Các biện pháp kỹthuật khác áp dụng theo quy trình chung cho cây

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến cây lạc tại xã cát hiệp, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 36)

- Làm đất: Cày bừa 2 lần để đất tơi xốp, nhỏ và đủ ẩm. Đất được làm sạch cỏ dại và các tàn dư cây trồng ở vụ trước, được phơi ải kỹ. Đất sau khi xử lý phải bằng phẳng, có khả năng giữ nước và thoát nước nhanh, thoáng khí để tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm.

- Lên luống: Luống cao 20 – 25cm, rộng 3m, luống cách nhau 25cm, rạch hàng sâu 15cm và gieo hạt.

- Chăm sóc

+ Dặm cây: Do trong quá trình tiến hành thí nghiệm, hạt giống có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi hoặc chất lượng hạt giống không tốt nên cây mọc không đều, do đó phải dặm lại cây để đảm bảo mật độ

+ Khi cây có 3 - 4 lá thật tiến hành bón thúc kết hợp làm cỏ, xới xáo. Kỹ thuật đảm bảo là xới xáo toàn bộ mặt luống nhẹ tay, xới nông 2 – 3cm, xới xa gốc. Đây là lúc cây con thiếu dinh dưỡng vì dinh dưỡng trong 2 lá tử diệp đã cạn kiệt mà nốt sần chưa hình thành nên chưa có khả năng cung cấp đạm cho cây, do đó trong thời kỳ này cần bón đạm để đảm bảo dinh dưỡng cho cây.

+ Lúc lạc tàn lứa hoa đầu, kết hợp làm cỏ xới xáo trên toàn bộ mặt luống và bón thúc lần 2, vun gốc cao 3 – 5cm.

- Tiến hành theo dõi đồng ruộng để dự tính dự báo tình hình sâu bệnh hại, khi sâu bệnh hại đến ngưỡng kinh tế thì tiến hành phun thuốc.

- Thu hoạch: Lạc được thu hoạch khi số quả già chiếm 85% cây (quả có gân rõ, mặt trong vỏ quả có màu nâu đen).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến cây lạc tại xã cát hiệp, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w