Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề tỉnh bắc ninh đến năm 2020 (Trang 48)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phƣơng pháp thu thập dữ liệu tại bàn. Dữ liệu có đƣợc thông qua việc thống kê, ghi nhận thông tin có sẵn đƣợc cung cấp bởi các nguồn tài liệu có sẵn.Dữ liệu có đƣợc thông qua việc thống kê, ghi nhận thông tin có sẵn thông qua tìm hiểu sách, báo, tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu trƣớc đây và những số liệu đƣợc Hiệp hội các làng nghề Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh cung cấp (Cụ thể ở phần tài liệu tham khảo).

Ƣu điểm:

Dễ dàng, tiện lợi cho ngƣời nghiên cứu trong công tác thu thập thông tin. Những dữ liệu thu đƣợc bằng phƣơng pháp này là những thông tin có độ tin cậy cao do đã đƣợc thu thập bằng các phƣơng pháp khoa học đƣợc tập thể áp dụng thực hiện.

Nhƣợc điểm:

Thông tin đã đƣợc xử lý để phục vụ cho ngƣời thu thập trƣớc đó nên tính khách quan của thông tin ít nhiều bị giảm đi.

2.2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp đƣợc tác giả sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc nhất định.

Ƣu điểm :

Đây là phƣơng pháp điều tra dễ thực hiện, chi phí thấp và thông tin thu đƣợc dễ xử lý do đã đƣợc định hƣớng sẵn theo bản câu hỏi.

38

Nhƣợc điểm :

Tính hữu dụng của thông tin phụ thuộc rất nhiều vào việc lập phiếu điều tra (bảng câu hỏi) và trình độ nhận thức (sự hiểu biết) của đáp viên đối với câu hỏi.

Phƣơng pháp điều tra:

 Chọn điểm điều tra : Tiến hành điều tra trên địa bàn các xã thuộc tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là những huyện có nhiều làng nghề truyền thống nhƣ : Châu Khê, Từ Sơn, Đồng Quang, Phong Khê, Đại Bái…Trong các xã tác giả chọn làng nghề truyền thống đại diện cho xã, từ các làng chọn ra các cơ sở đại diện là hộ kinh doanh, DNVVN, HTX…

 Số mẫu điều tra :Trong 5 xã kể trên, mỗi xã tác giả chọn một làng nghề truyền thống đại diện cho xã, từ mỗi làng tác giả chọn 30 cơ sở kinh doanh đại diện cho xã. Tổng số mẫu điều tra là 150 phiếu. Kết hợp với phỏng vấn 10 doanh nghiệp lữ hành và 3 cán bộ quản lý nhà nƣớc.

 Tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát :

- Số lƣợng phiếu điều tra phát ra : 150 phiếu - Số lƣợng phiếu thu về : 140 phiếu

- Thời gian phát phiếu : 10/05/2015 – 15/05/2015

- Thời gian thu thập và xử lý dữ liệu : 20/05/2015– 20/07/2015

- Thời gian xử lý, tổng hợp các dữ liệu để đƣa vào báo cáo : 20/07/2015– 20/08/2015

39

Bằng phƣơng pháp này tác giả đã thu thập đƣợc những thông tin liên quan đến thực trạng công tác xây dựng chiến lƣợc marketing đối với hàng TCMN tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích xử lý thông tin

Phƣơng pháp phân tích xử lý thông tin là phƣơng pháp phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập đƣợc theo mục đích sử dụng. Thông qua sàng lọc, phân tích, xử lý chọn ra những thông tin phù hợp nhất phục vụ tốt nhất cho mục tiêu nghiên cứu và đánh giá vấn đề.

2.2.2.1 Phương pháp phân tích thống kê

Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của cá hiện tƣợng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lƣợng.Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tƣợng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tƣ liệu, lấy các phƣơng pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

Trong luận văn của mình, tác giả đã thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi rồi thống kê theo các tiêu chí trong bảng hỏi nhằm thấy rõ tình trạng tiêu thụ hiện tại của hàng TCMN tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh và tiến hành phân tích các cơ sở cho việc xây dựng chiến lƣợc Marketing cho các doanh nghiệp tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất chiến lƣợc Marketing có thể áp dụng.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh tổng hợp

Phƣơng pháp so sánh tổng hợp trong nghiên cứu khoa học là phƣơng pháp sử dụng số liệu nghiên cứu đƣợc của các mẫu điều tra so với nhau hoặc các chỉ số tƣơng đƣơng của tổng thể từ đó tổng hợp lại quá trình nghiên cứu.

So sánh có thể là so sánh giữa kết quả điều tra hoặc so sánh thực trạng giữa mẫu điều tra với chỉ tiêu tổng thể.

40

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC MARKETING ĐỐI VỚI HÀNG TCMN TẠI CÁC LÀNG NGHỀ

TỈNH BẮC NINH

3.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến sự phát triển của các làng nghề TCMN tại tỉnh Bắc Ninh phát triển của các làng nghề TCMN tại tỉnh Bắc Ninh

3.1.1 Về điều kiện tự nhiên

Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc Bộ. Bắc Ninh nằm các trung tâm HN 30 km về phía đông bắc. Phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dƣơng, phía nam giáp tỉnh Hƣng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Bắc Ninh nằm ở phía bắc của đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, đƣợc ngăn cách với vùng trung du miền núi phía bắc bởi hệ thống sông Cầu. Ngoài ra Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lƣới vận tải đƣờng thủy quan trọng, kết nối các địa phƣơng trong tỉnh và nối liền Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Bắc Ninh ở vị trí rất thuận lợi về giao thông đƣờng bộ và đƣờng không. Các tuyến đƣờng huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B; Quốc lộ 18; Quốc lộ 38; đƣờng sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội-Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thƣơng mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không

41

quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đƣờng quốc lộ đến mọi miền của đất nƣớc.Bắc Ninh là một trong những vùng quê “Địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa.

3.1.2 Về điều kiện kinh tế, xã hội

- Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, tỉnh Bắc Ninh đã chuẩn bị những tiền đề cần thiết để bƣớc vào thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020. Quá trình phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh đƣợc thể hiện rõ nét trong sự chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh nhằm khai thác có hiệu quả các thế mạnh của tỉnh. Nhờ vậy mà tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có chuyển biển rõ nét và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng: Kinh tế tăng trƣởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, năng lực kết cấu hạ tầng và đô thị đƣợc tăng cƣờng đáng kể, các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, an ninh, quốc phòng đƣợc củng cố và giữ vững. Đó là kết quả trên các mặt khác nhau của quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, bƣớc đầu hƣớng tới các mục tiêu của sự phát triển bền vững. Để đạt đƣợc các kết quả trên có sự đóng góp quan trọng của các làng nghề

Bảng 3.1. Tổng sản phẩm nội địa tỉnh Bắc Ninh

( theo giá so sánh năm 1994 ) Đơn vị : Triệu đồng

Năm Tổngsố Trongđó Nông-lâmnghiệp Côngnghiệp- xâydựng Dịchvụ 2007 12,212.1 2,176.3 8,075.2 1,960.6 2008 15,203.5 2,206.7 10,487.1 2,509.7 2009 19,509.3 2,216.3 14,153.3 3,139.6 2010 23,671.1 2,309.8 17,818.2 3,543.1 2011 29,646.0 2,437.4 23,037.7 4,170.9

42

2012 46,965.8 2,546.1 39,752.6 4,667.1

2013 54,593.1 2,959.5 46,208.4 5,425.1

2014 61,308.0 3,323.6 51,892.1 6,092.33

Nguồn : Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2014

Tính hết năm 2014, Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nƣớc, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng cao nhất cả nƣớc trong nhiều năm qua. Động lực cho tăng trƣởng công nghiệp của Bắc Ninh tập trung ở các doanh nghiệp công nghệ cao nhƣ SamSung, Canon, Nokia.Tính đến tháng 09/2014 tại tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm làng nghề.

3.2 Thực trạng marketing chiến lƣợc đối với hàng TCMN của các doanh nghiệp tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh nghiệp tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh

3.2.1 Phân tích các cơ hội thị trƣờng

3.2.1.1 Áp dụng tổng hợp các mô hình PEST, Five force để phân tích môi trường kinh doanh hàng TCMN tại Nhật Bản

Môi trường vĩ mô

Môi trƣờng kinh tế - dân cƣ của Nhật Bản

Năm 2013, nền kinh tế Nhật Bản tăng trƣởng mạnh hơn nhiều so với các năm trƣớc đây, chủ yếu nhờ chính sách kích thích kinh tế của thủ tƣớng Shinzo Abe. GDP quý I của nƣớc này tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trƣớc, tăng 1% so với quý IV/2012. Tăng trƣởng GDP quý II đạt 3,8% so với cùng kỳ năm trƣớc, tăng 0,9% so với quý I, do chi tiêu tiêu dùng tăng vƣợt mức mong đợi. Quý III/2013, kinh tế Nhật Bản vẫn tăng trƣởng dƣơng nhƣng tốc độ tăng chậm lại so với quý trƣớc. Tỷ lệ tăng trƣởng năm trong quý III đạt 1,9%, và tăng trƣởng 0,5% so với quý trƣớc. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trƣởng năm vẫn thấp hơn đáng kể so với 3,8% trong quý II, do xuất khẩu yếu và chi tiêu tiêu dùng chậm lại. Ông Arika Amari, Bộ trƣởng kinh tế tài chính ngày

43

14/11/2013 cho biết mặc đù tăng trƣởng GDP Quí III/2013 có suy giảm đôi chút, nhƣng kinh tế Nhật vẫn ổn định. Đây là quý tăng trƣởng dƣơng thứ 4 liên tiếp, đánh dấu là thời gian cải thiện tốt cho nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong vòng 3 năm trở lại đây.

Tính đến năm 2014 Nhật Bản là một nƣớc có nền kinh tế phát triển đứng thứ 3 trên thế giới.Tuy nhiên năm 2014 là một năm đầy biến động đối với quốc gia này. Sau khi đạt tốc độ tăng trƣởng mạnh trong Quý I/2014, nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ tăng trƣởng âm hai Quý liên tiếp và chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật. Đến nửa đầu năm 2015 kinh tế Nhật Bản đã dẫn hồi phục nhờ chi tiêu của các hộ gia đình và doanh nghiệp tăng dần lên. Theo các chuyên gia về kinh tế thì Nhật Bản còn tiếp tục tăng trƣởng ở mức cao trong thời gian tới.

Dân số Nhật Bản phân bố không đều, dân cƣ tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển, tới 49% dân số cả nƣớc sống ở các thành phố lớn nhƣ Tokyo, Osaka, Nagoya và một số thành phó lân cận, mật độ dân cƣ ở đây lên tới 1350 ngƣời/km2 trong khi ở đảo Hokkaido mật độ chỉ là 64 ngƣời/km2.Ngƣời Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, theo thống kê năm 2007 tuổi thọ của nữ giới là 88,99 và của nam giới 79,19.

Dân số Nhật Bản là có xu hƣớng già hóa, tỷ lệ ngƣời già trong dân cƣ ngày càng tăng, tỷ lệ dân cƣ từ 65 tuổi trở lên chiếm đến 19,2% năm 2005, so với năm 1995 là 15,7% trong khi đó tỷ lệ dân cƣ trong độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi năm 2005 là 66,9%, so với năm 1995 tỷ lệ này là 69%. Chính phủ Nhật Bản cho rằng tỷ lệ ngƣời cao tuổi này sẽ lên đến 40% trƣớc năm 2050.

Mức sống của ngƣời dân cao, theo báo cáo của IMF cho thấy GDP bình quân đầu ngƣời trong năm 2009 của Nhật Bản là 39.573 USD. Nhật Bản có chỉ số phát triển con ngƣời (HDI – Chỉ số đánh giá một cách tổng quát về sự phát triển con ngƣời và sự phát triển của quốc gia) xếp thứ 8 trong 10 nƣớc dẫn đầu thế giới và là nƣớc dẫn đầu ở Châu Á tính cho năm 2014. Chính vì

44

vậy ngƣời Nhật Bản thƣờng xuyên đi du lịch nƣớc ngoài và họ cũng rất quan tâm tới những sản phẩm có tính nghệ thuật cao nhƣ hàng TCMN. Đây hứa hẹn là một thị trƣờng nhập khẩu tiềm năng lớn đối với các làng nghề TCMN truyền thống của Bắc Ninh.

Đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản:

- Chi tiêu cho du lịch: Khách du lịch Nhật có khả năng chi trả cao. Họ thƣờng chi 3000 USD cho một tour du lịch, họ thƣờng chi nhiều cho dịch vụ lƣu trú và ăn uống.

- Họ có tính nhạy cảm và hiếu kỳ với văn hóa nƣớc ngoài. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hƣởng của các trào lƣu và xu hƣớng chính đang diễn ra. Tính hiếu kỳ và cầu tiến của ngƣời Nhật là động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nƣớc tiên tiến.

- Ngƣời Nhật Bản khá khó tính và có những yêu cầu khắt khe đối với các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là hàng TCMN. Họ luôn quan tâm đến 3 yếu tố: nguyên liệu sản xuất, phƣơng pháp tạo ra sản phẩm và yếu tố truyền thống trong từng sản phẩm.

- Thích những nơi có thiên nhiên hùng vĩ, núi cao, bãi biển trải dài nơi có thể tắm quanh năm.

- Thích những nơi có bề dày văn hóa lịch sử, họ muốn tìm hiểu và nghiên cứu về nó. Làng nghề là địa điểm yêu thích của khách du lịch Nhật Bản.

- Thích ăn uống: Nguời Nhật thƣờng thích các city tour quanh Hà Nội nơi có nhiều đặc sản.

- Ngƣời Nhật đặc biệt thích mua sắm, nhất là phụ nữ. Đã đi du lịch chắc chắn họ sẽ mua quà lƣu niệm về cho ngƣời thân. Đó chính là một phong tục tập quán của họ.

Môi trƣờng chính trị và pháp luật

Nền chính trị Nhật Bản đƣợc thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị).

45

Theo Hiến pháp Nhật Bản, Nhật Hoàng là biểu tƣợng của một quốc gia và sự thống nhất dân tộc. Nhật Hoàng không có quyền lực đối với Chính phủ, Hoàng gia Nhật Bản tồn tại từ nhiều thế kỷ trƣớc. Đây là triều đại lâu nhất là liên tục trên thế giới.

Quốc hội: Là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Quốc hội có 2 viện là Thƣợng nghị viên và Hạ nghị viện, trong đó Hạ nghị viện có thẩm quyền hơn Thƣợng nghị viện, nghị sỹ của cả 2 nghị viện đều do dân bầu ra.

Đảng phái chính trị: Ngày nay Nhật Bản có 5 đảng phái chính là đảng Dân Chủ Tự Do, đảng Dân Chủ Xã Hội, đảng Công Minh, đảng Cộng Sản và Đảng Dân Xã. Đảng Dân Chủ Tự Do (LDP) là đảng chính trị quan trọng nhất, đƣợc thành lập vào năm 1955 do sự sát nhập của 2 Đảng phái đƣợc tổ chức sau Thế Chiến Thứ Hai, Đảng này chiếm 274 ghế Hạ viện và 106 ghế Thƣợng viện của Quốc Hội năm 2012.

Quan hệ quốc tế: Hiến pháp hiện tại của Nhật không cho phép nƣớc này

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề tỉnh bắc ninh đến năm 2020 (Trang 48)