Trong các yếu tố mà nhóm nghiên cứu tập trung điều tra thì mức lương là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng và mức độ quan trọng của công việc mà các cựu sinh viên IBD đang làm.
Tần suất Phần trăm Các mức Dưới 5 triệu 14 15,2
lương (VND) 5-10 triệu 29 31,5 10-15 triệu 23 25,0 Trên 15 triệu 11 12,0
Tổng 77 83,7
Tổng số 92 100,0
Bảng 19- Mức lương của các cựu sinh viên IBD (nguồn: nhóm nghiên cứu, 2014)
Nhìn vào bảng thống kê, ta có thể thấy các lựa chọn về mức lương được phân bố khá đồng đều. Với mức lương dưới 5 triệu đồng có 14 cựu sinh viên, tương ứng với 15% tổng số người trả lời. Mức lương từ 5-10 triệu chiếm đa số với 29 người, tương đương 32,5%. Có đến 23 cựu sinh viên kiếm được từ 10-15 triệu một tháng (25%) và 11 người hiện nay đang có mức thu nhập trên 15 triệu một tháng (12% tổng số). Bên cạnh đó, cũng có 15 kết quả chưa có mức thu nhập hoặc từ chối trả lời về mức lương của họ, ứng với 16,3% còn lại của dữ liệu thu được.
Theo những kết quả có được, nhìn chung các sinh viên IBD sau khi ra trường đều đã có những khoản thu nhập hằng tháng thông qua các công việc hoặc nghề nghiệp mà họ theo đuổi. Còn số ít những người chưa có việc làm hay không trả lời về câu hỏi này cũng sẽ là cơ sở để nghiên cứu có thể đi đến kết luận. Việc nhận định cũng như đưa ra ý kiến về việc phân bố mức lương như vậy sẽ được đưa ra qua các phương pháp đối chiếu lương với những yếu tố khác mà nhóm nghiên cứu đã thu thập.
Thu nhập theo các khóa
Các khóa Tổng
Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3 Khóa 4 Khóa 5 Mức lương Duới 5 triệu 0 0 0 5 9 14 5-10 triệu 4 5 4 9 7 29 10-15 triệu 6 2 8 4 3 23 Trên 15 triệu 7 2 0 1 1 11
Tổng số 17 9 12 19 20 77
Bảng 20- Phân tích mức lương theo từng khóa của các cựu sinh viên IBD (nguồn: nhóm nghiên cứu, 2014)
Nhìn vào bảng phía trên ta cũng có thể thấy sự phân bố của các mức lương theo từng khóa học. Đối với những khóa đã tốt nghiệp lâu năm như khóa 1 và khóa 2, ta có thể thấy rõ họ có những mức lương cao nhất ở thời điểm hiện tại. Điều đó cũng khá dễ hiểu khi sau khi ra trường được 5 năm và các cựu sinh viên đã có thêm kinh nghiệm và kĩ năng để làm việc và nhận được mức lương xứng đáng với mình. Hơn thế nữa, họ đang là những con người đang dần tự lập nên cuộc sống của riêng mình nên đến thời điểm này họ sẽ là những nhân tố có khả năng kiếm được mức lương cao cho sự nghiệp bản thân. Nhìn theo từ mức lương cao đến thấp dọc theo các khóa 1-5, ta dễ dàng nhìn ra được mức lương giảm dần theo chiều hướng đó. Càng về các khóa mới tốt nghiệp, các mức lương thấp càng nhiều người lựa chọn và ngược lại so với các khóa đã tốt nghiệp 3-5 năm. Tuy vậy, đối với số lượng tăng dần đều của các cựu sinh viên có mức lương cao 10-15 triệu hay trên 15 triệu như hiện tại thì rất có thể các khóa mới tốt nghiệp sẽ nhanh chóng bắt kịp với những người đi trước họ.
Thu nhập theo loại hình doanh nghiệp
Áp dụng câu hỏi về loại hình doanh nghiệp và so sánh chéo với mức lương mà cựu sinh viên nhận được hàng tháng, nhóm nghiên cứu đã cho ra được một biểu đồ thể hiện sự tương ứng giữa hai yếu tố này.
Hình 12- Phân tích loại hình doanh nghiệp và mức lương của các cựu sinh viên IBD (nguồn: nhóm nghiên cứu, 2014)
Như trên biểu đồ, ta có thể thấy số người có mức lương cao nhất tập trung nằm ở các công ty nước ngoài. Phân bố ở các công ty nhà nước và tư nhân là các mức lương có khoảng từ 5-10 và 10-15 triệu. Các công ty nước ngoài có khả năng chi trả cho nhân viên của họ với mức lương trên 15 triệu chiếm đến 7 người và mức lương từ 10-15 triệu là 13 người trong tổng số 92 người trả lời. Điều này cho thấy những công ty này thường có kinh tế ổn định và sẵn sàng chi trả hậu hĩnh cho
nhân viên, và đề cao yếu tố con người trong môi trường làm việc hiện nay. Điều này cho thấy những công ty nước ngoài là một môi trường làm việc chuyên nghiệp và có điều kiện để phát triển tốt cho sinh viên IBD.
Bên cạnh đó, có tới 12 người trả lời đang nhận được mức lương 10-15 triệu một tháng ngay tại các công ty nhà nước và họ vẫn đang làm việc. Có thể thấy với mức lương như thế này, nhiều cựu sinh viên vẫn cảm thấy phù hợp với mình và họ vẫn đang làm việc cho các công ty này. Điềm thu hút ở đây có thể không vì mức tiền cao như các công ty nước ngoài nhưng rất có thể là những yếu tố như quan hệ đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến, v…v.
So sánh kĩ hơn về nghề nghiệp của các cựu sinh viên đang làm việc tại các doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đã lập nên được bảng so sánh với yếu tố lương của họ.
Thu nhập theo vị trí công việc
Hình 13- Tổng hợp về vị trí công việc của các cựu sinh viên IBD (nguồn: nhóm nghiên cứu, 2014)
Rõ ràng và nổi bật nhất qua biểu đồ này là mức lương 5-10 triệu dồn vào những nhân viên của các công ty, tập đoàn. Điều này cho thấy nhiều công ty nhà nước cũng chi trả được như những công ty nước ngoài với mức lương này cho nhân viên của họ. Hơn thế nữa, có tới 4 người vẫn đang là nhân viên nhưng lương của họ lại hơn 15 triệu một tháng. Nó cho thấy rằng các cựu sinh viên IBD không cần quá lo về địa vị, chức vụ của họ mà họ vẫn đang tập trung kiếm thật nhiều lợi nhuận cho bản thân ở những vị trí phù hợp. Những chủ doanh nghiệp hay giám đốc điều hành hiện tại lại số ít mới có mức lương trên 15 triệu như các nhân viên ở các công ty. Tuy vậy, đó mới chỉ là thời điểm hiện tại nhưng rất có thể trong tương lai họ sẽ có những thành công của riêng mình. Có lẽ vì số lượng cựu sinh viên IBD hiện là các nhân viên trong các công ty khá cao (46 người trong tổng số 92 kết quả) nên con số về các mức lương cũng cao hơn các chức vụ còn lại. Mặc dù thế, các cấp độ cao hơn như trưởng nhóm, quản lí, v…v hiện tại cũng được phân bố với số
ít nhưng mức lương khá dàn đều qua các nhóm. Có thể nói trình độ lãnh đạo của các cựu sinh viên IBD hiện tại còn hạn chế nên thông số thu thập về vẫn còn khá ít. Nhưng khả năng cao trong tương lai họ sẽ hướng tới chức vụ trong công việc để tạo ra nhiều những yếu tố có lợi hơn cho sự nghiệp của mình.
Thu nhập trong tương quan với công việc liên quan đến ngành học
Về câu hỏi cho vấn đề việc làm có liên quan đến ngành các cựu sinh viên IBD đã từng học hay không, nhóm nghiên cứu đã thu được khá nhiều kết quả và đưa ra được so sánh chéo với vấn đề mức lương.
Liên quan tới ngành học
Tổng
Có Không
Mức lương Dưới 5 triệu 5 9 14
5-10 triệu 14 15 29
10-15 triệu 16 7 23
Trên 15 triệu 11 0 11
Tổng số 46 31 77
Bảng 21- Phân tích sự liên quan của ngành học và mức lương của các cựu sinh viên IBD (nguồn: nhóm nghiên cứu, 2014)
Theo như bảng số liệu cho thấy, số cựu sinh viên có mức lương cao nhất trên 15 triệu đều cho rằng ngành họ đã học tại IBD có liên quan tới những gì họ đang làm ở thời điểm hiện tại. Với mức từ 10-15 triệu cũng có đến 16 cựu sinh viên nghĩ như vậy và chỉ có 7 người không thấy công việc của họ liên quan đến ngành học. Tuy nhiên với mức từ 5-10 triệu, con số sinh viên chọn có và không liên quan ngành học của mình khá cân bằng giữa 14 và 15 người mỗi bên. Từ đó ta có thể thấy những cựu sinh viên IBD cho rằng ngành học của họ không liên quan đến những gì họ đang làm sẽ chỉ đạt được đến mức lương cao nhất là 15 triệu một tháng. Còn những sinh viên học tập hiệu quả và thu nạp được nhiều kiến thức tại IBD, họ sẽ có những mức lương vượt qua cả 15 triệu một tháng. Phát hiện này cho thấy một thực tế rằng hầu hết các CSV được làm công việc theo đúng chuyên
ngành mình đã học, sẽ có mức thu nhập hằng tháng cao hơn so với mức thu nhập của những người làm những công việc trái chuyên ngành.
Thu nhập với chuyên ngành hẹp
Yếu tố tiếp theo mà nhóm nghiên cứu sử dụng để so sánh chéo đó là về chuyên ngành mà các cựu sinh viên đã học để tìm thêm những mối liên hệ với mức lương họ nhận được.
Hình 14- Phân tích giữa thu nhập và chuyên ngành hẹp của các cựu sinh viên IBD (nguồn: nhóm nghiên cứu, 2014)
Từ biểu đồ ta có thể thấy mức lương dưới 5 triệu đồng thì có nhiều nhất là 6 cựu sinh viên chuyên ngành tài chính kế toán đang có được và theo sau đó là 5 cựu sinh viên chuyên ngành quản trị. Mức lương từ 5-10 triệu thì có sự tang đều đặn từ chuyên ngành marketing là 5 người, tài chính là 7 người, quản trị 8 người và nhiều nhất là ngành quản trị kiinh doanh chung với 9 người. Mức lương 10-15 triệu cũng tập trung nhiều nhất ở ngành tài chính và cuối cùng là mức trên 15 triệu lại nhiều nhất ở ngành quản trị kinh doanh chung. Qua đó ta có thể thấy các mức lương được phân bố khá đều ở các chuyên ngành và nó cho thấy rằng không có sự tập trung quá mạnh về mức lương cao tuyệt đối với một chuyên ngành nhất định. Trừ nhóm ngành có chỉ số hơi ít về các loại mức lương so với 3 ngành còn lại thì hầu như yếu tố này không gây trở ngại cho các cựu sinh viên đi làm và kiếm về thu nhập phù hợp với bản thân họ.
Thu nhập với thời gian làm việc
Tiếp theo đó, nhóm cũng đã tạo ra biểu đồ thể hiện khoảng thời gian trung bình mà cựu sinh viên làm với một công việc của họ để so sánh với mức lương họ nhận được. Qua đó đánh giá mức độ thu hút của các công việc thông qua yếu tố về thu nhập.
Hình 15- Phân tích mức độ thu hút công việc và thu nhập của các cựu sinh viên IBD (nguồn: nhóm nghiên cứu, 2014)
Từ biểu đồ, ta có thể dễ dàng thấy các mức lương cao từ 5 triệu cho đến hơn 15 triệu đều nghiêng nhiều nhất vào khoảng thời gian 9-12 tháng làm việc. Mức lương dưới 5 triệu nhiều nhất vào khung làm việc tầm 3 đến 6 tháng còn lại các khung thời gian khác hầu như rất ít. Tuy nhiên lại có tới 4 người chưa làm hết 1 tháng với mức lương 10-15 triệu mà họ đã không theo đuổi công việc của mình nữa. Điều này cho thấy có những yếu tố khác đã ảnh hưởng đến việc họ quyết định làm công việc với mức lương này trong thời gian dài hơn như môi trường làm việc, đồng nghiệp, cơ sở vật chất, v…v hoặc họ đã có được những cơ hội làm việc còn hơn thế nữa. Với khoảng thời gian từ 9-12 tháng và hơn, rất nhiều cựu sinh viên có thể kiếm cho mình mức lương cao, cụ thể là có đến 13 người nhận được mức 10-15 triệu và 7 người có mức trên 15 triệu. Bên cạnh đó mức lương từ 5-10 triệu cũng có đến 14 người gắn bó với công việc của họ lâu như vậy. Điều này thể hiện rằng các công việc của những người với mức lương này có sức hút lớn khiến họ thoải mái làm việc và gắn bó với công việc hơn. Tuy vậy, nhìn tổng thể ta có thể nói rằng mức lương cao cũng là một yếu tố thu hút các cựu sinh viên gắn bó với công việc họ đang làm.
Thu nhập với mức độ hài lòng trong công việc
Hình 16- Phân tích mức độ hài lòng của công việc và thu nhập của các cựu sinh viên IBD (nguồn: nhóm nghiên cứu, 2014)
Yếu tố cuối cùng liên quan tới mức lương mà nhóm muốn so sánh chính là sự hài lòng của các cựu sinh viên với công việc hiện tại họ đang làm.
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy khá rõ về sự phân bố mức độ hài lòng của các cựu sinh viên với mức lương họ nhận được. 3 mức chấm điểm 6, 7 và 8 cho công việc của mình đã được rất nhiều sinh viên nhận định và đây cũng là các mức có mức lương cao tập trung nhiều nhất. So sánh từ mức thấp dưới 5 triệu một tháng thì có tới 5 người chấm điểm 6 và 5 người chấm điểm 7 cho công việc của mình. Với mức 5-10 triệu thì cũng có 8 cựu sinh viên cho điểm 6 và 8 cựu sinh viên cho điểm 8 cho công việc họ đang làm. Mức lương 10-15 triệu cao nhất có đến 10
người chấm điểm 8 cho công việc đang theo đuổi và cuối cùng là mức trên 15 triệu nhiều nhất cũng có 5 người chấm 8 điểm cho công việc của họ. Với sự tập trung ở thang điểm 8, kèm với những nhận định trước đó trong báo cáo, có thể thấy các cựu sinh viên khá hài lòng với công việc của họ và thực sự lương là yếu tố quan trọng trong việc hài lòng với việc mà họ đang làm ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên không chỉ cứ lương càng cao lựa chọn về hài lòng trong công việc sẽ cao theo vì khi nhìn theo mức lương 10-15 triệu ta thấy được các điểm hài lòng 9 và 10 cũng vẫn có được sự lựa chọn của các cựu sinh viên trong khi mức trên 15 triệu không có ai chọn điểm 10 tuyệt đối và cũng chỉ có 2 người chọn mức điểm 9. Theo đó mức hài lòng của các cựu sinh viên sẽ vẫn còn những yếu tố khác ảnh hưởng đến họ khi đưa ra nhận định của mình về công việc đang theo đuổi.
Kết luận
Nhìn chung, Phần 3 của báo cáo đã cho biết được những thông tin quan trọng về thực trạng tổng quan của sinh viên IBD sau khi ra trường. Cụ thể hơn, những thông tin về loại hình doanh nghiệp và số liệu cụ thể cho từng loại hình (công ty nhà nước, công ty nước ngoài, công ty tư nhân, cơ quan hành chính sự nghiệp, công ty hộ gia đình và công ty liên doanh) đã được đưa ra và phân tích một cách kỹ lưỡng và chi tiết. Hơn thế nữa, trong phần này, nhóm nghiên cứu còn thống kế khái quát được về vị trí công việc của số những sinh viên hiện đã có việc làm và sự liên quan giữa những kiến thức chuyên ngành mà sinh viên được học khi còn ở môi trường Đại học và những áp dụng trong công việc hiện tại. Ngoài ra, số lượng việc làm mà những cựu sinh viên IBD đã từng trải qua cũng đã được mô tả một cách khái quát. Và cũng không kém phần quan trọng, thông tin về nguồn việc làm và thời gian làm việc với mỗi công việc cùng với mức thu nhập (lương) của các sinh viên IBD sau khi ra trường đã được nhóm nghiên cứu thu thập và phân tích một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
PHẦN 4: