Tình hình dư nợ cho vay của các ngân hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 53 - 56)

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

4.3.3.1 Dư nợ cho vay phân theo thời gian vay

Dư nợ cho vay phân theo thời gian vay gồm có dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay trung, dài hạn. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ cho vay trung, dài hạn.

Bảng 4.7: Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng dư nợ cho vay 40.716.352 42.436.207 43.745.650 + Dư nợ cho vay ngắn hạn 31.918.428 32.196.242 31.752.903 + Dư nợ cho vay trung và dài hạn 8.797.924 10.239.965 11.992.747 Tỷ trọng vay ngắn hạn trên tổng

dư nợ (%) 78,4 75,9 72,6

Dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng tăng đều qua các năm và chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, chiếm trên 70% dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng thấp.

Như vậy, nhìn chung, nguồn vốn cho vay từ các ngân hàng chỉ đáp ứng nhu cầu tài trợ vốn ngắn hạn mà chưa giải quyết được nhu cầu vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp.

4.3.3.2 Dư nợ cho vay phân theo khối ngân hàng

Dư nợ cho vay phân theo khối ngân hàng gồm có khối ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần.

Bảng 4.8: Tình hình dư nợ cho vay phân theo khối ngân hàng

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng dư nợ cho vay 40.716.352 42.436.207 43.745.650 Dư nợ khối NHTMNN 17.089.847 18.956.740 21.426.763 Dư nợ khối NHTMCP 23.626.505 23.479.467 22.318.887

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ

Dư nợ cho vay khối ngân hàng thương mại cổ phần luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với khối ngân hàng thương mại nhà nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, khối ngân hàng thương mại nhà nước có dư nợ cho vay tăng đều qua các năm còn khối ngân hàng thương mại cổ phần dư nợ cho vay giảm dần đều. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này nên khách hàng đặt lòng tin vào khối ngân hàng thương mại nhà nước nhiều hơn so với khối ngân hàng thương mại cổ phần nên làm cho dự nợ cho vay ngân hàng nhà nước ngày càng gia tăng.

Tuy số lượng DNNVV ngành thương mại, dịch vụ chiếm đến 67,6% tổng số DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhưng dư nợ cho vay so với ngành công nghiệp, xây dựng lại xấp xỉ nhau.

Hình 4.4: Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ

Dựa vào hình 4.4 có thể thấy được, dư nợ ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là thấp nhất vì có số doanh nghiệp ít hơn so với hai ngành còn lại, chỉ chiếm khoảng 15% so với tổng dư nợ. Ngành công nghiệp, xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ có dư nợ xấp xỉ nhau (khoảng 40%) vì đa phần DN ngành thương mại, dịch vụ là những DN có quy mô siêu nhỏ, thiếu tài sản thế chấp khó tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, còn các DN ngành công nghiệp, xây dựng thì số lượng DN quy mô nhỏ và vừa nhiều hơn có lợi thế về tài sản cố định do đó dễ tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng hơn.

4.3.3.4 Dư nợ cho vay phân theo loại hình kinh tế

Dư nợ cho vay phân theo loại hình kinh tế chia thành ba nhóm là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ

Qua hình 4.5 cho thấy dư nợ DN ngoài nhà nước luôn chiếm trên 85% tổng dư nợ cho vay và tăng dần đều qua các năm. Bên cạnh đó, DN nhà nước chiếm khoảng 10% tổng dư nợ cho vay, còn DN có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ chiếm khoảng 1% tổng dư nợ cho vay.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 53 - 56)