CV gần với ngành học Total Hoàn
2) Xác định tâm lí khi làmviệc
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận ra một xu hướng khá thú vị, đó chính là khi đánh giá các yếu tố hài lòng và yếu tố quan trọng với công việc của mình, hai thang điểm này có xu hướng rất giống nhau (hoặc có độ lệch rất nhỏ) – điều này cho thấy khi sinh viên đang hài lòng với yếu tố nào thì thường có xu hướng cho rằng yếu tố đó là quan trọng và ngược lại. Kết quả này cho thấy nhận thức của một nhân viên có mối quan hệ chặt chẽ với việc họ đang cảm nhận yếu tố này ra sao trong môi trường làm việc. Từ đó, nếu xác định được điều gì là điều cốt yếu và quan trọng trong công việc hiện tại cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân sau khi ra trường” đã mang lại được một cái nhìn rõ hơn cho không chỉ các cựu sinh viên và các sinh viên IBD chuẩn bị ra trường về một mô hình hoàn chỉnh về mức độ hài lòng của sinh viên trong công việc. Qua nghiên cứu trên, những công việc mà nhóm đã hoàn thành, những điều chưa thể hoàn thiện vì nhiều lý do cũng nhưng những đề xuất cho những báo cáo tiếp theo sẽ được nêu ra dưới đây.
Thứ nhất, trong tổng số 325 sinh viên IBD từ khóa 1 đến 5, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và phỏng vấn trực tiếp được 92 người. Qua đó, những thông tin cơ bản của 92 cựu sinh viên IBD về thực trạng việc làm như: công việc hiện tại, chức vự, khoảng mức lương cũng như mức độ hài lòng với công việc đã được thu thập đầy đủ. Từ đó, nhóm nghiên cứu có thể biểu diễn số liệu mang tính thống kê về thực trạng việc làm của các sinh viên IBD sau khi ra trường. Hơn thế nữa, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được những gợi ý về một mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh về mức độ hài lòng của sinh viên trong công việc và chỉ ra được mối quan hệ giữa những yếu tố đó, ví dụ như mức độ hài lòng về: lương, quan hệ với đồng nghiệp trong công việc, môi trường làm việc, cơ hội phát triển, các chính sách chung, v.v… Và cuối cùng, những đề xuất để nâng cao về mức độ hài lòng trong công việc cũng được nhóm nghiên cứu hoàn thiện.
Tuy nhiên, cũng có những công việc mà nhóm nghiên cứu chưa thể hoàn thành vì những yếu tố chủ quan cũng như khách quan. Đầu tiên, nhóm đặt mục tiêu điều tra được 130 trên tổng số 325 cựu sinh viên IBD. Nhưng do thời gian có hạn cũng như những khoảng cách về địa lý cũng như trong quá trình liên lạc, có những người đã thay đổi địa chỉ hay không hợp tác với nhóm nghiên cứu, nên nhóm đã không thể đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Ngoài ra, nghiên cứu của nhóm chưa thực sự chỉ ra được mối quan hệ ảnh hưởng giữa hoạt động – thành tích học tập, hoạt động với mức độ hài lòng như ban đầu đã đề ra. Những thiếu sót trên đến từ
sự quản lý thời gian chưa thực sự hợp lý của nhóm nên chưa thể khai thác triệt để được sự quan trọng và ý nghĩa của đề tài. Và cuối cùng, nhóm nghiên cứu bao gồm 4 thành viên là những sinh viên chưa tốt nghiệp Đại học, là những người chưa đi làm cũng như có kinh nghiệm với môi trường làm việc nên chưa thể có cái nhìn sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của việc làm.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu có những đề xuất cho những báo cáo tiếp theo với chủ đề nghiên cứu này. Thứ nhất, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ có thể điều tra được nhiều sinh viên hơn cho bài nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, trong những bài nghiên cứu trong tương lai, nhóm nghiên cứu mong muốn sẽ chỉ ra được mối quan hệ ảnh hưởng giữa hoạt động - thành tích học tập, hoạt động với mức độ hài lòng của sinh viên. Để thực hiện được những đề xuất này, việc quản lý thời gian một cách phù hợp hơn sẽ còn có thể giúp nhóm khai thác triệt để được tầm quan trọng mà đề tài nghiên cứu mang lại cho các sinh viên sắp ra trường. Và sau cùng, nhóm nghiên cứu hy vọng những người thực sự có hiểu biết và kinh nghiệm về môi trường công việc có thể sử dụng đề tài nghiên cứu này làm cơ sở nhằm phát triển một số nghiên cứu về vấn đề những yếu tố hài lòng của sinh viên sau khi ra trường.