6. Cấu trúc của đề tài
2.3.2. Cơ sở hạ tầng vật chất, kĩ thuật
2.3.2.1. Hệ thống giao thông vận tải a. Giao thông vận tải đường bộ
Quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh có 05 tuyến quốc lộ chạy qua là QL 4D, QL 12, QL
32, QL 100 và QL 279 với tổng chiều dài 318,57 km, toàn bộ đều đƣợc thảm bê tông nhựa và láng nhựa.
- QL 4D: là trục giao thông quan trọng nối tỉnh Lai Châu với tỉnh Lào Cai
(điểm đầu là ngã 3 Pa So huyện Phong Thổ và điểm cuối là đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn
huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai) với tổng chiều dài là 89 km, bề rộng nền đƣờng từ 7,5 -
14 m, mặt đƣờng rộng 3,5 - 7 m, toàn bộ mặt đƣờng đƣợc thảm bê tông nhựa.
- QL 12: là trục giao thông quan trọng nối tỉnh Lai Châu với tỉnh Điện Biên (điểm đầu là cửa khẩu Ma Lù Thàng huyện Phong Thổ và điểm cuối là cầu Hang
Tôm thị xã Mường Lay - tỉnh Điện Biên) tổng chiều dài là 91 km, bề rộng nền đƣờng
- QL 32 (điểm đầu là Vách Kim Than Uyên và điểm cuối huyện Tam Đường): có chiều dài 72 km, quy mô cấp IV miền núi, bề rộng nền đƣờng từ 7,5 - 20,5 m, mặt đƣờng rộng 5,5 - 10 m, toàn bộ mặt đƣờng đƣợc láng nhựa, nối liên thông với những tuyến quốc lộ quan trọng nhƣ QL 4D và QL 279.
- QL 100: là trục giao thông nối QL 4D và QL 12 với chiều dài toàn tuyến là 20
km (điểm đầu là ngã 3 Nậm Cáy và kết thúc tại ngã 3 Phong Thổ). Quy mô đƣờng cấp
IV miền núi, nền rộng từ 7 - 7,5 m, mặt đƣờng 5,5 m, toàn bộ mặt đƣờng láng nhựa. - QL 279 (điểm đầu là Khau Co và điểm cuối tại Cáp Na) có chiều dài 46,57 km, quy mô đƣờng cấp VI miền núi, bề rộng nền đƣờng 6 m, mặt đƣờng rộng 3,5 m, toàn bộ mặt đƣờng đƣợc láng nhựa.
Đánh giá: Nhìn chung mạng lƣới giao thông đƣờng bộ của tỉnh đã đƣợc phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhƣng so với cả nƣớc thì chất lƣợng còn rất thấp; số km đƣờng bộ có chất lƣợng kém, chƣa đúng cấp kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn; vẫn còn 01 xã chƣa có đƣờng ô tô đến trung tâm xã (xã Tà Tổng huyện Mường Tè). Mặt khác, do địa hình vùng núi hiểm trở, nhiều đèo dốc nên mạng lƣới đƣờng bộ phân bố không đều, hay bị sụt lở về mùa mƣa. Ở các huyện miền núi còn nhiều vị trí chƣa có cầu hoặc ngầm tràn, gây khó khăn cho các phƣơng tiện đi lại trong mùa mƣa lũ.[8]
b. Giao thông đường thủy
Trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có một tuyến đƣờng thuỷ là Sông Đà (nằm trên địa
bàn huyện Mường Tè) có thể khai thác sử dụng, nhƣng luồng lạch bến bãi còn nguyên
trạng tự nhiên, chƣa có các phao tiêu biển báo. Tuyến đƣờng thuỷ này từ cảng Pô Lếch đi Pắc Ma dài 60 km (tại điểm đầu và điểm cuối có 2 bến đò) nhƣng do vào mùa khô luồng lạch cạn cùng với việc khai thác vàng sa khoáng những năm gần đây đã làm thay đổi dòng chảy cho nên thuyền bè đi lại rất hạn chế. Vào mùa mƣa nƣớc lớn, thuyền bè có thể đi lại nhƣng do lòng sông nhiều thác ghềnh nguy hiểm nên việc đi lại vẫn còn hạn chế. Ngoài ra còn có tuyến đƣờng thuỷ từ Pô Lếch xuôi dòng ra thị xã Mƣờng Lay song nhiều thác ghềnh không đi lại đƣợc.
2.3.2.2. Mạng lưới điện
Mạng lƣới điện ngày càng đƣợc mở rộng trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có 83/98 xã có lƣới điện quốc gia, đạt 85% tổng số xã, phƣờng, thị trấn (mục tiêu là 100%), 75% số hộ đƣợc sử dụng điện (mục tiêu là 80%) với nguồn điện đƣợc cung cấp bằng các nguồn:
- Nguồn điện lƣới Quốc gia: có 02 trạm 110/35/22KV với tổng dung lƣợng là 16MVA tại thành phố Lai Châu và huyện Than Uyên. Trạm cấp điện từ hệ thống lƣới điện miền Bắc bằng tuyến đƣờng dây 110KV Lào Cai - thành phố Lai Châu và nhánh rẽ 110KV Tam Đƣờng - Than Uyên. Ngoài ra nguồn điện năng còn đƣợc hỗ trợ bởi đƣờng dây 35KV từ trạm 110KV Lào Cai khi đƣờng dây 110KV Lai Châu gặp sự cố. [9]
2.3.2.3. Thông tin liên lạc
Thông tin truyền thông tiếp tục đƣợc mở rộng và nâng cao về chất lƣợng, phản ánh kịp thời tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh. Tỷ lệ số hộ nghe đài phát thanh đạt 92%, xem truyền hình đạt 82%
(mục tiêu tương ứng là 90% và 80%).
a. Về bưu chính: mạng đƣờng thƣ cấp I gồm 1 tuyến với chiều dài 100km/lƣợt;
đƣờng thƣ cấp II gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 370 km/lƣợt (trong đó, thị xã Lai Châu - Mường Tè với chiều dài 210 km/lượt; thị xã Lai Châu - Than Uyên với chiều
dài 100 km/lượt; thị xã Lai Châu - Sìn Hồ với chiều dài 60 km/lượt); đƣờng thƣ cấp
III với 55 tuyến với tổng chiều dài là 1.551 km. Toàn tỉnh hiện có 09 bƣu cục (trong
đó có 01 bưu cục cấp I; 05 bưu cục cấp II; 03 bưu cục cấp III); 78 điểm bƣu điện văn
hóa xã (chiếm 80% tổng số xã); 04 đại lý bƣu điện, điểm giao chuyển phát nhanh. Ngoài ra còn có mạng vận chuyển bƣu chính Viettel gồm 01 tuyến cấp I (Lai Châu -
Trung tâm khai thác 1 Hà Nội), 01 bƣu cục đặt tại thị xã Lai Châu, chủ yếu thực hiện
dịch vụ chuyển phát. [9]
b. Về viễn thông: toàn tỉnh có 15 tổng đài vệ tinh và 27 trạm chuyển mạch với
dung lƣợng lắp đặt là trên 70.000 line. Năm 2010 toàn tỉnh có tổng số thuê điện thoại là 211.590 thuê bao (trong đó: thuê bao cố định năm là 48.529 thuê bao; thuê bao di
động là 163.061) tăng 170.122 thuê bao so với năm 2008, số thuê bao điện thoại bình
quân trên 100 dân đạt 55,33. Ngoài ra 100% số huyện thị đều đã có internet băng thông rộng ADSL, xDSL và thuê bao truy nhập gián tiếp Dialup với tổng số thuê bao là 6.338 thuê bao, tăng 3.881 thuê bao so với năm 2008, số thuê bao điện thoại bình quân trên 100 dân đạt 1,66. Tổng số tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh là 02 tuyến; 25 tuyến truyền dẫn mạng nội tỉnh, trong đó có 21 tuyến truyền dẫn là cáp quang, 4 tuyến truyền dẫn Viba.[9]
2.3.2.4. Hệ thống thủy lợi
Tính đến năm 2013 trên địa bàn tỉnh có khoảng 793 công trình thủy lợi (trong
đó có 402 công trình kiên cố, còn lại là công trình tạm); 04 hồ chứa, chủ yếu là các
hồ có dung tích nhỏ; 1.508 km kênh mƣơng (trong đó có 527 km được kiên cố, còn
981 km là kênh đất) phục vụ tƣới cho hơn 5.000 ha vụ đông xuân và 17.000 ha vụ
mùa. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Lai Châu có các khu vực phát triển sản xuất nông nghiệp quan trọng trên địa bàn tỉnh nhƣ: xã Bình Lƣ, xã Sơn Bình, TT Tân Uyên, TT Than Uyên, TT Sìn Hồ nhƣng thiếu nƣớc trầm trọng về mùa khô. Đặc biệt là nhu cầu dùng nƣớc ngày càng tăng cho: trong lúa, tăng vụ, trồng màu, rau, củ, quả, phát triển nuôi trồng thủy sản cá nƣớc lạnh. Nguồn nƣớc về mùa khô đã đƣợc khai thác cạn kiệt, giải pháp cơ bản để bổ sung nƣớc cho mùa khô là xây dựng các hồ trữ nƣớc.
2.3.2.5. Hệ thống bảo vệ thực vật và thú ý
Đƣợc chú trọng, ở tỉnh có Chi cục bảo vệ thực vật, chi cục thú y trực thuộc sở NN&PTNT Lai Châu. Dƣới các huyện thị đều có các trạm bảo vệ thực vật và trạm thú y với nhiệm vụ chính là phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi, ngăn chặn sự lây lan của các loại dịch, bệnh, hƣớng dẫn ngƣời dân các biện pháp trừ các loại dịch bệnh. Tuy nhiên ở các chi cục bảo vệ thực vật của Lai Châu còn thiếu kinh phí trong việc đầu tƣ các loại thuốc bảo vệ thực vật cung cấp đến tận tay ngƣời dân và sử lí các thuốc bảo vệ thực vật đã quá hạn, đây là một trong những vấn đề khó khăn mà chi cục bảo vệ thực vật và chi cục thú y Lai Châu đang gặp phải.
2.3.2.6. Hệ thống khuyến nông
Tỉnh có trung tâm khuyến nông tỉnh, có 7 trạm khuyến nông cấp huyện, ngoài ra còn một số địa phƣơng có khuyến nông cụm xã. Nhiệm vụ chính của công tác khuyến nông là chuyển giao áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, hƣớng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Các cơ sở sản xuất giống: hiện trên toàn tỉnh đã có 12 cơ sở sản xuất giống trong đó có các cơ sở sản xuất giống rau, hoa, cá con và cá đặc sản về cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân trong tỉnh.
- Hệ thống các cơ sở hoạt động sản xuất dịch vụ và cung ứng vật tƣ thiết bị khoa học kĩ thuật: Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đang
đƣợc quan tâm đúng mức. Đây là khâu đột phá để tăng GTSX của ngành. tỉnh tích cực áp dụng KHKT và công nghệ vào trong sản xuất tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu.