Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lạc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến cây lạc tại xã cát hiệp, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 40 - 42)

Khái niệm về thời gian sinh trưởng (TGST) chỉ là tương đối. Tổng tích ôn trung bình cho giống lạc trung ngày khoảng 1.400 - 1.5000C. Theo ICRISAT thì có thể chia TGST của các giống lạc như sau: Giống ngắn ngày 80 - 100 ngày, giống trung ngày 101 - 120 ngày, giống dài ngày: trên 120 ngày. Theo Ngô Thế Dân (2000), TGST của lạc ở miền Nam và miền Trung nước ta có thể chia như sau: ngắn ngày (dưới 90 ngày), trung ngày ( 90 - 120 ngày), dài ngày(trên 120 ngày). Ngoài yếu tố di truyền của giống, TGST của lạc phụ thuộc điều kiện môi trường, các biện pháp kỹ thuật ...

Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Biết được tổng thời gian sinh trưởng và thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng là một trong những chỉ tiêu để xác định thời vụ, xác định cơ cấu cây trồng trong năm và tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp để đạt năng suất cao.

Giống lạc Lỳ trong thí nghiệm là giống lạc địa phương, thuộc nhóm trung ngày, có TGST trung bình từ 90 - 120 ngày. Qua quá trình thí nghiệm, tôi thu được kết quả TGST thể hiện bảng 4.1. Từ đó, có một số nhận xét như sau:

- Thời gian từ gieo đến mọc: là giai đoạn đầu tiên trong đời sống cây trồng, là quá trình chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái khởi đầu cho một quá trình sinh trưởng phát triển mới. Thời gian từ gieo đến mọc của cây lạc phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh là chủ yếu như: Nhiệt độ, độ ẩm. Các công thức có thời gian từ gieo đến mọc là như nhau(7 ngày).

- Thời gín từ gieo đến 3 – 4 lá: Tương tự với thời gian từ gieo đến mọc, thời gian từ gieo đến 3 – 4 lá của các công thức là như nhau (13 ngày).

Như vậy, bón phối hợp các loại phân hữu cơ và kali khác nhau chưa ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành ở 2giai đoạn này.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và kali đến thời gian sinh trưởng, phát triển của lạc qua các giai đoạn

Công thức Thời gian từ khi gieo đến …… (ngày)

Mọc 3 – 4 lá Ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch H1K1(đ/c) 7 13 36 60 112 H1K2 7 13 35 60 112 H1K3 7 13 34 59 112 H2K1 7 13 35 60 112 H2K2 7 13 34 59 112 H2K3 7 13 33 58 113 H3K1 7 13 35 60 112 H3K2 7 13 33 58 113 H3K3 7 13 34 59 113

- Thời gian từ gieo đến ra hoa có sự khác nhau giữa các công thức, dao động từ 33 - 36 ngày. Nhìn chung, ở những công thức có bón phân hữu cơ (8tấn phân chuồng/ha, 10tấn than trấu/ha) ra hoa sớm hơn so với không bón từ 1 - 3 ngày. Trên cùng nềnphân hữu cơ,liều lượng phân kali là 0 và 60kg K2O/ha đối với 2 dạng phân là KCl và K2SO4có ảnh hưởng lớn đến thời kỳ ra hoa, cụ thể đối với những công thức có bón kali thì ra hoa sớm hơn không bón từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên ảnh hưởng của dạng kali đến giai đoạn này là chưa biểu hiện rõ.

- Thời gian từ gieo đến kết thúc ra hoa: Thời gian này liên quan đến tổng thời gian ra hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu. Tương tự như thời kỳ ra hoa, các công thức bón các dạng phân hữu cơ và kali khác nhau có ảnh hưởng đến thời gian kết thúc ra hoa, chênh lệch nhau từ 1 - 2 ngày. Các công thức có bón than trấu với kali hoặc phân chuồng với kali thì thời gian kết thúc ra hoa sớm hơn so với không bón phân hữu cơ hoặc không bón kali. Ảnh hưởng của dạng kali bón đến thời gian sinh trưởng ở thời kỳ này chưa biểu hiện rõ.

- Thời gian từ gieo đến thu hoạch hay tổng thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống. Ngoài ra, còn chịu tác động bởi điều kiện sinh

thái và biện pháp kỹ thuật canh tác. Các công thức thu hoạch chênh lệch nhau ít, khoảng từ 0 – 1 ngày. Đến khi thu hoạch, ở hầu hết các công thức bộ lá đều giảm nhanh, tỷ lệ quả già tương đối cao.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến cây lạc tại xã cát hiệp, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w