của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Đề tài được sử dụng mô hình Probit để xác định mức độ ý nghĩa của từng yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ bằng phần mềm Stata. Kết quả ước lượng mô hình Probit được trình bày cụ thể trong Bảng 5.3.
Bảng 5.3: Kết quả ước lượng mô hình Probit STT Biến độc lập Hệ số (β) P > |z| 1 tuoidn -0,1307 0.291 2 nganhkd 0,4657 0.433 3 hocvan 0,0258 0,971 4 kinhnghiem 0,4903 0,010** 5 sonamqhnv 0,2674 0,058* 6 quymo -0,6272 0,407 7 roe 7,8957 0,000*** 8 tyleno -4,2985 0,018** 9 mucdichvay 1,9549 0,036** 10 tstc 4,5386 0.000*** 11 _cons -4,0358 0,041** 12 Số quan sát 206 13 Log-likelihood -17,5690 14 χ2 173,23 15 Pr > χ2 0,0000
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập bằng Stata
*, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Đánh giá sự phù hợp của mô hình: Mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Pr(χ2 >173,23) = 0,000), chứng tỏ các biến độc lập trong mô hình có ảnh hưởng đến xác suất khả năng vay vốn từ ngân hàng của các DNNVV.
Theo kết quả khảo sát, trong 206 DNNVV có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng thì có 79,61% các DNNVV được Ngân hàng chấp nhận cho vay; còn lại khoảng 20,39% DNNVV không nhận được vốn vay từ ngân hàng.
Qua kết quả phân tích hồi quy, các yếu tố được xem xét ở bảng 5.3 có sự ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV được giải thích như sau:
a) Kinh nghiệm: hệ số của biến số có ý nghĩa thống kê 5% (p-value = 0,010 < α = 0,05). Vậy biến kinh nghiệm có ảnh hưởng đến xác suất vay được vốn của DNNVV. Biến kinh nghiệm có hệ số tương quan dương nên có quan hệ tỷ lệ thuận với xác suất vay được vốn. Điều này có nghĩa là người quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm quản lý càng lâu năm thì khả năng được ngân hàng đồng ý vay vốn sẽ càng cao. Do vậy, họ được ưu tiên hơn khi cho vay so với các doanh nghiệp có người quản lý ít kinh nghiệm.
b) Số năm phát sinh quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng: theo kết quả nghiên cứu, biến này có ý nghĩa ở mức 10% (p-value = 0,058 < α = 0,10). Vậy biến này có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV. Biến thời gian quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng có hệ số tương quan dương nên có quan hệ tỷ lệ thuận với xác suất vay được vốn. Điều này có nghĩa là DNNVV có thời gian quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng càng lâu thì xác suất được các khả năng được ngân hàng đồng ý vay vốn càng cao. Chính vì vậy, các DNNVV này sẽ dễ dàng được ưu tiên hơn so với các DNNVV có thời gian quan hệ ngắn.
c) Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE: hệ số của biến số có ý nghĩa thống kê 1% (p-value = 0.000 < α = 0,01). Vậy biến này có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV. Biến ROE có hệ số tương quan dương nên có quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng vay vốn của DNNVV. Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp nào có suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE càng cao thì xác suất nhận được sự đồng ý vay vốn của ngân hàng càng lớn.
d) Tỷ số nợ của doanh nghiệp: hệ số của biến số có ý nghĩa thống kê 5% (p-value = 0,018 < α = 0,05). Vậy biến này có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV. Biến tỷ số nợ của doanh nghiệp có hệ số tương quan âm nên có quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng vay vốn của DNNVV. Điều này có nghĩa là, khi doanh nghiệp có tỷ lệ nợ càng cao thì xác suất nhận được sự đồng ý vay vay của ngân hàng càng thấp.
e) Mục đích vay vốn: hệ số của biến số có ý nghĩa thống kê 5% (p-value = 0.036 < α = 0,05). Vậy biến này có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV. Biến này có hệ số tương quan dương nên có quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp nào có mục đích vay vốn ban đầu là bổ sung vốn lưu động kinh doanh thì xác suất nhận được sự đồng ý vay vốn của
ngân hàng là cao. Bởi các doanh nghiệp đi vay bổ sung vốn lưu động được ngân hàng đánh giá cao về uy tín do số tiền doanh nghiệp vay không quá lớn và được hoàn trả trong ngắn hạn, phù hợp với quy mô doanh nghiệp và đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi kết thúc chu kỳ kinh doanh.
f) Tài sản thế chấp: hệ số của biến số có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (p-value = 0.000 < α = 0,01). Vậy biến này có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV. Biến này có hệ số tương quan dương nên có quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV. Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp vay vốn nào có tài sản thế chấp thì xác suất nhận được sự đồng ý vay vốn của ngân hàng càng cao. Điều này là phù hợp với thực tế. Hiện nay, hầu hết các khoản vay của doanh nghiệp đều có sự đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Khi các ngân hàng đánh giá cao tầm quan trọng của giá trị tài sản thế chấp thì doanh nghiệp nào có được sự đảm bảo về nguồn này sẽ được ngân hàng cho vay nhiều hơn. Bởi đó là nguồn để hạn chế khả năng mất vốn của ngân hàng khi doanh nghiệp gặp rủi ro vỡ nợ.
* Các yếu tố như Tuổi doanh nghiệp, Ngành kinh doanh, Học vấn của chủ doanh nghiệp và Quy mô không có ý nghĩa về mặt thống kê do P-value > α = 0,1.
Tóm lại, kết quả mô hình hồi quy hàm probit cho thấy có 06 trong 10 yếu tố đưa vào mô hình phân tích có ảnh hưởng (có ý nghĩa về mặt thống kê) đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV đó là: Kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp; Thời gian phát sinh quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng; Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷ số nợ của doanh nghiệp; Mục đích vay vốn của doanh nghiệp và Tài sản thế chấp. Ta có thể kết luận rằng, sự biến động của 06 yếu tố nêu trên ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV. Các biến Tuổi doanh nghiệp, Ngành kinh doanh của doanh nghiệp, Học vấn của doanh nghiệp, Quy mô của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn từ ngân hàng của DNNVV trong mô hình. Điều đó cho thấy rằng, các nhân tố này không được các ngân hàng quan tâm nhiều trong việc quyết định cấp vốn cho các doanh nghiệp. Bởi các yếu tố này không phản ánh chính xác về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp