Đánh giá chung về tình hình tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 56 - 58)

DNNVV

Phần lớn các DNNVV Cần Thơ đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng đối với hệ thống doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn về lãi suất, thủ tục vay phức tạp, mất nhiều thời gian, không có đủ tài sản để thế chấp. Về lãi suất, trong giai đoạn 2011 - 2013 đã được điều hành theo hướng giảm dần nhằm phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và biến động của lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể lãi suất năm 2011 và năm 2012 dao động từ 20% giảm còn 16%, năm 2013 lãi suất giảm còn 12%, tuy nhiên theo khảo sát thì mức lãi suất mà đa số doanh nghiệp mong muốn là khoảng dưới 10%/năm.

Mặc dù có nhiều nguồn cung ứng vốn nhưng cho đến thời điểm nghiên cứu này thực hiện, NHTM vẫn là kênh cung ứng nguồn vốn chủ yếu cho hệ thống doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng của thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, do hạn chế trong công tác huy động và đặc biệt là trong giai đoạn vừa qua suy giảm kinh tế cộng với chính sách thắt chặt tiền tệ trong điều tiết vĩ mô của Chính phủ nên nguồn vốn mà hệ thống NHTM cung ứng sụt giảm, khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của hệ thống DNNVV không được giải quyết. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng là các DNNVV không thu hút tín dụng của hệ thống NHTM xuất phát từ yếu tố quy mô nhỏ, tài sản đảm bảo thiếu tính pháp lý, rủi ro kinh doanh tiềm ẩn…

Để khắc phục vấn đề này, Chính phủ cần nhanh chóng cần khơi thông dòng vốn từ hệ thống ngân hàng, thực thi triển khai kịp thời các nguồn vốn từ các chương trình ưu đãi nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Nhìn chung, hiện nay các DNNVV đang trong tình trạng thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Quy mô của các doanh nghiệp hầu hết là nhỏ, một số ít có quy mô vừa, số có quy mô lớn rất ít. Lượng vốn tự có của các doanh nghiệp chỉ đáp ứng từ 20% đến 30% yêu cầu. Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân vay vốn ngân hàng ngày càng tăng, nhưng nhìn chung việc tiếp cận vốn từ khu vực ngân hàng thương mại vẫn còn không ít khó khăn. Việc các DNNVV tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn do không có tài sản thế chấp, thủ tục phức tạp, lãi suất cao,… Và thực tế cho thấy, các DNNVV được vay vốn ngân hàng chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, không đáp ứng được cho các nhu cầu đầu tư lớn và dài hạn. Như vậy, nhìn chung khả năng tiếp cận vốn từ ngân hàng của các DNNVV vẫn còn nhiều hạn chế.

Chương 5

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Như đã trình bày ở các chương trước, hiện nay DNNVV ngày càng chiếm vị thế quan trọng, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu về vốn của đối tượng này từ phía hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì thế trong chương này, đề tài muốn tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay cũng như quy mô lượng vốn vay của các DNNVV từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 56 - 58)