Nhờ vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh ở rễ mà cây lạc có khả năng tự đáp ứng một phần nhu cầu đạm của cây. Nốt sần có khả năng hút nitơ khí quyển
còn vi khuẩn có tác dụng như một chất xúc tác. Lượng đạm hữu cơ được hình thành trong đó 75% tổng lượng đạm cung cấp cho cây lạc, 25% ở tế bào vi khuẩn. Số lượng nốt sần là một chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng suất cũng như vai trò cải tạo đất của cây lạc.
Số lượng nốt sần trên rễ phụ thuộc vào những yếu tố như: lý hóa tính của đất, chế độ phân bón. Nhiều nghiên cứu cơ bản đã cho thấy các giống lạc phổ biến hiện nay ở Việt Nam thông thường có khoảng 300 - 400 nốt sần, các thí nghiệm nông học thường có kết quả ít hơn. Nốt sần thường phát triển trên rễ chính và rễ phụ cấp 1. Số lượng nốt sần trên cây lạc qua các giai đoạn thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đếnsố lượng nốt sần của cây lạc qua các giai đoạn
ĐVT: Nốt sần/cây
Giai đoạn
3 – 4 lá Ra hoa Đâm tia Thu hoạch
H1K1 (đ/c) 10,47a 302,67f 404,93g 362,60g H1K2 10,47a 323,93d 413,27e 386,27e H1K3 10,47a 313,07e 409,80f 373,80f H2K1 10,20a 334,20c 422,93d 393,40d H2K2 10,20a 346,80b 445,13b 414,67b H2K3 10,60a 342,13bc 428,73c 395,40d H3K1 10,53a 345,07b 431,73c 406,13c H3K2 10,40a 351,20b 443,27b 416,27b H3K3 10,53a 366,47a 453,53a 422,60a LSD 0,66 9,54 3,18 6,67
(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%).
- Giai đoạn 3 - 4 lá:
Ở giai đoạn này, nốt sần mới hình thành, số lượng ít và đường kính nhỏ. Số lượng nốt sần dao động từ 10,20 - 10,60 nốt sần/cây. Ảnh hưởng bón phối hợp phân hữu cơ và kali đến số lượng nốt sần ở giai đoạn này thể hiện không rõ. Các sai khác đều không có ý nghĩa thống kê.
- Giai đoạn ra hoa:
Số lượng nốt sần tăng nhanh ở giai đoạn này, dao động từ 302,67 – 366,47 nốt sần/cây. Cao nhất ở công thức H3K3 và thấp nhất ở công thức H1K1 (đ/c).
Đối với nền phân kali, bónthan trấu cho số lượng nốt sần cao nhất (K3K3: 366,47 nốt sần/cây, H3K2: 351, 20 nốt sần/cây, H3K1: 345,07 nốt sần/cây), tiếp đến là phân chuồng (H2K3: 342,13 nốt sần/cây, H2K2: 346,80 nốt sần/cây, H2K1: 334,20 nốt sần/cây) và thấp nhất ở những công thức không bón phân hữu cơ (H1K3: 313,07 nốt sần/cây, H1K2: 323,93 nốt sần/cây, H1K1: 302,67 nốt sần/cây). Sai khác là có ý nghĩa thống kê.
Đối với nền phân hữu cơ, không bón phân kalicho số lượng nốt sần thấp nhất, tiếp đến là phân KCl và cao nhất là phân K2SO4. Với nền không bón phân hữu cơ, số lượng nốt sần thấp nhất ở không bón phân kali, tiếp đến là phân K2SO4 và cao nhất là phân KCl (H1K1: 302,67 nốt sần/cây, H1K3: 313,07 nốt sần/cây, H1K2: 323,93 nốt sần/cây). Sai khác là có ý nghĩa thống kê.
- Giai đoạn đâm tia:
Đây là giai đoạn lạc có số lượng nốt sần cao nhất, dao động từ 404, 93 – 453,53 nốt sần/cây. Trong đó, cao nhất ở công thức H3K3 (bón than trấu và K2SO4) và thấp nhất ở công thức H1K1 (đ/c).
Đối với nền phân kali, than trấu vẫn cho số lượng nốt sần nhiều nhất, tiếp đến là phân chuồng và thấp nhất khi không bón phân hữu cơ. Sai khác là có ý nghĩa thống kê.
Đối với nền phân hữu cơ, bón phối hợp phân chuồng hoặc không bón phân hữu cơ với phân KCl cho số lượng nốt sần nhiều hơn phân K2SO4 và sai khác là có ý nghĩa thống kê. Đối với nền than trấu thì ngược lại, phân K2SO4 cho số lượng nốt sần nhiều hơn phân KCl. Sai khác là có ý nghĩa thống kê.
- Giai đoạn thu hoạch:
Số lượng nốt sần giảm ở giai đoạn này, dao động từ 362,60 - 422,60 nốt sần/cây. Trong đó, cao nhất ở công thức H3K3 và thấp nhất H1K1 (đ/c).
Ở giai đoạn này sự khác biệt giữa 2 dạng phân hữu cơ và 2 dạng phân kali thể hiên rõ, than trấu cho nhiều nốt sần hơn phân chuồng, KCl cho số lượng nốt sần nhiều hơn phân K2SO4ở nền phân chuồng và nền không bón phân hữu cơ. Với nền than trấu thì ngược lại, K2SO4 cho số lượng nốt sần nhiều hơn phân KCl. Sai khác là có ý nghĩa thống kê.
Từ kết quả thí nghiệm, có thể nhận xét ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến số lượng nốt sần của lạc như sau:
- Số lượng nốt sần tăng nhanh ở giai đoạn ra hoa nhưng đạt cao nhất ở giai đoạn đâm tia. Giai đoạn thu hoạch, số lượng nốt sần giảm.
- Đối với số lượng nốt sần, bón than trấu cho số lượng nhiều hơn bón phân chuồng và bón KCl cho số lượng nhiều hơn bón K2SO4.