Các nghiên cứu về kalicho lạc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến cây lạc tại xã cát hiệp, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 30 - 34)

Lê Thanh Bồn (1997) [7] cho rằng: Kali cũng là yếu tố quan trọng trong cân đối dinh dưỡng của cây lạc trên đất cát biển. Quy luật tương tự cũng thấy trên đất bạc màu, đất xám,... Tuy nhiên, dù kali có hiệu quả cao song cũng nên cân đối ở mức 20 - 30 kg N, 60 - 90 kg K2O/ha. Bón kali cao hơn nữa không tăng năng suất và làm giảm hiệu quả. Như vậy, với năng suất trung bình 1,5 - 2 tấn lạc quả thì tỉ lệ dinh dưỡng cân đối cho lạc là 20 - 30 kg N, 60 - 90 kg P2O5 và 30 - 60 kg K2O/ha.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến năng suất lạc Xuân trên đất bạc màu của Nguyễn Thị Hiền và cs [18] cho thấy: Bón phân kali cho lạc trong vụ Xuân trên đất bạc màu Bắc Giang đã có tác dụng làm tăng sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc, đồng thời làm tăng sự tích lũy N, P và K trong thân lá. Cũng theo các tác giả này, trên đất bạc màu, lượng kali bón ở mức 90 kg K2O/ha cho năng suất lạc cao nhất.

Kali có hiệu quả cao trên đất bạc màu, các loại đất nghèo dinh dưỡng và có hiệu lực kém trên đất phù sa, đất thịt hoặc đất cát pha. Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, thì kali tốt nhất dùng bón lót với lượng 40 - 60 kg K2O/ha [4]. Phân kali có hiệu lực cao đối với lạc trồng trên đất

cát thô ven biển, đất bạc màu vùng Trung du Bắc bộ, hiệu lực 1 kg K2O trong các thí nghiệm là 5 - 11,5 kg quả khô [15].

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu lực của kali có khác nhau trên từng loại, mức bón 60 - 90 kg K2O/ha cho năng suất lạc cao nhất.

2.3.2.2.Các nghiên cứu về bón phối hợp phân hữu cơ và kali cho lạc

Theo Dương Viết Tình (2005), bón các dạng phân hữu cơcho cây lạc trên đất cát biển khô và ẩm đã có tác dụng cải tạo đất, rễlạc đã đểlại trong đất khoảng 79 - 96 kg nốt sần/ha và làm tăng hàm lượng đạm trong đất từ0,04 - 0,05% so với đất trước khi trồng lạc [49].

Kết quảnghiên cứu của Hoàng ThịThái Hòa và cs(2007) [21] trên đất cát biển Thừa Thiên Huếvềhiệu lực của phân hữu cơcho thấy, bón 8 tấn thân xác lạc hoai/ha và 8 tấn rong biển hoai/ha trên nền phân vô cơ 40 kg N, 60 kg P2O5và60 kg K2O/ha thì năng suất giống lạc Dù Tây Nguyên đạt từ26,8 đến 27,3 tạ/ha, tương đương với công thức bón 8 tấn phân chuồng/ha và cao hơn từ29,7 đến 31,9% so với công thức không bón phân hữu cơ.

Theo Hồ Khắc Minh (2013) [25], đất cát biển có độphì tựnhiên thấp. Đa sốcác yếu tốdinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng phát triển của cây lạc đều thuộc loại rất nghèo đến nghèo. Và kết quảthực nghiệm cho thấy K và P là hai yếu tốdinh dưỡng hàng đầu hạn chếnăng suất lạc. Trong khi đó, việc bón phân của người nông dân vẫn còn tùy tiện, do chưa có quy trình phân bón cho lạc riêng cho vùng đất cát biển Quảng Bình. Cũng theo nghiên cứu này, đã xác định được tổhợp phân bón cân đối, hợp lý giữa vô cơvới hữu cơcho lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình vừa tăng năng suất vừa tăng hiệu quảkinh tếlà: 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha + 500 kg vôi/ha + 10 tấn phân chuồng/ha cho năng suất quả đạt 3,1 – 3,113 tấn/ha, lãi ròng đạt 25,38 – 29,18 triệu đồng/ha, tỷsuất lãi so với vốn đầu tư đạt 0,51 – 0,53; hoặc có thể thay thế phân chuồng bằng phân hữu cơvi sinh với lượng 0,6 tấn/ha cũng bảo đảm cho năng suất quả đạt 2,628 – 2,68 tấn/ha, lãi ròng đạt 19,39 – 25,91 triệu đồng/ha, tỷsuất lãi so với vốn đầu tư(RR) đạt 0,42 – 0,5.

Theo nghiên cứu của Hoàng Minh Tâm, Peter Slavich, Trần Tiến Dũng và Brad Keen, đối với lạc trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thì than trấu có vai trò lớn trong việc duy trì độ ẩm đất trồng lạc,cải thiện khả năng hút dinh dưỡng của lạc, nâng cao năng suất lạc và độ phì đất đặt biệt khi bón phối hợp than trấu với phân chuồng và phân vô cơ [31].

Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã rút ra một số nhận định như sau [12]: Trên đất xám bạc màu công thức bón phân N, P, K thích hợp đối với giống lạc L14 là 40 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O và đối với giống lạc Lỳ là 60 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O cho năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hòa và cs (2012) [22] trên đất cát biển Bình Định, bón 10 tấn phân bò + rơm rạ(1:0,5) ủ hố trên nền phân vô cơ có năng suất cao nhất 3,7 tấn/ha (bón rải đều trên mặt đất) và 3,9 tấn/ha (bón theo hàng), lợi nhuận tương ứng đạt 26,44 triệu đồng/ha và 28,19 triệu đồng/ha, hiệu suất phân bón đạt 76,4 và 81,9 kg lạc vỏ/tấn phân và VCR đạt 4,8 và 4,5, đồng thời cải thiện các tính chất hóa học đất như giảm độ chua, tăng hàm lượng mùn và các chỉ tiêu N, P, K tổng số và CEC.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định [34], lượng phân bón đầu tư cho 1 ha lạc như sau: Phân chuồng 8 - 10 tấn, đạm (N) 64,4 - 73,6 kg; phân lân (P2O5) 64,0 - 80 kg, phân kali (K2O) 72,0 - 96 kg. Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, trên 600 hộ trồng lạc ở tỉnh Bình Định về mức độ thâm canh phân bón được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Hiện trạng về thâm canh phân bón trong sản xuất lạc ở Bình Định

Loại phân Phương thức

bón

Tỷ lệ sử dụng

Tỷ lệ hộ sử dụng theo khuyến cáo (%) Thấp hơn khuyến cáo Trong khoảng khuyến cáo Cao hơn khuyến cáo Phân chuồng 100% bón lót 100,0 86,4 2,7 10,9 Phân đạm 100% bón thúc 100,0 91,1 0,0 8,9 Phân lân Bón lót + thúc 100,0 47,9 51,2 0,9 Phân kali 100% bón thúc 100,0 40,2 15,7 44,1 Vôi 100% bón lót 62,4 47,7 23,7 28,7

(Nguồn: Viện KH - KT nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ) [13].

cáo (65,0 kg/ha) và 8,9% bón trên ngưỡng khuyến cáo (74,0 kg/ha); đối với phân lân, 47,9% bón dưới 65,0 kg/ha, 51,2% bón từ 65 - 80 kg/ha và 0,9% bón trên 80,0 kg/ha; đối với phân kali, 40,2% bón dưới 72,0 kg/ha, 15,7% bón trong ngưỡng từ 72,0 - 96,0 kg/ha và 44,1% bón trên 96,0 kg/ha. Tỷ lệ hộ sử dụng phân đạm, lân, kali trong khoảng khuyến cáo rất thấp, nhất là phân đạm, kali.

Như vậy, tỷ lệ cân đối giữa N:P:K trong thực tế sản xuất có sự sai khác nhiều so với khuyến cáo. Theo khuyến cáo chung, tỷ lệ N:P:K thường là 1:3:1, 1:2:2 hoặc 1:3:2. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất cho thấy phần lớn các hộ lại bón N:P:K không tuân theo các tỷ lệ trên. Một số tỷ lệ phân bón N, P, K được các hộ sử dụng trong sản xuất là: 1:6:4; 1:5:2; 1:4:3; 1:6:0,5; 1:7:4; 1:8:3 …Do đó, ngoài yếu tố giống và chất lượng giống thì tỷ lệ phân bón N, P, K có thể là nguyên nhân hạn chế năng suất lạc ở tỉnh Bình Định [13].

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến cây lạc tại xã cát hiệp, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w