Chiều cao thân chính của lạc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến cây lạc tại xã cát hiệp, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 42 - 44)

Sự tăng trưởng chiều cao thân chính là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển và tiềm năng năng suất của cây lạc. Quá trình sinh trưởng của thân chính có liên quan chặt chẽ với tổng số cành cấp 1 trên thân và tổng số lá trên cây. Vì vậy, thân chính phát triển không cân đối về chiều cao có khả năng cho năng suất thấp. Thân chính phát triển khỏe mạnh, cân đối là cơ sở cho các bộ phận khác phát triển hợp lý, cho năng suất cao.

Chiều cao cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống. Ngoài ra, chịu ảnh hưởng của các điều kiện như nước, phân bón, đất đai, ánh sáng.... Trong đó, phân bón là yếu tố quan trọng, tác động lớn đến chiều cao thân chính. Cây được bón phân đầy đủ, cân đối dinh dưỡng thì thân chính sẽ sinh trưởng tốt, đạt chiều cao đặc trưng của giống và ngược lại. Chiều cao cây tăng quá nhanh hoặc quá chậm sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình ra hoa, tạo quả và khả năng chống chịu của cây đối với tác động của môi trường, từ đó làm giảm năng suất cây trồng. Kết quả theo dõi chiều cao thân chính được thể hiện ở bảng 4.2.

- Giai đoạn 3 - 4 lá:

Chiều cao thân chính ở giai đoạn này dao động từ 2,85 – 3,12 cm, cao nhất là công thức H3K2 (bón than trấu và KCl) và thấp nhất là công thức H1K1 (đ/c) nhưng sự chênh lệch chiều cao thân chính giữa các công thức không đáng kể và sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, ảnh hưởng của việc phối hợp các dạng phân hữu cơ với các dạng phân kali đến chiều cao cây ở giai đoạn này chưa thể hiện rõ. Vì ở giai đoạn này, cây còn chủ yếu sử dụng dinh dưỡng từ hạt, chưa sử dụng nhiều dinh dưỡng từ đất và phân bón do bộ rễ lạc chưa phát triển.

- Giai đoạn ra hoa:

Chiều cao thân chính ở giai đoạn này dao động từ 10,98 - 16,52 cm, công thức H3K2 (bón than trấu và KCl) đạt cao nhất và thấp nhất ở công thức H1K1 (đ/c). Trên nền không bón kali, sử dụng than trấu cho chiều cao cây cao nhất vì ở giai đoạn này, thời tiết còn lạnh nên sử dụng than trấu sẽ giúp giữ độ ẩm cho đất, tăng khả năng chống chịu cho lạc, tiếp đến là phân chuồng và thấp nhất là không sử dụng phân hữu cơ. Và sự sai khác là có ý nghĩa thống kê (H3K1, H2K1 và H1K1).

Trên nền bón phân hữu cơ, đối với than trấu hoặc phân chuồng, bón phối hợpvới phân KCl cho chiều cao cây cao hơn bón phối hợp với phân K2SO4, mặc dù đều sử dụng cùng một lượng là 60kg K2O/ha, các sai khác đều có ý nghĩa thống kê (H3K2 và H3K3, H2K2 và H2K3).

Bảng 4.2.Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến chiều cao thân chính của lạc qua các giai đoạn

ĐVT: cm

Các giai đoạn

3 - 4 lá Ra hoa Đâm tia Thu hoạch

H1K1(đ/c) 2,85a 10,98c 25,98b 36,00c H1K2 2,93a 11,17c 27,03ab 36,37c H1K3 2,94a 11,11c 27,43ab 37,45c H2K1 3,08a 14,07b 31,18ab 41,20bc H2K2 3,09a 16,45a 34,21a 44,23a H2K3 3,07a 16,25a 31,08ab 41,10bc K3K1 3,09a 14,24b 31,13ab 43,40ab H3K2 3,12a 16,52a 33,71ab 43,73a H3K3 3,07a 14,37b 32,73ab 43,49ab LSD0,05 2,06 3,82 36,79 57,36

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%).

- Giai đoạn đâm tia:

Đây là giai đoạn lạc bước vào giai đoạn hình thành quả, có sự tăng trưởng mạnh về chiều cao thân chính. Ở giai đoạn này, chiều cao thân chính dao động từ 25,98 - 34,21 cm, cao nhất là công thức H2K2(bón phân chuồng và KCl) và thấp nhất là công thức H1K1 (đ/c).

Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ đến chiều cao cây lạc thể hiện rõ ở giai đoạn này. Với cùng một nền bón vôi và lân, chiều cao cây lạc phản ứng rõ với việc có bón phân hữu cơ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dạng phân hữu cơ là phân chuồng và than trấu đến chiều cao thân chính thời kỳ này thể hiện không rõ. Ngược lại, trên cùng một nền là phân chuồng hay than trấu hay không bón phân hữu cơ thì ảnh hưởng của dạng phân kali đến chiều cao cây là khá rõ, phân KCl cho chiều cao cây cao hơn phân K2SO4, tuy nhiên sai khác này lại không

có ý nghĩa thống kê.

- Giai đoạn thu hoạch:

Chiều cao thân chính ở giai đoạn này dao động từ 36,00 – 44,23 cm, công thức H2K2 (bón phân chuồng và phân KCl) đạt cao nhất và thấp nhất ở công thức H1K1 (đ/c).

Trên nền không bón kali, sử dụng than trấu cho chiều cao cây cao nhất, tiếp đến là phân chuồng và thấp nhất là không sử dụng phân hữu cơ và sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (H3K1, H2K1 và H1K1).

Trên nền phân hữu cơ, đối với than trấu hoặckhông bón phân hữu cơ thì sử dụng phân K2SO4 để bón phối hợp, cho chiều cao cây cao hơn sử dụng phân KCl mặc dù đều sử dụng cùng một lượng là 60kg K2O/ha (K3K3: 43,49 cm và H3K2: 43,73cm, H1K3: 37,45cm và H1K2: 36,37cm). Tuy nhiên sai khác lại không có ý nghĩa thống kê. Đối với nền phân chuồng, phân KCl cho chiều cao cây cao hơn phân K2SO4 (H2K2: 44,23cm và H2K3: 41,10cm) và sai khác là có ý nghĩa thống kê.

Qua theo dõi ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến chiều cao thân chính của lạc, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

+ Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ với phân kali đến tăng trưởng chiều cao thân chính của cây lạc thể hiện rõ ở giai đoạn ra hoa rộ, đâm tia, thu hoạch, không ảnh hưởng ở giai đoạn 3 – 4 lá.

+ Cây lạc có phản ứng rõ đối với việc sử dụng các dạng phân kali khác nhau trên cùng một nền phân hữu cơ. Sử dụng phân KCl cho chiều cao cây cao hơn sử dụng phân K2SO4.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến cây lạc tại xã cát hiệp, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w