của các HTX ƣớc đạt 8.376 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân ƣớc đạt 32,4 triệu đồng/lao động/năm. Tuy nhiên qua iểm tra các HTX cho thấy nhiều HTX hoạt động chƣa hiệu quả cả về tổ chức lẫn sản xuất kinh doanh; chƣa có sự liên kết giữa các HTX với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3.4.2. Những tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhƣ trên, sản xuất nông nghiệp tỉnh Lai Châu vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải tập trung giải quyết, đó là:
Kinh tế nông nghiệp tuy đã chuyển dịch theo hƣớng CNH - HĐH nhƣng tốc độ chuyển dịch còn chậm, nhiều mô hình điển hình trong sản xuất nông nghiệp cho thu nhâp kinh tế cao chƣa đƣợc nhân rộng. Kinh tế nông nghiệp tăng trƣởng khá nhƣng chƣa thật vững chắc, tiềm năng đất đai và lao động để phát triển nông nghiệp chƣa đƣợc khai thác triệt để, đặc biệt gia súc ăn cỏ chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả
Công tác sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh kém phát triển, quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún nên phần lớn phải nhập từ ngoài tỉnh.
Công tác kiểm tra đánh giá các dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, thuỷ lợi, nƣớc sạch VSMT nông thôn, quản lý sử dụng kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí trên địa bàn toàn tỉnh chƣa sâu sát.
Sản xuất nông nghiệp hiệu quả chƣa cao, thiếu tính bền vững, sức cạnh tranh thấp, chƣa phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh; các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhân rộng chƣa nhiều; tỷ lệ cơ giới hóa một số khâu đạt thấp; chuyển đổi cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, thiếu tính đột phá, phổ biến vẫn là sản xuất với qui mô nhỏ, phân tán. Trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi ngành chăn nuôi và hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể. Sản phẩm cung cấp chủ yếu vẫn ở dạng thô, trong khi công nghiệp chế biến chƣa phát triển, nên phần lớn hàng hóa đƣa vào thị trƣờng thiếu khả năng tạo ra chuỗi giá trị gia tăng, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
Các hình thức tổ chức sản xuất đổi mới chậm, chƣa đủ sức phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Kinh tế hộ vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nông nghiệp, nhƣng đa số sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún nên hiệu quả không cao; trang trại là hình thức sản xuất kinh tế có hiệu quả hơn trong điều kiện hiện nay, nhƣng số lƣợng còn quá ít; tỷ lệ hợp tác xã hoạt động yếu kém còn cao nhƣng chậm đƣợc củng cố nên không phát huy đƣợc hiệu quả; các doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn còn ít nên nguồn lực cho phát triển còn hạn chế.
Một số nội dung triển khai còn chậm và chƣa đạt chỉ tiêu kế hoạch nhƣ: trồng mới cao su, trồng mới rừng, giảm diện tích lúa nƣơng, trồng bù rừng thay thế các dự án thủy điện...
Công tác bàn giao đƣa vào sử dụng một số công trình còn chậm nhƣ: công trình Hồ Hoàng Hồ thị trấn Sìn Hồ huyện Sìn Hồ, Thủy lợi Nậm Múng & Hồ chứa nƣớc Pa Khóa huyện Sìn Hồ; Trung tâm giống nông nghiệp.
Công tác phối kết hợp với các Sở, Ban, Ngành và các huyện, thị xã còn hạn chế dẫn đến công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đôi khi còn gặp nhiều khó khăn, hoặc chậm tiến độ.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong quá trình phát triển, ngành nông nghiêp tỉnh Lai Châu đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể và khẳng định đƣợc vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế.
Giá trị nông, lâm, thủy sản không ngừng tăng cao và chiếm 47,7% trong tổng giá trị sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng khá ổn định tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 1.894 tỷ đồng, tăng 67,7 % so với năm 2004.
Ngành nông, lâm, thủy sản đã và đang có sự chuyển dịch đứng hƣớng; giảm tỉ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu nền kinh tế. Trong nội bộ từng ngành có sự giảm dần tỉ trọng lâm nghiệp tăng dần tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi.Đặc biệt trong ngành trồng trọt đang có sự chuyên dịch: Thứ nhất là chuyển dịch trong nhóm cây lƣơng thực chuyển từ lúa sang ngô, thứ hai là chuyển một phần từ diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm sang lâu năm và cây ăn quả, nhất là các cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Sự phát triển nông nghiệp của vùng ngày càng hợp lí hơn theo hƣớng khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng tiểu vùng trong việc sản xuất các sản phẩm chuyên môn hóa. Hiện tại, ngành nông nghiệp của tỉnh đang phát triển trên 3 tiểu vùng nông nghiêp: Vùng kinh tế động lực dọc quốc lộ 32, 4D, Vùng kinh tế cao nguyên Sìn Hồ (9 xã vùng cao huyện Sìn Hồ), vùng kinh tế nông - lâm nghiệp sinh thái sông Đà (Nậm Nhùn, Mƣờng Tè các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ). Trong từng vùng cụ thể đã bƣớc đầu hình thành các vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với công nghiệp chế biến tạo thành hàng hóa xuất khẩu.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Đó là sự manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, diện tích đất hoang hóa còn nhiều trong khi khả năng khai hoang còn hạn chế; các hiện tƣợng thời tiết cực đoan diễn ra nhiều; trình độ lao động nhìn chung còn thấp; tập quán canh tác của nhân dân vùng sâu, vùng xa; Thị trƣờng tiêu thụ thiếu ổn định, và chƣa đồng bộ dẫn đến sự bấp bênh về giá cả....
Chƣơng 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển
4.1.1. Quan điểm phát triển
4.1.1.1. Quan điểm chung phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Xây dựng Lai Châu thành một tỉnh miền núi có nền kinh tế thị trƣờng ổn định và phát triển toàn diện, xã hội văn minh, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông, lâm, thủy sản - công nghiệp - dịch vụ hiện nay sang công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm, thủy sản.
Phấn đấu đến năm 2030 trở thành một tỉnh phát triển vững mạnh trong vùng .
4.1.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp nhằm góp phần ổn định vào phát triển kinh tế - xã hội, là đòn bẩy thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Phát triển nông nghiệp đƣợc quán triệt trên các quan điểm sau:
- Phát triển nông nghiệp phải phù hợp với chủ trƣơng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phát triển nông nghiệp phải theo hƣớng kinh tế thị trƣờng, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, hiệu quả kinh tế đƣợc thể hiện bằng giá trị và lợi nhuận.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sở phát huy ƣu thế của từng vùng, từng địa bàn mà phát triển bền vững các vùng sản xuât nông - lâm nghiệp tập trung chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến. Ứng dụng tiến bộ KHKT công nghệ tiên tiến mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trƣờng, tiến tới xây dựng thƣơng hiệu đáp ứng thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc.
- Nhà nƣớc tích cực trong việc hỗ trợ về hạ tầng, về khoa học công nghệ, về thị trƣờng, về cung cấp thông tin, dịch vụ, tạo môi trƣờng thuận lợi để các thành phần