hoa của cây lạc
Ra hoa là quá trình sinh lý của cây trồng đánh dấu một bước nhảy vọt về chất từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh sản. Tổng số hoa cũng như tỷ lệ hoa hữu hiệu có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây lạc sau này.
Đối với cây lạc quá trình sinh trưởng sinh thực xảy ra khi quá trình sinh trưởng sinh dưỡng chưa kết thúc, hai quá trình này cùng song song tồn tại, cây lạc có đủ 3 - 4 lá thật thì mầm hoa đã hình thành nên thời kỳ ra hoa chính là thời kỳ hoạt động sinh lý cao nhất.
Sự ra hoa của lạc chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện ngoại cảnh, đặc tính di truyền, kỹ thuật canh tác… các yếu tố này thay đổi sẽ làm thay đổi số hoa hữu hiệu từ đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng theo chiều hướng tốt hoặc xấu.. Để đảm bảo hai quá trình này diễn ra thuận lợi thì lượng dinh dưỡng và loại dinh dưỡng cây trồng hấp thu trong giai đoạn này vô cùng quan trọng. Dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ sẽ giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, số hoa và thời gian ra hoa kéo dài, hoa ra tập trung, số hoa hữu hiệu lớn sẽ là những yếu tố giúp ta có thể dự đoán được năng suất cây trồng sau này.Theo dõi quá trình từ khi bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa của lạc chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.6.
- Tổng số hoa:
Tổng hoa của thí nghiệm dao động từ 139,27 – 148,80 hoa/cây. Trong đó, cao nhất ở công thức H3K2 và thấp nhất ở công thức H1K1 (đ/c)
Từ bảng 4.6 có thể nhận thấy sự khác biệt giữa các công thức có bón phân hữu cơ với không bón thể hiện khá rỏ, đối với những công thức có bón phân hữu cơ, có thể thấy những công thức bón than trấu cho tổng số hoa nhiều hơn những công thức bón phân chuồng, tuy nhiên sai khác lại không có ý nghĩa thống kê. Điều này cũng tương tự đối với phân kali, phân KCl cho tổng số hoa nhiều hơn
phân K2SO4, tuy nhiên sai khác cũng không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến tổng số hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu của cây lạc.
Công thức Tổng số hoa (hoa/cây) Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%)
H1K1 (đ/c) 139,27d 11,85d H1K2 141,53c 15,60abc H1K3 139,73d 13,10cd H2K1 144,53b 13,05cd H2K2 147,80a 17,01ab H2K3 147,60a 17,82a H3K1 145,40b 14,72bcd H3K2 148,80a 17,78ab H3K3 148,33a 15,29abc LSD0,05 1,30 2,90
(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%.)
- Tỷ lệ hoa hữu hiệu:
Tỷ lệ hoa hữu hiệu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc. Tỷ lệ hoa hữu hiệu của các công thức là khá cao, dao động từ 11,85 – 17,82%. Sai khác đều có ý nghĩa thống kê.
Biểu đồ 4.1. Tổng số hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu trên một cây
4.2. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc
Năng suất được hình thành từ các yếu tố như: mật độ cây/m2, số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả, .... Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau, có quy luật khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau. Trong đó, số cây/m2ổn định, khối lượng 100 quả ít thay đổi do đặc tính di truyền của giống. Riêng số quả chắc/cây là dễ tác động để thay đổi nhất. Vì vậy, trong sản xuất lạc, người ta thường quan tâm đến việc tạo điều kiện thuận lợi để làm tăng số quả chắc/cây.
Chỉ tiêu số quả chắc/cây chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó có yếu tố phân bón, nhất là sử dụng phân bón cân đối và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, là tiền đề để cây khai thác triệt để tiềm năng năng suất của giống [9].
Bảng 4.7.Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đếncác yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc.
Công thức Tổng quả/cây (quả) Quả chắc/cây (quả) Trọng lượng 100 quả (gam) Tỷ lệ nhân (%) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) H1K1 (đ/c) 37,73d 16,47c 128,26 75,35 52,27c 35,60d H1K2 38,00cd 18,33bc 131,91 76,51 59,85bc 36,49cd
H1K3 38,93abcd 22,07abc 129,85 76,39 70,92abc 37,04cd
H2K1 38,53bcd 22,60ab 139,35 78,26 72,20ab 40,46bcd
H2K2 41,27ab 20,93abc 134,36 78,00 73,16ab 45,11ab
H2K3 40,93abc 24,13a 136,26 78,41 81,39a 48,11a
H3K1 39,53abcd 21,40abc 134,92 78,24 71,46abc 41,52bc
H3K2 40,80abc 22,67abc 136,57 78,71 76,62ab 46,49a
H3K3 41,53a 26,40a 136,91 78,45 84,46a 48,16a
LSD0,05 3,53 6,09 - - 20,86 5,12
(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%).
Dựa trên các số liệu thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.7, có thể nhận xét ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất như sau: