Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Phát triển nông, lâm, thủy sản tỉnh Lai Châu (Trang 106 - 113)

6. Cấu trúc của đề tài

4.2.1. Các giải pháp chung

4.2.1.1. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Lao động là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Qua thực trạng cho thấy lao động trong nông nghiệp nông thôn mới chỉ là lao động trực tiếp thuần túy, đơn ngành chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu phát triển sản xuất đi lên trong xu hƣớng chung của phát triển xã hội.

Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và phục vụ cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cần phải có kế hoạch đào tạo nhất là đào tạo ra những con ngƣời có tay nghề kỹ thuật cao áp dụng trong sản xuất. Bên cạnh việc đào tạo theo các hệ chính quy đa dạng cần mở thêm các lớp ngắn hạn tập huấn, bồi dƣỡng kĩ năng, kĩ thuật cho cán bộ thôn bản, phổ biến kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho ngƣời dân.

Cần phối kết hợp với các trƣờng: trƣờng trung cấp nghề Lai Châu, các trƣờng đại học Tây Bắc... để đào tạo lao động kỹ thuật, lao động quản lý phục vụ cơ sở.

Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo lực lƣợng lao động trong doanh nghiệp để nâng cao trình độ, tay nghề nhất là những lao động, địa phƣơng chƣa qua đào tạo.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức từ cấp xã trở lên phù hợp với yêu cầu mới. Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ trong quản lý.

4.2.1.2. Củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, thủy lợi là yếu tố vật chất tạo điều kiện trực tiếp cho phát triển nông nghiệp.

Về thủy lợi

Tập trung sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi, hồ chứa nƣớc, hệ thống cấp nƣớc để chủ động nƣớc tƣới cho lúa và các hoạt động sản xuất. Ƣu tiên tập trung cho các vùng lúa tập trung: Noong Hẻo (xã Noong Hẻo), Xà Chải (xã Hồng Thu) và Nậm Mạ (xã Ma Quai) thuộc huyện Sìn Hồ; Nậm Củm - bản Giẳng (xã Mƣờng Tè - huyện Mƣờng Tè); Nậm Pồ - Nậm Ty (xã Nậm Manh - huyện Nậm Nhùn) và các cánh đồng có diện tích tập trung từ 15 ha trở lên, trong đó

+ Đầu tƣ xây dựng mới 01 công trình thủy lợi năng lực tƣới 200 ha phục vụ đánh cánh đồng Xà Chải (xã Hồng Thu - huyện Sìn Hồ).

+ Đầu tƣ xây dựng mở rộng công trình thủy lợi Nậm Pồ - Nậm Ty (xã Nậm Manh - huyện Nậm Nhùn) tăng năng lực tƣới lên 250 ha.

+ Nâng cấp 03 công trình thủy lợi: Noong Hẻo (xã Noong Hẻo) thuộc huyện Sìn Hồ để tăng năng lực tƣới lên 500 ha, công trình thủy lợi phục vụ cánh đồng Nậm Mạ (xã Ma Quai) thuộc huyện Sìn Hồ để năng lực tƣới lên 250 ha, Nậm Củm - bản Giẳng (xã Mƣờng Mô - huyện Mƣờng Tè) để tăng năng lực tƣới lên 200 ha.

- Ƣu tiên cải tạo, nâng cấp những công trình thủy lợi hiện có những đã xuống cấp; chỉ xây dựng mới những công trình thủy lợi thực sự cấp thiết, vừa phát triển thủy lợi mở rộng diện tích tăng vụ, vừa nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những nơi thiếu nƣớc.

- Nâng cao năng lực quản lý khai thác các công trình thủy lợi.

- Tiếp tục thực hiện xây dựng các công trình thủy lợi theo quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Lai Châu đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 613/QĐ - UBND ngày 06/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu.

- Mục tiêu phát triển giai đoạn 2016 - 2020 đạt đƣợc 95 % mục tiêu đề ra là 95 % dân số đô thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Giai đoạn 2021- 2030: 100 % dân số đô thị và dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch và nƣớc hợp vệ sinh.[28]

Về giao thông

Đầu tƣ nâng cấp, cải tạo mở rộng các tuyến đƣờng giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy tại các đầu mối giao thông chính của tỉnh là một trong những động lực chính thúc đẩy nông nghiệp. Giao thông đƣờng thủy cũng cần đƣợc quan tâm nhất là khi công trình thủy điện Lai Châu đƣợc hoàn thành.

Đến năm 2020: 100% các tuyến đƣờng liên trục huyện, liên huyện đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 60 số km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 40 % đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải; 20 % đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa.

Đến năm 2030: 100 % các tuyến đƣờng liên trục huyện, liên huyện đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 100 % số km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 80% đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải; 50% đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa.[28]

Về hệ thống điện và thông tin liên lạc.

- Đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp hệ thống nguồn điện, trạm biến thế và mạng lƣới truyền dẫn điện đến các xã và từ trung tâm xã đến các thôn bản. Xây dựng hệ thống lƣới điện trong vùng theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lai Châu

Mục tiêu: Giai đoạn 2016 - 2020: 100 % số xã có điện lƣới quốc gia; 85 % số hộ gia đình đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia. Giai đoạn 2021 - 2030: 100 % số hộ gia đình đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia.

- Thông tin liên lạc: Ngày càng đƣợc hiện đại hóa, phát triển mạng lƣới thông

tin kinh tế kỹ thuật, thị trƣờng trên mạng intenet, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất nông nghiệp nhanh chóng tiếp cận với tiến bộ KHKT trong sản xuất và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm bằng cách quảng bá sản phẩm.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật

- Đẩy mạnh cơ giới hóa, tăng cƣờng máy móc trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và giá trị nông sản. Đẩy mạnh tiến trình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất hoa màu và cây công nghiệp hàng năm.

- Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, tạo thị trƣờng tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị nông sản, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.

Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

Quy hoạch phát triển nông thôn cần tập trung nguồn vốn lớn. Nguồn vốn đƣợc tổng hợp lồng ghép nhiều nguồn khác nhau từ các chƣơng trình dự án với dự án di dân tái định cƣ nhằm thực hiện tốt quy mục tiêu trong quy hoạch, đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Vốn các dự án chƣơng trình mục tiêu quốc gia: Chƣơng trình 135 giai đoạn II, chƣơng trình trồng rừng, trồng cây cao su, chè, chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng. Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo nghị quyết 30a/2008/NQ - CP của chính phủ.

- Nguồn vốn tài trợ từ chính phủ, tổ chức nƣớc ngoài thông qua các chƣơng trình dự án đầu tƣ từ các nguồn ODA, WB...

- Giai đoạn 2016 - 2020 và 16 %/năm trong giai đoạn 2021 - 2030, nhu cầu vốn đầu tƣ (theo giá hiện hành) cho thời 2016 - 2020 và đến 2030 là rất lớn, khoảng 3.729.788 triệu đồng. Vốn ngân sách trung ƣơng: 855.589 triệu đồng, vốn đóng góp của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp: 1.289. 458 triệu đồng.

4.2.1.3. Phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trọng tâm là công tác giống cây trồng, vật nuôi nó quyết định đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm đặc biệt là các giống có chất lƣợng cao, có khả năng thích nghi với điều kiện từng khu vực.

- Trong trồng trọt: Áp dụng các quy trình công nghệ cao trong thâm canh năng

suất cao, chất lƣợng từ khi trồng đến khi thu hái sản phẩm, phân loại, bảo quản, chế biến, đóng gói... đảm bảo thực hiện đúng quy trình kĩ thuật.

Ứng dụng công nghệ và thiết bị sơ chế và chế biến tiên tiến trong bảo quản, chế biến sản phẩm, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu thị trƣờng đồng thời tăng giá trị sản phẩm.

- Trong chăn nuôi: Đối với chăn nuôi gia súc lớn - phát triển mạng lƣới thụ

tinh nhân tạo, tại các vùng sâu, vùng xa sử dụng giống để phối trực tiếp. Lai kinh tế bò thịt, bò thịt cao sản...

Phát triển cây thích hợp để chăn nuôi (trồng cỏ thâm canh). Chế biến dự trữ thức ăn xanh nhằm nâng cao giá trị dinh dƣỡng và đảm bảo thức ăn đủ đều quanh năm. Chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho đàn gia súc lớn.

- Trong lâm nghiệp: Đƣa một số loài cây kinh tế chủ lực đã đƣợc tuyển chọn để trồng rừng kinh tế, chủ yếu theo hƣớng nâng cao năng suất, chất lƣợng và khả năng chống sâu bệnh khô hạn.

Sử dụng hóa chất và các biện pháp sinh học để bảo quản lâm sản kéo dài thời gian sử dụng. Áp dụng công nghệ và thiết bị hiện đại trong chế biến gỗ để đa dạng hóa sản phẩm sản xuất các mặt hàng gia dụng cao cấp.

Tăng cƣờng công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ đối với cơ sở, xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, mở các lớp tập huấn để chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao đồng thời bảo vệ môi trƣờng sinh thái phát triển bền vững.

4.2.1.4. Giải pháp về chính sách phát triển nông nghiệp

Thực hiện chấp hành tốt chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lai Châu căn cứ vào quyết định số 29/2013/QĐ - UBND của UBND tỉnh về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2014 - 2016. Căn cứ Nghị quyết số 47/2012/NQ - HĐND, ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về việc thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 666/QĐ- UBND ngày 20/6/2013 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành mức kinh tế kĩ thuật tạm thời cho một số loai cây trồng vật nuôi theo nghị quyết số 30a/2008/NC-CP và các chƣơng trình dự án khác trên tỉnh Lai Châu. Chính sách thuộc chƣơng trình 135, 132, 134; chƣơng trình xóa đói giảm nghèo. Chƣơng trình phát triển KT - XH các tỉnh biên giới Việt - Trung, Việt - Lào. Các chính sách trong quyết định số 07/2006/QĐ - TTg ngày 10/1/2006 của thủ tƣớng chính phủ về chƣơng trình phát triển KT- XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc giai đoạn 2006 - 2010.

a. Chính sách đất đai.

- Miễn tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, liên hiệp hợp tác xã thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, các hộ gia đình cá nhân và gia đình đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhƣ xây dựng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, nhà làm việc, nhà ở của công nhân trong thời gian xây dựng trên Lai Châu.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ tổng thể đến các đơn vị cơ sở là xa, thị trấn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bao an ninh quốc phòng, an ninh của toàn vùng. Quy hoạch các hoạt động sản xuất có sử dụng đất phải đảm bảo dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đƣợc duyệt trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất dô thị. Việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải theo kế hoạch tiết kiệm vầ hiệu quả.[26]

b. Chính sách thuế

Đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế theo quy định của Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi). Chính sách thu hút đầu tƣ của tỉnh.

Cần cụ thể hóa các chính sách khuyến khích các nhà đầu tƣ mở rộng sản xuất, xem xét giảm thuế cho các mặt hàng khuyến khích kinh doanh.

c. Chính sách về đầu tư tín dụng

Các nhà đầu tƣ đƣợc trực tiếp giao dịch với các tổ chức tín dụng để vay vốn, để đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn. Việc vay vốn theo quy chế cho vay hiện hành của ngân hàng Nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng sau khi đã thẩm định, tiếp cận các dự án, tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay vốn. Hạn mức vay, lãi suất vay theo Luật khuyến khích đầu tƣ.

4.2.1.5. Giải pháp về mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Trong nền sản xuất nông nghiệp nông thôn, hàng hóa sản xuất ra phải đáp ứng đúng yêu cầu thị trƣờng về: lƣợng, giá, chất lƣợng, thời điểm cung cấp. Nếu không đáp ứng một hay nhiều yêu cầu đó thì hàng hóa sản xuất ra không có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

Để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trƣớc hết:

- Xác định thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất ra và những sản phẩm dự định phát triển. Trong từng loại sản phẩm cần xác định cơ cấu sản phẩm chất lƣợng cao, chất lƣợng trung bình.

- Không nên sản xuất ra những mặt hàng chƣa đủ sức cạnh tranh hoặc không có thị trƣờng tiêu thụ.

- Cần đẩy mạnh áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, sản xuất ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và đảm bảo phát triển bền vững.

- Tăng cƣờng công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Nắm bắt thông tin hàng ngày và thƣờng kỳ, nghiên cứu thị trƣờng tiêu thụ thông qua các hệ thống thông tin. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, thiết lập mạng lƣới phân phối, tìm kiếm đối tác, liên kết sản xuất kinh doanh thúc đẩy lƣu thông hàng hóa.

- Xây dựng tên gọi, xuất xứ hàng hóa một số sản phẩm tiến tới xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm, duy trì và bảo vệ thƣơng hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

- Cần phân định rõ trách nhiệm và vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, cơ quan chuyên ngành trong chiến lƣợc chung về xây dựng thƣơng hiệu.[13]

4.2.1.6. Giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh ứng dụng kĩ thuật, đầu tƣ đổi mới thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là đối với công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng.

- Trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên vào phát triển nông, lâm, thủy sản cần xem xét việc đảm bảo cân bằng sinh thái, lấy sinh thái làm nền tảng vững chắc nhất cho sự phát triển, nhất là các mô hình nông - lâm kết hợp, nuôi thủy sản - rừng, mô hình VAC...

- Khai thác chặt chẽ giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trƣờng. Cần có quy hoạch chung về hệ thống xử lý rác thải công nghiệp và rác sinh hoạt. Khi phê duyệt dự án đầu tƣ nhất thiết phải đánh giá đƣợc tác động của các dự án đối với môi trƣờng sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

- Khai thác gắn với bảo vệ tài nguyên giữ gìn môi trƣờng sinh thái; chú trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng bao gồm cả rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng

rừng, rừng kinh tế...Có kế hoạch cải tạo đất, chống xói mòn, bạc màu, đẩy mạnh các biện pháp cải tạo và làm giàu đất.

Một phần của tài liệu Phát triển nông, lâm, thủy sản tỉnh Lai Châu (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)