Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của DNNVV trên

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 63 - 69)

địa bàn thành phố Cần Thơ

sử dụng mô hình tobit với phần mềm Stata. Kết quả ước lượng mô hình Tobit được trình bày cụ thể trong Bảng 5.4 như sau:

Bảng 5.4: Kết quả ước lượng mô hình Tobit

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng Stata

*, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Như đã trình bày, mỗi tổ chức tín dụng sử dụng các tiêu chí riêng để đánh giá khách hang doanh nghiệp. Rõ ràng những tiêu chí được hầu hết các ngân hàng sử dụng như Kinh nghiệm người quản lý doanh nghiệp, Thời gian phát sinh quan hệ nghiệp vụ với doanh nghiệp, Tỷ số sinh lời ROE, Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp, Mục đích vay vốn của doanh nghiệp và Tài sản thế chấp) đóng vai trò quan trọng nhất định trong khả năng vay vốn từ ngân hang của DNNVV. Tuy nhiên, mức tín dụng cung ứng lại phụ thuộc vào mức đánh giá về tầm quan trọng của các tiêu chí này.

STT Biến độc lập Hệ số (β) P > |z| 1 tuoidn 0,1216 0,609 2 nganhkd 0,0360 0,970 3 hocvan -0,4239 0,745 4 kinhnghiem 0,3346 0,012** 5 sonamqhnv 0,3061 0,088* 6 quymo 2,9493 0,006** 7 roe 4,1053 0,000*** 8 tyleno 2,3750 0,172 9 mucdichvay 3,3118 0,000*** 10 tstc 6,1995 0,000*** 11 _cons -9,1976 0,000*** 11 Số quan sát 164 12 Log-likelihood -794,173 13 χ2 90,62 14 Pr > χ2 0,000

Kết quả phân tích ở bảng 5.4 ta thấy có 5 biến độc lập là: kinh nghiệm, thời gian phát sinh quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, quy mô của doanh nghiệp, tỷ số sinh lời ROE, mục đích vay vốn của doanh nghiệp và tài sản thế chấp, có ý nghĩa thống kê. Chi tiết về mối quan hệ giữa những biến độc lập này với biến phụ thuộc được giải thích như sau:

a) Kinh nghiệm: Kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp là một biến độc lập có tương quan tỷ lệ thuận với lượng vốn vay ngân hàng đồng ý cho DNNVV vay, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Cụ thể, khi các yếu tố khác không đổi nếu người quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm quản lý tăng thêm 1 năm thì số vốn vay doanh nghiệp nhận được từ ngân hàng sẽ tăng lên khoảng 0,335 tỷ đồng. Kết quả này hoàn toàn có thể lý giải được vì khi người quản lý doanh nghiệp có thời gian quản lý càng lâu, kinh nghiệm quản lý càng nhiều thì có nhiều kinh nghiệm trên thương trường hơn, phần nào thể hiện được khả năng lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp cũng như khả năng ngoại giao tốt hơn, từ đó góp phần làm cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả hơn, khả năng thất bại trong kinh doanh của các doanh nghiệp này vì vậy cũng sẽ thấp hơn, dẫn đến việc ngân hàng sẽ cho vay nhiều hơn so với các doanh nghiệp có người quản lý điều hành ít kinh nghiệm.

b) Số năm quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng: Kết quả thống kê cho thấy thời gian phát sinh quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng có ảnh hưởng đến lượng vốn vay được và có tương quan thuận với ý nghĩa ở mức 10%. Cụ thể khi khi các yếu tố khác không đổi, số năm quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng tăng thêm 1 năm thì số vốn vay doanh nghiệp nhận được từ ngân hàng sẽ tăng lên khoảng 0,3061 tỷ đồng. Kết quả này hoàn toàn có thể lý giải được vì khi mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp càng lâu thì mối quan hệ này càng chặt chẽ, thông tin bất cân xứng sẽ được khắc phục hiệu quả hơn, ngân hàng sẽ hiểu rõ hơn về lịch sử, uy tín trong thanh toán của doanh nghiệp, cũng như hiệu quả kinh doanh qua các năm. Chính vì quan hệ lâu dài nên ngân hàng sẽ cho vay nhiều hơn so với các doanh nghiệp có thời gian quan hệ ngắn.

c) Quy mô của doanh nghiệp: Biến có ý nghĩa ở mức 1% và có tương quan thuận với lượng vốn vay được từ ngân hàng. Mức ý nghĩa của quy mô doanh nghiệp là 1% cho thấy đây là yếu tố có ảnh hưởng cao. Điều này cho thấy các doanh nghiệp có quy mô doanh nghiệp càng lớn thường có tiếng tăm, có uy tín, có rủi ro phá sản thấp nên dễ

nhận được lượng vốn vay nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

d) Tỷ số sinh lời ROE: Biến có ý nghĩa ở mức 1% và có tương quan thuận với lượng vốn vay được từ ngân hàng. Cụ thể khi khi các yếu tố khác không đổi, tỷ số sinh lời ROE tăng thêm 1% thì số vốn vay doanh nghiệp nhận được từ ngân hàng sẽ tăng lên khoảng 4,105 tỷ đồng. Kết quả này hoàn toàn có thể lý giải được một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận cao, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu lớn, cho thấy doanh nghiệp sử dụng đồng vốn hiệu quả mang lại sức sinh lời cao, dẫn đến khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng tốt.

e) Mục đích vay vốn của doanh nghiệp: Là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay doanh nghiệp nhận được từ ngân hàng nhiều hay ít, với mức ý nghĩa 1% và hệ số tương quan dương cho thấy yếu tố này có liên quan tỷ lệ thuận với lượng vốn cho vay của ngân hàng. Cụ thể khi các yếu tố khác không đổi, các doanh nghiệp có mục đích vay vốn để bổ sung vốn lưu động kinh doanh ngắn hạn sẽ nhận được số tiền vay nhiều hơn 3,312 tỷ đồng so với các doanh nghiệp có mục đích vay vốn để đầu tư mua sắm tài sản cố định hay đầu tư xây dựng mới,..

f) Tài sản thế chấp của doanh nghiệp: Là biến có tương quan tỷ lệ thuận với lượng vốn ngân hàng doanh nghiệp nhận được, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Cụ thể khi các yếu tố khác không đổi, các doanh nghiệp có tài sản thế chấp sẽ nhận được số tiền vay nhiều hơn 6,2 tỷ đồng so với các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp. Kết quả này hoàn toàn có thể lý giải, do tài sản thế chấp là yêu cầu cơ bản để xét duyệt cho vay, nó đại diện cho tính pháp lý nhằm ràng buộc người vay có trách nhiệm với món vay của mình, đồng thời ngân hàng cũng dễ dàng xử lý khi phát sinh nợ xấu. Vì vậy, hiện nay hầu hết các khoản vay của doanh nghiệp đều có sự đảm bảo bằng tài sản thế chấp: doanh nghiệp nào có được sự đảm bảo từ nguồn này sẽ được ngân hàng cho vày nhiều hơn. Còn doanh nghiệp nào có giá trị tài sản thế chấp ít hơn hoặc không có, tất yếu sẽ được vay với mức thấp hơn hoặc các ngân hàng sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải thỏa mãn các yêu cầu khác của ngân hàng.

* Các yếu tố như Tuổi doanh nghiệp, Ngành kinh doanh, Học vấn và Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp không có ý nghĩa về mặt thống kê do P-value > α = 0,1.

Riêng biến Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê so với kỳ vọng ban đầu. Về mặt chủ quan, khi tỷ lệ nợ của doanh nghiệp cao dễ dẫn đến mất khả năng

thanh toán và ngân hàng sẽ dễ gặp rủi ro mất vốn khi doanh nghiệp khó khăn. Tuy nhiên, với kết quả xử lý cho ta thấy tỷ lệ nợ không ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do thực tế, một số doanh nghiệp có tổng sợ nợ cao là do doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn và hiệu quả thì họ có nhiều mối quan hệ nên dễ dàng tiếp cận vốn với ngân hàng khác nhau. Mặt khác do cạnh tranh, nên các ngân hàng sẵn sàng đưa ra những chiến lược ưu đãi về chi phí lãi suất thấp để xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp đó. Điều này làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao, giảm thiểu chi phí tài chính. Chính vì vậy, khi xem xét lượng vốn vay cho doanh nghiệp, ngân hàng không xem xét dựa tỷ lệ nợ cao mà chỉ chủ yếu dựa trên các phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua các khảo sát về đặc điểm của các DNNVV, các chỉ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin giao dịch giữa ngân hàng và DNNVV; nghiên cứu sử dụng mô hình probit, tobit để chạy mô hình.

Kết quả phân tích cho thấy (i) các biến kinh nghiệm người quản lý doanh nghiệp, số năm phát sinh quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, suất sinh lời ROE, tỷ lệ đòn cân nợ, mục đích vay vốn và tài sản thế chấp có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng; (ii) các biến kinh nghiệm người quản lý doanh nghiệp, số năm phát sinh quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, quy mô doanh nghiệp, suất sinh lời ROE, muc đích vay vốn và tài sản thế chấp có ảnh hưởng đến lượng vốn vay ngân hàng của các DNNVV.

Từ kết quả phân tích của chương này là một trong những cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp giúp các DNNVV nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng.

Chương 6

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG

TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Qua kết quả phân tích về thực trạng cho vay nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ ở chương 4 cũng như kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn vay của DNNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ ở chương 5; chương này sẽ đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm giúp các DNNVV tiếp cận và khai thác nguồn vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn. Cụ thể được trình bày như sau:

6.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 6.1.1 Tồn tại và nguyên nhân

Qua kết quả phân tích định tính về thực trạng cho vay nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ ở chương 4, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng đối với DNNVV gặp nhiều khó khăn; phần lớn các DNNVV đang trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Đồng thời, qua kết qua phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn vay của DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ ở chương 5; nghiên cứu rút ra một số vấn đề còn tồn tại trong việc tiếp cận tín dụng của DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ như sau:

- Tình hình khủng hoảng kinh tế mấy năm gần đây làm cho giá cả đầu vào tăng cao, có những biến động bất lợi trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận và các suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm). Điều này làm cho các ngân hàng lo ngại về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp;

- Hiện nay, khi các doanh nghiệp đến vay vốn, ngân hàng luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp làm đảm bảo. Đây là một rào cản rất lớn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, vừa mới được thành lập trong điều kiện nguồn vốn ban đầu còn hạn hẹp và giá trị tài sản doanh nghiệp là không lớn;

- Nguồn vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, mức cho vay của các ngân hàng còn thấp, chưa tạo được khả năng tài chính cho DN tổ chức sản xuất, kinh doanh ;

- Ngoài ra, kết quả điều tra còn cho thấy DN vay còn gặp khó khăn khi thời gian cho vay của các tổ chức tín dụng thường ngắn và chủ yếu để bổ sung vốn lưu động kinh doanh, chưa thực sự khuyến khích người vay tổ chức lại sản xuất hoặc mở rộng quy mô sản xuất của mình.

- Cho vay các doanh nghiệp tư nhân được coi là đối tượng năng động và hoạt động kinh tế có hiệu quả, các khoản đi vay được đảm bảo bằng các kết quả hoạt động kinh doanh khả thi và có hiệu quả, bên cạnh tài sản thế chấp. Do đó, khi cho vay đối tượng này, các ngân hàng sẽ có lợi nhuận. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn còn khá lo ngại khi cho vay các doanh nghiệp tư nhân, do chưa tin tưởng vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này, cũng như các báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp (thông tin thiếu minh bạch, thông tin ảo …). Đặc biệt, khi mà hiện nay các hoạt động kiểm toán trong các doanh nghiệp vẫn chưa phổ biến, bởi hoạt động này sẽ làm phát sinh thêm chi phí trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đủ đến việc thực hiện kiểm toán.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 63 - 69)