Tại Saurashtra - Ấn Độ, Golakiya B. (1998) [42] đã tiến hành đánh giá hiệu lực của phân kali trên các loại đất có hàm lượng lân tổng số từ109 - 712 kg/ha, kết quả thực nghiệm ở 6 điểm đã xác định, ở lượng bón 80 kg K2O/ha năng suất lạc cao hơn so với lượng bón 40 và 120 kg K2O/ha.
Tại Hàn Quốc, tổng hợp các kết quả nghiên cứu về phân bón, Shin và cs (1985) [40] cho biết lượng phân kali thích hợp đểbón cho cây lạc là 83 kg K2O/ha.
Tại Cairo - Ai Cập, trên đất cát vừa mới cải tạo có hàm lượng kali trong tầng đếcày (0 - 20cm) là 210,6 ppm, Migawer và cs (2001) [45] đã xác định, khi bón 50 kg K2O/ha năng suất hạt của giống lạc Giza4 và Giza5 đạt bình quân 1,98 tấn/ha, cao hơn 9,4% so với lượng bón 25 K2O/ha.
Kết quả nghiên cứu ở Giza - Ai Cập cho thấy, bón phân chuồng, rơm rạ và lục bình có bổ sung chế phẩm vi sinh vật chủng Azospirillum spp và Pseudomonas spp năng suất lạc tăng từ 8,1 đến 11,3% và hàm lượng dầu tăng từ 3,6 đến 4,8% so với bón phân vô cơ[48].
Tương tự tại Karnataka - Ấn Độ, L.H. Malligawad (2010) [46] đã thực nghiệm và cho biết, chỉ bón phân chuồng với lượng 2 tấn/ha trong năm thứ nhất, hai và ba thì năng suất lạc bình quân trong 3 năm đạt 23,5 tạ/ha và tương đương với công thức bón phân vô cơ với lượng 25 kg N, 75 kg P2O5 và 25 kg K2O cho 1 ha trong 3 năm liên tục.
Trong điều kiện canh tác nhờ nước trời tại Allahabad - Ấn Độ, khi 13 tấn phân chuồng/ha thì năng suất lạc trên đất cát đen đạt 26,4 tạ/ha và tăng 9,5% so với không sử dụng phân chuồng [38].
Ngoài hiệu lực của phân chuồng từ gia súc lớn, kết quả nghiên cứu của S.A. Ibrahim và M.E. Eleiwa (2008) [43] tại Ai Cập cho thấy, bón bổ sung 600 lít/ha dung dịch chiết xuất từ phân chim trên nền phân vô cơ 60 kg N + 60 kg P2O5+ 50 kg K2O/ha năng suất lạc tăng từ 14,4 đến 39,6% và hàm lượng dầu tăng từ 2,0 đến 6,3% so với bón bổ sung dung dịch chiết xuất từ phân gà và biogar.
Cây lạc dường như rất mẫn cảm với bón phân không cân đối, do đó có những kết quả mâu thuẫn nhau khi làm những thí nghiệm phân bón (Harris, 1951). Các nghiên cứu của nhiều tác giả về nhu cầu dinh dưỡng của lạc cho thấy cây lạc hấp thụ 94 kg N, 24,2 kg P2O5, 26 kg K2O đã đạt năng suất 1.338 kg lạc quả/ha (Bouyer, 1949); hấp thu 63 kg N, 4 kg P2O5, 26 kg K2O đạt năng suất 870 kg hạt/ha và 1.910 kg chất khô/ha (Bunting và Anderson, 1960). Thí nghiệm phân bón ở Punjab cho thấy, tổng lượng dinh dưỡng để đạt được năng suất 2.120 kg quả/ha cần phải có 167 kg N, 9,7 kg P và 87 kg CaO (Nijhawan, 1962). Theo Zuleta (1950), cho biết để đạt được 1.000 kg hạt, 500 kg lạc vỏ, 2.000 kg thân lá đã lấy đi 78,6 kg N, 6,3 kg P2O5, 43,1 kg K2O [9], [17].