Bàn luận về liều trung bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liều lượng bupivacain tỷ trọng cao theo chiều cao, cân nặng trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai chủ động (Trang 60 - 62)

Liều bupivacain trung bình ở nhóm II (8,9 ± 0,4 mg) cao hơn liều bupivacain trung bình ở nhóm I (8,2 ± 0,7 mg) rất có ý nghĩa thống kê, độ tin cậy 99,9% (p < 0,001).

Ở nhóm II với chiều cao thấp nhất 146 cm, cao nhất 163cm; cân nặng thấp nhất 50 kg, cao nhất 78 kg thì liều thường dùng theo biểu đồ Harten biểu diễn trên bảng sau:

Bảng 4.1. Liều bupivacain dùng trong nghiên cứu (giá trị ml) [6]

Cân nặng bệnh nhân Chiều cao bệnh nhân (cm)

140 145 150 155 160 165 170 175 180 50 1.5 1.7 1.8 1.9 55 1.5 1.6 1.8 1.9 2 60 1.4 1.6 1.7 1.8 2 2.1 65 1.4 1.5 1.7 1.8 1.9 2.1 2.2 70 1.3 1.5 1.6 1.8 1.9 2 2.2 2.3 75 1.4 1.6 1.7 1.9 2 2.1 2.3 2.4 80 1.4 1.5 1.7 1.8 2 2.1 2.2 2.4 85 1.5 1.6 1.8 1.9 2.1 2.2 2.3 90 1.4 1.6 1.7 1.9 2 2.2 2.3 95 1.5 1.7 1.8 2 2.1 2.3 100 1.5 1.7 1.8 1.9 2.1 2.2 105 1.6 1.7 1.9 2 2.2 110 1.7 1.8 2 2.2

Qua bảng trên ta thấy liều phổ biến là 9 mg và 9,5 mg ở nhóm II, trong khi đó ở nhóm I dùng liều 8 mg là chủ yếu.

Liều bupivacain sử dụng trong GTTS để mổ lấy thai thấp hơn trong GTTS để phẫu thuật cho người không mang thai vì thể tích dịch não tủy thấp hơn, sự dịch chuyển lên trên của thuốc tê tăng trong tủy sống của sản phụ, tăng sự nhạy với thuốc tế với sản phụ. Các lý do trên có thể bị ảnh hưởng bởi chiều cao và cả cân nặng của cơ thể chứ không riêng chiều cao [6]. Liều bupivacain ở cả 2 nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn kết quả của Công Quyết Thắng (0,2mg/kg cân nặng) [20].

Kết quả của chúng tôi trái ngược với kết luận của 3 tác giả khác khi cùng nghiên cứu về sử dụng liều theo biểu đồ Harten và theo liều cố định bupivacain để GTTS.

Bảng 4.2. So sánh liều bupivacain để GTTS

Liều cố định Liều theo Harten Harten (2005) [6] 12 9,5 < 0,001 Cheol Lee (2005) [40] 12,5 9,5 < 0,001 Subedi (2010) [8] 11 9 < 0,001 V.T.T. Hiền; Nguyễn Thụ 8 9 < 0,001

Sở dĩ có kết quả trái ngược vì trong thiết kế nghiên cứu của chúng tôi là liều cố định theo cụm, theo chiều cao và dựa vào thực tế lâm sàng tại Việt Nam. Còn các tác giả nêu trên đều đưa một liều cố định cao hơn hẳn, cũng là liều thực tế ở các nước sở tại. Tuy nhiên, nếu dựa theo chiều cao, liều tối thiểu để mổ lấy thai theo Danelli là 0,06 mg/cm chiều cao thì liều chúng tôi chọn cho nhóm liều cố định vẫn thấp. Có thể do phụ nữ Việt Nam ngưỡng chịu đau cao hơn nên liều thuốc thấp hơn, phụ nữ nước ngoài nhạy cảm và chịu đau kém nên cần liều thuốc cao và cho phép thời gian phẫu thuật kéo dài hơn.

Theo David Chestnut, chỉ cần thay đổi liều nếu sản phụ quá béo hoặc quá gầy [35].

Liều bupivacain cao làm mức tê cao hơn, thời gian tác dụng dài hơn và các tác dụng không mong muốn cũng có thể nhiều hơn. Bởi vậy các nghiên cứu trên đều kỳ vọng liều thấp hơn, và khi các tác giả áp dụng biểu đồ Harten cho kết quả liều thấp hơn, tỷ lệ tụt huyết áp và các tác dụng không mong muốn khác ít hơn [4], [6], [8], [40].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liều lượng bupivacain tỷ trọng cao theo chiều cao, cân nặng trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai chủ động (Trang 60 - 62)