Phƣơng pháp định giá phổ biến đối với hàng TCMN của các làng nghề tại Bắc Ninh là dựa trên chi phí sản xuất, lƣu thông phân phối và cộng thêm lợi nhuận vào tổng chi phí (có đến 82,4% doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra áp dụng phƣơng pháp này). Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng phổ biến vì các doanh nghiệp TCMN không có khả năng và điều kiện tiếp cận đƣợc với các
71
thông tin thƣờng xuyên đƣợc cập nhật về thời giá thị trƣờng của các sản phẩm cùng loại, các sản phẩm cạnh tranh. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất hàng TCMN còn chƣa có nhận thức và quan niệm rõ ràng và đúng đắn về các đối thủ cạnh tranh và sản phẩm cạnh tranh (là những doanh nghiệp, sản phẩm của các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, vv... thay vì nhìn nhận sự cạnh tranh chỉ bó hẹp giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với nhau). Trong nhiều trƣờng hợp, việc định giá bán sản phẩm theo phƣơng thức trên tỏ ra không chính xác và phù hợp, giá bán sản phẩm quá thấp, trong khi các nhà phân phối, các thƣơng nhân ở trong nƣớc và nƣớc ngoài có thể thu về một mức lợi nhuận quá lớn (sản phẩm khi đến tay ngƣời dùng trực tiếp ở nƣớc ngoài có thể có mức giá cao gấp 10 lần mức giá bán ra của nhà sản xuất ở Việt Nam).
Phƣơng pháp định giá dựa trên chi phí nói trên chỉ phù hợp với định hƣớng gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Đối với định hƣớng sản xuất sản phẩm nguyên gốc theo thiết kế của nghệ nhân Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn còn khá lúng túng trong khâu định giá. 37,9% số doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra xác định giá bán căn cứ vào giá các sản phẩm cùng loại tƣơng đƣơng trên thị trƣờng, 45,4% căn cứ vào mức độ hấp dẫn của sản phẩm đối với khách mua hàng (càng nhiều ngƣời hỏi mua thì càng nâng giá lên cao), 29,6% định giá bán cao đối với mẫu sản phẩm mới, giá bán giảm dần theo thời gian sản phẩm đó có mặt trên thị trƣờng và 35,2% áp dụng giá bán khác nhau đối với từng đối tƣợng khách hàng khác nhau.