Như đã phân tích ở các chương trước, mối quan hệ nghiên vụ và quan hệ xã hội kém đã làm cho mức độ tin cậy của ngân hàng đối với các DNNVV còn rất hạn chế. Vì vậy, để có thể tiếp cận tốt hơn các ngân hàng thì các DNNVV cần phát triển mạnh hơn nữa mối quan hệ nghiệp vụ và xã hội với ngân hàng như tăng cường hoạt động thanh toán thông quan ngân hàng, luôn có tinh thần hợp tác và giữ uy tín đối với ngân hàng, tăng cường mối quan hệ với cộng đồng các doanh nghiệp. Đồng thời, thông quan việc quan hệ với các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các DNNVV có thể trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau, tìm hiểu rõ hơn về các hình thức tín dụng ngân hàng và khả năng thích ứng của mỗi DNNVV với từng hình thức, qua đó có thể giúp giải quyết phần nào những khó khăn trên của doanh nghiệp khi tham gia vay vốn ngân hàng.
Bên cạnh hoạt động cung cấp nguồn vốn tín dụng, các ngân hàng cần tăng cười và nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ phi tài chính về tín dụng đối với DNNVV như tư vấn cho DNNVV về cách quản lý, cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đạt giá trị kinh doanh cao; từ đó nâng cao khả năng trả nợ vay cho ngân hàng của DNNVV.
Như vậy, từ các kết quả đã phân tích từ chương 4 và chương 5; chương này đã đề xuất một số giải pháp về phía DNNVV và về phía NHTM cũng như tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn, giải quyết nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Chương 7
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Mục đích của chương 7 là tóm tắt các kết quả chính; đưa ra kết luận từ nghiên cứu; đồng thời đề xuát một số các kiến nghị và đưa ra các hạn chế của đề tài. Chương này gồm ba phần (i) kết luận, (ii) kiến nghị, (iii) các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
7.1 KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động các nguồn lực xã hộ tham gia vào quá trình đầu tư phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, các DNNVV vẫn còn gặp khó khăn về nhiều mặt trong quá trình sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là vấn đề về vốn. Nhưng thực tế, các DNNVV của cả nước nói chung và các DNNVV tại thành phố Cần Thơ nói riêng hiện vân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, từ đó phần nào sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNNVV.
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn vay của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bằng phương pháp thống kê mô tả và sử dụng các mô hình kinh tế lượng như mô hình Tobit, mô hình probit nhằm đánh giá thực trạng và trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được để đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng vay vốn từ ngân hàng của DNNVV. Qua việc tìm hiểu và phân tích về thực trạng vay vốn, khả năng tiếp cận vốn và lượng vốn vay của DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đề tài rút ra được một số kết luận như sau:
- Trong tổng thể nghiên cứu có 79,61% số DNNVV có khả năng vay vốn ngân hàng, trong đó các DNNVV vay từ các tổ chức tín dụng gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Thương mại Cỏ phần Ngoại thương, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương;
- Kết quả mô hình Probit cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV gồm các yếu tố: kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp, thời gian phát sinh quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, tỷ số sinh lời ROE, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp, mục đích vay vốn của doanh nghiệp và tài sản thế chấp;
- Kết quả mô hình Tobit cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức là kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp, thời gian phát sinh quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, quy mô của doanh nghiệp, tỷ số sinh lời ROE, mục đích vay vốn của doanh nghiệp và tài sản thế chấp.