Lãi ròngvà VCR

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến cây lạc tại xã cát hiệp, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 61 - 64)

Bón phân cân đối và hợp lý là cơ sở cho cây trồng đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc tính toán hiệu quả trong việc sử dụng phân bón là điều không dễ. Vì đối với các loại phân chậm tan như phân lân, phân chuồng thường có tác dụng trong nhiều vụ nên khó có thể tính toán chính xác trong 1 vụ. Ngoài ra, lợi nhuận do phân bón không những đánh giá qua năng suất, số lãi thu được do bón phân mà còn việc rút ngắn thời gian chín, giảm độ ẩm của hạt, độ chắc của hạt, màu sắc và chất lượng của hạt [4].

Để đơn giản hóa việc tính hiệu quả kinh tế của phân bón, chỉ tính phần chi phí và lợi nhuận tăng thêm, từ đó tính tỷ suất lợi nhuận. Vì các chi phí khác ngoài phân bón của các công thức thí nghiệm đều giống nhau. Kết quả tính toán thể hiện ởbảng 4.10.

* Lãi ròng tăng so với đối chứng: Qua bảng 4.10 cho thấy, phần chi phí phân bón tăng thêm so với không bón phân hữu cơ và phân kali dao động từ 900.000 - 13.080.000 đồng/ha. Tuy nhiên, phần lãi thuần tăng thêm so đối chứng tương đối cao, dao động từ 1.147.000 – 21.293.000 đồng/ha. Công thức H2K3 (bón phân chuồng và phân K2SO4) có lãi ròng tăng so với đối chứng cao nhất và thấp nhất ở công thức H1K2 (không bón phân hữu cơ nhưng có bón phân KCl).

* VCR: Lãi suất thu được khi đầu tư một đồng vào phân bón hay tỷ suất lợi nhuận (VCR) là chỉ tiêu quan trọng trong việc đầu tư phân bón. Nếu không có chỉ tiêu này thì khó xác định được mức đầu tư nào có hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc bón phân, các nhà kinh tế cho rằng: VCR = 1 thì lỗ; VCR = 2 thì hòa vốn; VCR > 2 xem như sản xuất có lãi; VCR >= 3 thì mới có sức thuyết phục người nông dân.

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đối với cây lạc

Công thức Năng suất tăng so với đ/c (tạ/ha) Tổng thu tăng so với đ/c (1000 đồng) Chi phí tăng so với đ/c (1000 đồng) Lãi ròng vượt so với đối chứng (1000 đồng) VCR (lần) H1K1 0 0 0 0 0 H1K2 0,89 2.047 900 1.147 2,27 H1K3 1,44 3.312 1080 2.232 3,07 H2K1 4,86 11.178 6400 4.778 1,75 H2K2 9,51 21.873 7300 14.573 3,00 H2K3 12,51 28.773 7480 21.293 3,85 H3K1 5,92 13.616 12000 1.616 1,14 H3K2 10,89 25.047 12900 12.147 1,94 H3K3 12,56 28.888 13080 15.808 2,21

(Ghi chú: phân chuồng: giá mua 800 đồng/kg; than trấu:1.200 đồng/kg; phân KCl: giá mua 9.000 đồng/kg; phân K2SO4: 9.000 đồng/kg (thời điểm tháng 1/2015); lạc vỏ: giá bán: 23.000 đồng/kg (thời điểm tháng 5/2015)).

Trên cùng một nền bón kali và bón phân hữu cơ, bón phân chuồng có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, theo sau là bón than trấu. Đa số các công thức đều có VCR > 2, tức là mức đầu tư có lãi. Có công thức H2K3> 3 và H2K2 = 3, tức là mức đầu tư thuyết phục được người nông dân. Qua đây ta thấy, phân chuồng góp phần tăng năng suất lạc một cách đáng kể.

Trong các dạng phân kali, phân K2SO4 có chỉ số VCR đạt cao hơn phân KCl trong tất cả các nền phân hữu cơ. Trong đó, công thức H2K3 (bón phân chuồng và phân K2SO4) có VCR cao nhất (3,85), theo sau là công thức H2K2 (bón phân chuồng và phân KCl) có VCR là 3,00. Đồng thời, phần lãi ròng tăng so với đối chứng của hai công thức nàycũng cao nên thuyết phục được người nông dân. Công thức H1K3 (không bón phân hữu cơ nhưng có bón phân K2SO4) cũng có VCR cao (3 07). Tuy nhiên phần lãi ròng tăng so với đối chứng lại thấp nên không thuyết phục được người nông dân. Qua đây ta thấy, phânK2SO4cũng góp phần làm tăng năng suất lạc một cách đáng kể.

Qua bảng 4.10 có thể nhận thấy, sự kết hợp của phân chuồng với phân K2SO4là cho lợi nhuận và VCR cao nhất (3,85). Vì thế, công thức này có tính thuyết phục người nông dân đầu tư là cao nhất.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến cây lạc tại xã cát hiệp, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w