PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 34)

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các các cơ quan Nhà nước như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ, Cục Thuế thành phố Cần Thơ và các tạp chí, website có liên quan

như: http://chinhphu.vn; http://sokhdt.cantho.gov.vn; http:// http://www.gso.gov.vn; http://business.gov.vn.

3.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Được thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Số liệu được thu thập thông qua cuộc điều tra phỏng vấn trực tiếp 206 DNNVV đang hoạt động được chọn vào thời điểm tháng 01 đến tháng 4 năm 2015 bằng phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn gồm 20 câu hỏi.

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.2.1 Đối với mục tiêu 1

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần suất để mô tả các đặc điểm của doanh nghiệp, nhu cầu vay vốn và phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp.

a) Phương pháp so sánh số liệu

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.

+ So sánh tuyệt đối: dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

Giá trị so sánh = Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích – Trị số chỉ tiêu cơ sở

+ So sánh tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu.

% 100 phân tích× = gèc kú u tiª chØ sè TrÞ kú u tiª chØ sè TrÞ (%) s¸nh so trÞ Gi¸

b) Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một

cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, thống kê mô tả sử dụng các phương pháp lập bảng, biểu đồ và các phương pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu, nêu bật những thông tin cần tìm hiểu.

Bên cạnh đó, phương pháp được sử dụng để tính giá trị số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất về thông tin tổng quát của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp và xây dựng tại thành phố Cần Thơ.

3.2.2.2 Đối với mục tiêu 2

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đề tài được sử dụng mô hình Probit và Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của các DNNVV.

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả đưa các biến độc lập về số năm hoạt động của doanh nghiệp; lĩnh vực kinh doanh; trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp; kinh nghiệm quản lý; suất sinh lời ROE; quy mô doanh nghiệp; tỷ lệ đòn cân nợ và mối quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng của các doanh nghiệp vào mô hình nghiên cứu để đánh giá sự ảnh hưởng của các biến độc lập này đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Mô hình Probit1: ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc như là một hàm số của các biến độc lập. Mô hình hồi quy có dạng:

i k j ij i i X u y = +∑ + =1 0 * β β

Trong đóyi* chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả yi được khai báo như sau:

- yi là biến số đo lường khả năng tiếp cận theo 02 khả năng là DNNVV tiếp cận được vay vốn ngân hàng (nhận giá trị 1) và DNNVV không tiếp cận được vốn vay ngân hàng (nhận giá trị 0).

- xi là các biến số có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV.

Mô hình Tobit2: nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa mức độ biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập. Mô hình Tobit được trình bày như sau:

     ≤ > + + = = 0 y khi 0 0 y khi u X y * i * i i i *i α β yi Trong đó:

yi : lượng vốn vay mà các DNNVV nhận được từ các tổ chức tín dụng. xi: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các DNNVV.

Mô hình Tobit được sử dụng để phân tích trong lý thuyết kinh tế lượng lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học James Tobin năm 1958. Nó còn được gọi là mô hình hồi qui chuẩn được kiểm duyệt hoặc mô hình hồi qui có biến phụ thuộc bị chặn.

Bảng 3.3: Diễn giải các biến độc lập kỳ vọng của mô hình

Biến độc lập Diễn giải

Dấu kỳ vọng mô hình Probit Dấu kỳ vọng hình Tobit

(X1) TUOIDN Số năm hoạt động của doanh nghiệp. Đơn vị tính: Số năm + + (X2) NGANHKD

Biến giả. X2 = 1 nếu là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ;

X2 = 0 nếu là lĩnh vực khác

+ +

(X3) HOCVAN

Biến giả. X3 = 1 nếu chủ doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên;

X3 = 0 nếu trường hợp khác

+ +

(X4) KINHNGHIEM

Biến giả. Số năm làm quản lý của người quản lý doanh nghiệp.

Đơn vị tính: Số năm

+ +

(X5) ROE

Tỷ lệ giữa lợi nhuận

và doanh thu thuần của doanh nghiệp.

Đơn vị tính: Thập phân + +

(X6) QUYMO Biến giả. X6 = 1 nếu là doanh nghiệp siêu vừa, X6 = 0 nếu là doanh nghiệp nhỏ và

+ +

Biến độc lập Diễn giải Dấu kỳ vọng mô hình Probit Dấu kỳ vọng hình Tobit

doanh nghiệp siêu nhỏ

(X7) TYLENO Tỷ số giữa vốn vay so với nguồn vốn của

doanh nghiệp. Đơn vị tính: Thập phân - -

(X8) SONAMQHNV Thời gian doanh nghiệp giao dịch với

ngân hàng. Đơn vị tính: Số năm + +

(X9) MUCDICHVAY

Biến giả. X9 = 1 nếu mục đích vay vốn bổ sung vốn lưu động kinh doanh, X9 = 0 nếu mục đích khác vay vốn

+ +

(X10) TSTC

Biến giả.

X10 = 1 nếu vay có tài sản thế chấp,

X10 = 0 nếu không có tài sản thế chấp + +

3.2.2.3 Đối với mục tiêu 3

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng quan, thống kê suy luận dựa vào các kết quả đạt được ở các phần trên để đánh giá tình hình và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng cho các DNNVV.

Tóm lại, nghiên cứu này được sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập được từ các cơ quan Nhà nước về thực trạng DNNVV, các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Và sử dụng phần mềm Stata, phần mềm excel để hỗ trợ cho việc phân tích số liệu sơ cấp thu thập được từ việc phỏng vấn 206 DNNVV bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.

Chương 4

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chương này trình bày thực trạng DNNVV và Ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng như tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013. Cụ thể như sau:

4.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.1.1 Vị trí địa lý 4.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước được thành lập trên cơ sở tách từ tỉnh Cần Thơ cũ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XI) và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ. Thành phố Cần Thơ ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên là 1.389,6 km2, chiếm 3,49% diện tích vùng ĐBSCL, dân số 1.220.160 người. Thành phố Cần Thơ gồm 5 quận: quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy, quận Cái Răng, quận Ô Môn, quận Thốt Nốt và 4 huyện: huyện Cờ Đỏ, huyện Phong Điền, huyện Thới Lai, huyện Vĩnh Thạnh.

Trung tâm thành phố Cần Thơ đặt tại quận Ninh Kiều, là nơi tập trung các cơ quan Trung ương, cơ quan Đảng, đoàn thể, trụ sở các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các cơ sở quan trọng về thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải, giáo dục, văn hóa - thể dục thể thao, an ninh, quốc phòng và khu dân cư đô thị.

Trong kế hoạch phát triển vùng ĐBSCL, xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố Đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông. Đồng thời xây dựng thành phố trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế và là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL và của cả nước là một trong những mục tiêu quan trọng.

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu chung của vùng ĐBSCL với các đặc điểm: nền nhiệt dồi dào, biên độ dao động giữa ngày và đêm nhỏ, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô thuận lợi cho phát triển công, nông nghiệp, dịch vụ - du lịch. Hệ thống sông ngòi của thành phố Cần Thơ có tổng chiều dài dòng chảy là 3.405 km với mật độ sông rạch 1,80 km/km2. Sông Hậu chảy qua trên 55 km chiều dài địa bàn thành phố, các kênh rạch khác gồm 03 nhóm: các kênh rạch chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau, các kênh song song với sông Hậu và các sông rạch tự nhiên chịu ảnh hưởng triều cường. Vào mùa lũ (từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm), địa bàn thành phố Cần Thơ chịu ảnh hưởng của dòng lũ từ sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên, trong đó khoảng 87.800 - 88.400 ha ngập trung bình (50 - 100 cm), nhưng ảnh hưởng triều cường vẫn rõ nét. Với đặc điểm này thành phố Cần Thơ có lợi thế để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, vận tải sông và du lịch sông nước. Địa hình được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long. Về thổ nhưỡng có 02 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (84% diện tích tự nhiên) và nhóm đất phèn (16% diện tích tự nhiên).

4.1.2 Kinh tế, xã hội3

Trong năm 2013, tình hình kinh tế, xã hội thành phố Cần Thơ tiếp tục phát triển và đạt kết quả tốt, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 là 11,6%, tổng giá trị tăng thêm năm 2013 đạt 62.600 tỷ đồng tăng gần 3,50 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng giá trị tăng thêm trên 18.000 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2004 - 2013 đạt 14,5%/năm. Trong đó: khu vực nông nghiệp - thủy sản tăng 2,86%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 17,2% và khu vực dịch vụ tăng bình quân 17,5%.

GDP bình quân đầu người tăng từ 10,3 triệu đồng năm 2004 lên 62,9 triệu đồng năm 2013, tương đương 2.989 USD, tăng trên 6 lần so với năm 2004.

Giá trị công nghiệp năm 2013 đạt gần 87.000 tỷ đồng, tăng 7,50 lần so với năm 2004 (năm 2004 giá trị công nghiệp 11.520 triệu đồng); bình quân giai đoạn 2004- 2013 tăng 17,3%/năm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ năm 2013 đạt gần 62.000 tỷ đồng, tăng 7,40 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ đạt 8.343 tỷ đồng); bình quân giai đoạn 2004 - 2013 tăng 24,8%/năm.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2013 đạt 1,50 tỷ USD tăng 4,70 lần so với năm 2004 (năm 2004 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ đạt 318 triệu USD); bình quân giai đoạn 2004 - 2013 tăng 19,6%/năm.

Thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 đạt gần 11.000 tỷ đồng, vượt 24,5% kế hoạch, tăng gấp 5 lần so với năm 2004 (năm 2004 thu ngân sách trên địa bàn 2.202 tỷ đồng). Thành phố Cần Thơ là địa phương duy nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long điều tiết ngân sách về Trung ương.

Trên địa bàn thành phố có 50 tổ chức tín dụng (so với năm 2004 là 25) với 227 địa điểm có giao dịch, tổng vốn huy động năm 2013 là 37.435.380 triệu đồng; tổng dư nợ cho vay trên địa bàn là 43.745.650 triệu đồng, nợ xấu dưới mức cho phép, tăng trên 20 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng dư nợ cho vay đạt 2.365 tỷ đồng).

Tiếp đón phục vụ 1,25 triệu khách du lịch lưu trú, doanh thu đạt gần 1.000 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với năm 2004 (doanh thu năm 2004 là 189 tỷ đồng). Tổng số lượt khách lưu trú tăng bình quân 13,4%/năm; trong đó, khách quốc tế tăng bình quân 10,9%, khách trong nước tăng bình quân 14%/năm; doanh thu tăng bình quân 20,1%/năm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 đạt 36.124 tỷ đồng, tăng gần 9 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng vốn đầu tư toàn xã hội 4.089 tỷ đồng). Tỷ lệ vốn đầu tư trên tổng GDP bình quân đạt 51,4%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 28,2%. Tổng số dự án đầu tư vào các KCN đến năm 2013 là 208 dự án, tăng 110 dự án so với năm 2004, với tổng vốn đầu tư 1,85 tỷ USD (tăng 1,66 tỷ USD so năm 2004). Tổng số dự án nước ngoài đầu tư vào thành phố năm 2013 là 59 dự án, tổng vốn đăng ký là 885 triệu USD, tăng gần 5,60 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng vốn đăng ký 157 triệu USD).

Kết cấu hạ tầng của thành phố được đầu tư phát triển khá đồng bộ, bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của thành phố, góp phần để thành phố Cần Thơ được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Nhiều công trình quan trọng cấp vùng đã được đầu tư như công trình cầu Cần Thơ, Cảng Cái Cui, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, nhiều tuyến giao thông được đầu tư mới, nâng cấp mở rộng và đưa vào sử dụng như tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn, Quốc lộ 91B, Quốc lộ 61B, đường Võ Văn Kiệt, đường Nguyễn Văn Cừ. Nhiều công trình, dự án phát triển kinh tế quan trọng được đầu tư, đưa vào sử dụng như tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Ô Môn, hệ thống các siêu thị được đầu tư hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu không chỉ cho thành phố Cần Thơ mà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Metro Cash&Carry, Co- opmart, Vinatex, Maximart, Big C, Nguyễn Kim. Bộ mặt đô thị thành phố từng bước được cải tạo, nâng cấp.

Đánh giá tình hình kinh tế, xã hội thành phố tiếp tục phát triển trong điều kiện khó khăn chung của cả nước. Sản xuất công nghiệp được duy trì sự tăng trưởng, thương mại - dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá, chỉ số giá cả luôn thấp hơn bình quân của cả nước, sản xuất nông nghiệp từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Thực hiện tốt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; sắp xếp, cắt giảm, điều chỉnh đầu tư công, tiết kiệm chi thường xuyên; tăng cường quản lý, sử dụng giải ngân nhanh các nguồn vốn đầu tư, thực hành tiết kiệm. Công tác thu ngân sách đạt

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 34)