Kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 40 - 52)

Trong năm 2013, tình hình kinh tế, xã hội thành phố Cần Thơ tiếp tục phát triển và đạt kết quả tốt, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 là 11,6%, tổng giá trị tăng thêm năm 2013 đạt 62.600 tỷ đồng tăng gần 3,50 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng giá trị tăng thêm trên 18.000 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2004 - 2013 đạt 14,5%/năm. Trong đó: khu vực nông nghiệp - thủy sản tăng 2,86%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 17,2% và khu vực dịch vụ tăng bình quân 17,5%.

GDP bình quân đầu người tăng từ 10,3 triệu đồng năm 2004 lên 62,9 triệu đồng năm 2013, tương đương 2.989 USD, tăng trên 6 lần so với năm 2004.

Giá trị công nghiệp năm 2013 đạt gần 87.000 tỷ đồng, tăng 7,50 lần so với năm 2004 (năm 2004 giá trị công nghiệp 11.520 triệu đồng); bình quân giai đoạn 2004- 2013 tăng 17,3%/năm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ năm 2013 đạt gần 62.000 tỷ đồng, tăng 7,40 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ đạt 8.343 tỷ đồng); bình quân giai đoạn 2004 - 2013 tăng 24,8%/năm.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2013 đạt 1,50 tỷ USD tăng 4,70 lần so với năm 2004 (năm 2004 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ đạt 318 triệu USD); bình quân giai đoạn 2004 - 2013 tăng 19,6%/năm.

Thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 đạt gần 11.000 tỷ đồng, vượt 24,5% kế hoạch, tăng gấp 5 lần so với năm 2004 (năm 2004 thu ngân sách trên địa bàn 2.202 tỷ đồng). Thành phố Cần Thơ là địa phương duy nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long điều tiết ngân sách về Trung ương.

Trên địa bàn thành phố có 50 tổ chức tín dụng (so với năm 2004 là 25) với 227 địa điểm có giao dịch, tổng vốn huy động năm 2013 là 37.435.380 triệu đồng; tổng dư nợ cho vay trên địa bàn là 43.745.650 triệu đồng, nợ xấu dưới mức cho phép, tăng trên 20 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng dư nợ cho vay đạt 2.365 tỷ đồng).

Tiếp đón phục vụ 1,25 triệu khách du lịch lưu trú, doanh thu đạt gần 1.000 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với năm 2004 (doanh thu năm 2004 là 189 tỷ đồng). Tổng số lượt khách lưu trú tăng bình quân 13,4%/năm; trong đó, khách quốc tế tăng bình quân 10,9%, khách trong nước tăng bình quân 14%/năm; doanh thu tăng bình quân 20,1%/năm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 đạt 36.124 tỷ đồng, tăng gần 9 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng vốn đầu tư toàn xã hội 4.089 tỷ đồng). Tỷ lệ vốn đầu tư trên tổng GDP bình quân đạt 51,4%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 28,2%. Tổng số dự án đầu tư vào các KCN đến năm 2013 là 208 dự án, tăng 110 dự án so với năm 2004, với tổng vốn đầu tư 1,85 tỷ USD (tăng 1,66 tỷ USD so năm 2004). Tổng số dự án nước ngoài đầu tư vào thành phố năm 2013 là 59 dự án, tổng vốn đăng ký là 885 triệu USD, tăng gần 5,60 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng vốn đăng ký 157 triệu USD).

Kết cấu hạ tầng của thành phố được đầu tư phát triển khá đồng bộ, bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của thành phố, góp phần để thành phố Cần Thơ được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Nhiều công trình quan trọng cấp vùng đã được đầu tư như công trình cầu Cần Thơ, Cảng Cái Cui, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, nhiều tuyến giao thông được đầu tư mới, nâng cấp mở rộng và đưa vào sử dụng như tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn, Quốc lộ 91B, Quốc lộ 61B, đường Võ Văn Kiệt, đường Nguyễn Văn Cừ. Nhiều công trình, dự án phát triển kinh tế quan trọng được đầu tư, đưa vào sử dụng như tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Ô Môn, hệ thống các siêu thị được đầu tư hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu không chỉ cho thành phố Cần Thơ mà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Metro Cash&Carry, Co- opmart, Vinatex, Maximart, Big C, Nguyễn Kim. Bộ mặt đô thị thành phố từng bước được cải tạo, nâng cấp.

Đánh giá tình hình kinh tế, xã hội thành phố tiếp tục phát triển trong điều kiện khó khăn chung của cả nước. Sản xuất công nghiệp được duy trì sự tăng trưởng, thương mại - dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá, chỉ số giá cả luôn thấp hơn bình quân của cả nước, sản xuất nông nghiệp từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Thực hiện tốt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; sắp xếp, cắt giảm, điều chỉnh đầu tư công, tiết kiệm chi thường xuyên; tăng cường quản lý, sử dụng giải ngân nhanh các nguồn vốn đầu tư, thực hành tiết kiệm. Công tác thu ngân sách đạt kết quả cao. Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển được triển khai mạnh mẽ, đa dạng, giảm dần tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng đầu tư của các thành phần kinh tế. Công tác đầu tư phát triển đô thị từng bước được nâng lên, xây dựng nông thôn mới được tập trung triển khai bằng các hoạt động cụ thể.

4.1.3 Định hướng phát triển đến năm 2020 4

4.1.3.1 Mục tiêu phát triển

Xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành thành phố văn minh, hiện đại, mang đặc trưng sông nước, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020; là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, thể thao của Vùng đồng bằng sông Cửu Long; là đầu mối quan trọng về

giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng và cả nước; đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

4.1.3.2 Các chỉ tiêu về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020; GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 6.480 USD; kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 2.640 USD.

Vốn đầu tư khoảng 493.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2016 - 2020.

4.1.3.3 Các giải pháp thực hiện5

a) Giải pháp huy động vốn đầu tư

Dự báo nhu cầu vốn đầu tư là 493 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 33 - 38% nhu cầu vốn đầu tư, vốn tự có doanh nghiệp nhà nước đáp ứng được khoảng 0,80 - 1%, vốn tín dụng nhà nước đáp ứng được 1,50 - 1,70%, vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài Nhà nước và dân cư đáp ứng 56 - 58%, vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA, NGO) đáp ứng khoảng 3 - 7% nhu cầu vốn đầu tư.

Để thu hút lượng lớn vốn đầu tư như vậy, thành phố phải tập trung thực hiện các giải pháp: đề xuất, kiến nghị Trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện, trường đại học, các công trình kết cấu hạ tầng quy mô lớn... trên địa bàn thành phố; nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư từ ngân sách Nhà nước; cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, NGO; công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất. Tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu; tăng cường huy động vốn đầu tư từ các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, PPP; Đẩy mạnh thu hút vốn thông qua phát hành Trái phiếu công trình; thuế nhà đất; hình thành, mở rộng các quỹ phát triển đô thị, quỹ phát triển hạ tầng đô thị, quỹ phát triển nhà ở đô thị...

b) Giải pháp về cơ chế chính sách

Đề xuất Trung ương cho phép thành phố có các cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính, ngân sách, phát triển nông nghiệp công nghệ cao như: ban hành cơ chế tài 5Nguồn: Thông cáo Báo chí Thành tựu 10 năm phát triển kinh tế - xã hội (2004 - 2013) ngày 24 tháng 12 năm

chính, ngân sách ưu đãi cho các địa phương có nguồn thu cao (trong đó có thành phố Cần Thơ) và đô thị trung tâm vùng; hỗ trợ vốn đối ứng trong nước cho các dự án ODA; bổ sung có mục tiêu cho thành phố kinh phí giải phóng mặt bằng đối với các dự án đặc biệt của Nhà nước trên địa bàn thành phố phục vụ cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ về kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng, nhân lực, công nghệ và cơ chế, chính sách ưu đãi để hình thành mạng lưới khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao, tạo bước đột phá, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của thành phố và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ các doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng, đào tạo nhân lực, ứng dụng công nghệ mới, bảo vệ môi trường.

c) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Tiếp tục tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo và sức khoẻ cho người lao động. Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp. Sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý Nhà nước, thực hiện tốt công tác quy hoạch, tiêu chuẩn hóa, luân chuyển cán bộ... Chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình độ cho sản xuất kinh doanh. Có chính sách đào tạo nghề cho lao động chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.

d) Giải pháp về khoa học, công nghệ

Xây dựng và triển khai các chính sách tạo lập và phát triển thị trường khoa học công nghệ; nghiên cứu huy động các nguồn vốn nhằm tăng chi ngân sách cho khoa học công nghệ trong giai đoạn đột phá 2011 - 2020 làm tiền đề cho phát triển đến năm 2030; nâng cấp lực lượng khu vực công về các mặt về quản lý khoa học công nghệ, kiến thức chuyên ngành, đạo đức tác phong làm việc; thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ thuộc khu vực công (trực thuộc Viện, Trường) và khu vực tư nhằm sớm tạo lập thị trường khoa học công nghệ.

e) Hợp tác với các bộ, ngành và địa phương trong và ngoài vùng

Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế phối hợp liên kết, hợp tác giữa thành phố với các Bộ, ngành và các địa phương theo hướng rõ lĩnh vực, rõ việc, tạo điều kiện mở rộng thị trường, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Hợp tác, liên kết phát triển giữa Cần Thơ và các địa phương trong vùng trên cơ sở vừa kinh

doanh, vừa hỗ trợ hợp tác; kết hợp hài hoà lợi ích của mỗi địa phương với lợi ích chung của vùng; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

4.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội của vùng ĐBSCL, đây là nơi có nhiều tiềm năng rất lớn về công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, thương mại và dịch vụ. Cùng với sự chỉ đạo tích cực của Ủy ban nhân dân thành phố trong việc cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nhằm góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững. Do đó, số lượng DNNVV của thành phố Cần Thơ ngày càng tăng cao và góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, thực hiện các chính sách xã hội của thành phố Cần Thơ.

Đồng thời, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo lập môi trường kinh doanh phù hợp và thông thoáng nên đã khơi dậy và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tinh thần lập nghiệp trong các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy hình thành một thế hệ doanh nhân trẻ đầy tiềm năng, khuyến khích sang tạo và tự chủ trong kinh doanh, làm cho cộng đồng doanh nghiệp tự tin hơn trong đầu tư và kinh doanh, tăng thêm sự tin tưởng của nhân dân vào đường lối và chính sách mới của Đảng và Nhà nước.

a) Về số lượng doanh nghiệp:

Số lượng DNVVN đang hoạt động tại thành phố Cần Thơ từ năm 2009 - 2013 được thể hiện ở bảng 4.1:

Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Năm Tổng số doanh nghiệp Số DNVVN Số lượng Tỷ lệ (%) 2009 3.437 3.299 95,98 2010 3.567 3.441 96,47 2011 4.506 4.350 96,54 2012 4.020 3.905 97,14 2013 4.145 4.068 98,14

Qua bảng số liệu cho thấy: Từ năm 2009 đến năm 2013, số lượng doanh nghiệp không ngừng gia tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2011 số lượng DNNVV tăng lên rất nhiều tăng 27,53% so với năm 2010, từ đó làm cho năm 2012 số lượng DNVVN giảm so với năm 2011 nhưng xét về tổng thể của cả giai đoạn 2009 đến năm 2013 số lượng DNNVV trên địa bàn thành phố phát triển khá ổn định, nguyên nhân của sự gia tăng độ biến và sụt giảm về số lượng doanh nghiệp có thể nhìn nhận như sau: Sự gia tăng nhanh chóng số lượng DNVVN, nhất là loại hình DNTN và Công ty TNHH là do các quy định về đăng ký kinh doanh đã được cải thiện hơn so với thời kỳ trước, điển hình là thời gian đăng ký kinh doanh đã rút ngắn còn 5 ngày làm việc 6 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường và cũng gắn với thực tế là có nhiều chủ kinh doanh đã đứng ra thành lập doanh nghiệp để chủ động kinh doanh. Một số khác tách ra từ các doanh nghiệp đã hình thành và hoạt động ổn định dưới hình thức tách doanh nghiệp hoặc chủ kinh doanh rút vốn từ doanh nghiệp đang hoạt động để thành lập doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 tình hình kinh tế của Việt Nam bước vào giai đoạn khó khăn, Chính phủ thắt chặt chi tiêu nên ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp7 dẫn đến có nhiều doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản rút khỏi thị trường.

b) Về loại hình doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra sơ bộ của Cục Thống kê thành phố Cần Thơ cho thấy số lượng DNVVN ở thành phố Cần Thơ tăng qua các năm. Mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vẫn còn tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta nhưng các doanh nghiệp vẫn gửi hồ sơ đăng ký thành lập mới và tăng nhanh vào các năm 2010 và 2011. Theo kết quả thống kê thì trong các loại hình doanh nghiệp thì loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số so với các loại hình doanh nghiệp còn lại. Tốc độ tăng về số lượng của loại hình Công ty TNHH cao hơn so với các loại hình khác, trong khi đó loại hình Công ty cổ phần tăng thấp hơn. Số lượng DNNVV theo loại hình doanh nghiệp được thể hiện trong Bảng 4.2:

Bảng 4.2: Loại hình doanh nghiệp của DNVVN

Đơn vị tính: doanh nghiệp

TT Loại hình DN Năm

6 Nguồn: Quy định tại quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp 7Nguồn: Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Chính phủ

2009 2010 2011 2012 2013

1 DNTN 1.276 1.219 1.229 1.102 1.203

2 Công ty TNHH 1.731 1.826 2.530 2.320 2.369

3 Công ty CP 371 396 553 483 496

Tổng cộng 3.299 3.441 4.350 3.905 4.068

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013, Cục Thống kê thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w