Kết quả của cuộc điều tra nói trên cho thấy có đến 75,4% số đơn vị / cơ sở làm hàng TCMN tại Bắc Ninh thƣờng không thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng (thƣờng phải qua trung gian hoặc các công ty TM / XNK) và họ cho rằng đây là một trong những khó khăn chính gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh.Nhìn chung, đối với thị trƣờng tiêu thụ hàng TCMN Bắc Ninh
72
nói riêng và Việt Nam nói chung, quá trình đƣa sản phẩm TCMN từ khi đƣợc sản xuất ra đến tay ngƣời dùng cuối cùng ở nƣớc ngoài liên quan đến khá nhiều bên trung gian. Nếu tính cả các bên trung gian tham gia cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm để sản xuất sản phẩm hoàn thiện thì sẽ là rất nhiều. Sự can thiệp của ngƣời trung gian làm kênh tiêu thụ trở nên phức tạp, đặc biệt là ở các vùng nông thôn nhƣng các bên trung gian cũng có vai trò khá quan trọng trong việc đảm bảo kênh phân phối sản phẩm ổn định ở các vùng còn thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản cần thiết cho việc thông tin liên lạc hiện đại. Yêu cầu liên lạc giữa các đơn vị sản xuất và các đơn vị kinh doanh thƣơng mại không chỉ giới hạn trong vấn đề thông tin liên lạc (luồng thông tin) mà còn bao gồm cả hệ thống tài chính hoặc ngân hàng (luồng tiền).
Tuy nhiên, bên trung gian môi giới thƣờng có quy mô hoạt động nhỏ và không đƣợc tổ chức chặt chẽ khiến kênh tiêu thụ trở nên phức tạp. Do có nhiều trung gian tham gia, chi phí tăng lên rất nhiều và làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm về mặt giá cả. Trên thị trƣờng, tình trạng cạnh tranh về giá ngày càng trở nên khốc liệt, dẫn đến số lƣợng các bên trung gian thƣờng tỷ lệ nghịch với khoản thu nhập của các đơn vị sản xuất thủ công. Càng có nhiều trung gian tham gia trong kênh tiêu thụ thì thu nhập trực tiếp từ các đơn vị sản xuất hàng TCMN sẽ giảm xuống. Nói cách khác, để tăng thu nhập cho các đơn vị sản xuất hàng TCMN, cần tổ chức kênh phân phối hợp lý để hạ chi phí, tăng lợi nhuận.
Tác giả tổng hợp thực trạng kênh phân phối hàng TCMN đối với thị trƣờng trong nƣớc theo mô hình sau:
73
Hình 3.6. Thực trạng kênh phân phối đối với thị trƣờng trong nƣớc tại các làng nghề TCMN tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả
Nhìn chung, kênh phân phối ngắn sẽ hiệu quả, cạnh tranh tốt và sức phân phối lớn hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là đa số các cơ sở sản xuất tại làng nghề Bắc Ninh còn nhỏ và yếu về năng lực kinh doanh, do vậy những cơ sở nhỏ lẻ này vẫn rất cần thƣơng nhân bao tiêu, thƣơng nhân thu gom ... để giúp họ tiêu thụ đƣợc sản phẩm làm ra. Một số cơ sở sản xuất quy mô vừa và lớn đã xuất hiện và đã có đủ năng lực để trực tiếp phân phối sản phẩm qua các cửa hàng bán lẻ tới ngƣời tiêu dùng.
Thực trạng quá trình đƣa hàng TCMN đến ngƣời mua ở nƣớc ngoài đƣợc tác giả tổng hợp nhƣ mô hình dƣới đây:
Ngƣời tiêu dùng cuối cùng Các cơ sở sản xuất ở làng nghề Hệ thống cửa hàng bán buôn / bán lẻ Cửa hàng bán lẻ Thƣơng nhân bao tiêu SP tại chỗ DN đầu mối phát luồng bán buôn Các DN thƣơng mại Các thƣơng nhân vệ tinh 3 2 1 Các thƣơng nhân thu mua gom Các cửa hàng bán lẻ
74
Hình 3.7.Thực trạng quá trình đưa hàng TCMN đến người mua ở nước ngoài
Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả
Thực trạng quá trình đƣa hàng TCMN đến ngƣời mua ở nƣớc ngoài theo hình 3-7 cho thấy có những kênh phân phối quá dài (quá nhiều cấp trung gian), điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng TCMN của Bắc Ninh trên thị trƣờng nƣớc ngoài, trong khi hiệu quả lợi nhuận đối với ngƣời sản xuất cũng sẽ rất thấp. Tuy nhiên, kênh phân phối dài cũng chứng tỏ kinh doanh hàng TCMN hiện đang có hiệu quả nên mới có thể bảo đảm cho nhiều trung gian tồn tại. Tƣơng tự nhƣ phân tích ở phần thực trạng kênh phân phối đối với thị trƣờng trong nƣớc, quy mô nhỏ lẻ và năng lực kinh doanh yếu kém của các cơ sở sản xuất hàng TCMN tại làng nghề Bắc là nguyên nhân chủ yếu khiến họ phải dựa vào các trung gian để đƣa đƣợc sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng ở nƣớc ngoài.