Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở 2 nhóm đều giảm dần sau gây tê, giảm nhiều nhất ở T4 và T5 sau đó ổn định suốt cuộc mổ.
Tỷ lệ tụt huyết áp ở nhóm I là 40,0% và nhóm II là 36,6% sự khác biệt của 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.5. So sánh tỷ bệnh nhân bị tụt huyết áp Tác giả Nhóm liều cố định Nhóm liều theo Harten p Harten (2005) [6] 71,7% 50% p = 0,035 Cheol Lee (2005) [40] 56% 20% p < 0,05 Subedi (2010) [8] 64% 30% p = 0,001 V.T.T. Hiền; Nguyễn Thụ 40,0% 36,6% p > 0,05 Nguyễn Đức Lam 21,67%
Chúng tôi kết luận trái ngược với Harten, Cheol Lee, Subedi: tỷ lệ tụt huyết áp của nhóm bệnh nhân dùng liều theo biểu đồ Harten không thấp hơn so với nhóm dùng liều cố định vì nhóm liều cố định so sánh của chúng tôi thấp hơn [6], [8], [40].
Tỷ lệ các bệnh nhân bị tụt huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi nhiều hơn Nguyễn Đức Lam vì mẫu nghiên cứu của tác giả thực hiện trên các bệnh nhân tiền sản giật nên tỷ lệ tụt huyết áp ít hơn so với sản phụ bình thường, vì bệnh nhân tiền sản giật mổ lấy thai khi thai chưa đủ tháng và thường suy dinh dưỡng nên thể tích buồng tử cung nhỏ hơn sản phụ khỏe mạnh nên ít bị chèn ép hơn [34].
4.5.3. Bàn luận về liều ephedrin
Liều ephedrin trung bình dùng trong mổ ở nhóm I (12,1 ± 4,9 mg) cao hơn nhóm II (9,8 ± 8,3 mg). Nguyên nhân là do liều bupivacain trung bình ở nhóm II mặc dù cao hơn nhưng do lựa chọn liều thích hợp cho từng cá thể, do vậy có thể điều này làm cho tỷ lệ tụt huyết áp và liều ephedrin thấp hơn, sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). So với nghiên cứu của Harten nhóm dùng liều cố định yêu cầu dùng nhiều ephedrin hơn nhóm dùng theo biểu đồ Harten (9mg và 3mg). Sự khác biệt trong nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa thống kê với p = 0,042.